Lương tối thiểu vùng 2016: “Chốt” đề xuất tăng 12,4%

Mức chốt được đưa ra tại cuộc họp hôm nay 3-9 có được sự đồng ý của 14/15 thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia  bỏ phiếu cho mức đề xuất này để trình Chính phủ. Ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch hội đồng, cho biết đây là lần đầu tiên trong 3 năm, hội đồng có mức đồng thuận cao như vậy.

Cũng như 2 phiên họp trước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam không t́ìm được tiếng nói chung khi đề xuất tăng lương tối thiểu vùng do Tổng LĐLĐ VN đề ra là 16,8 % và VCCI là 10%.

Cuộc họp hôm nay là phiên thứ 3, và thương lượng mức đề xuất của Tổng Liên đoàn và VCCI tiếp tục thất bại do mức chênh quá lớn. Như vậy sự thương lượng giữa đại diện cho người lao động và đại diện cho người sử dụng lao động đã thất bại. Và Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia đã phải dùng quyền quyết định của chủ tịch để quyết chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 để trình Chính phủ.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội (LĐ-TB-XH) Phạm Minh Huân cho biết: “Sau khi bàn bạc 2 bên, đưa ra nhiều phương án khác nhau, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu để thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%”.

Cụ thể, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 của Hội đồng tiền lương Quốc gia trình Chính phủ theo các vùng là:

Vùng I: 3.500.000 đồng, tăng 400.000 đồng so với năm 2015

Vùng II: 3.100.000 đồng, tăng 350.000 đồng so với năm 2015

Vùng III: 2.700.0000 đồng, tăng 300.000 đồng so với năm 2015

Vùng IV: 2.400.000 đồng, tăng 250.000 đồng so với năm 2015

Mức tăng này là sự thỏa thuận giữa 2 bên Tổng LĐLĐ Việt Nam và VCCI, trên cơ sở sự tác động của Bộ LĐ-TB-XH. Điều này cũng chứng tỏ nỗ lực lớn của 2 bên khi cùng đi tới “tiếng nói” chung giúp doanh nghiệp phát triển và đảm bảo đời sống người lao động.

Trước đó, năm 2015, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 lên 14,3%. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2015 đang áp dụng ở 4 vùng là hiện nay là: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2014 từ 250.000-400.000 đồng/vùng.

Trao đổi với báo chí, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết chưa thoải mái và hài lòng với kết quả này, tuy nhiên cũng tạm hài lòng với mức tăng năm nay đã đạt được bằng mức tăng của năm 2015 là từ 250.000-400.000 đồng từ vùng 1 đến vùng 4.
“Chúng tôi nghĩ người lao động cũng sẽ tạm chấp nhận” – ông Chính nói.
Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, đánh giá không hài lòng với kết quả bỏ phiếu bởi doanh nghiệp (DN) sẽ khó khăn, nhất là việc đóng BHXH.
“Chúng tôi sẽ có đề nghị cơ quan thẩm quyền giãn lộ trình đóng BHXH theo Luật BHXH, nếu không DN sẽ rất khó khăn” – ông Phòng nói.
Ông Phạm Minh Huân cho rằng mong muốn của Tổng Liên đoàn là nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, phía VCCI thì cho rằng DN khó khăn. Vì vậy mức chênh của 2 bên không gặp nhau. Trong khi đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng 16,8%, tương đương với số tiền tăng từ 350.000 – 550.000 đồng/mức thì phía VCCI chỉ đề nghị tăng 10%.
“Vì vậy mức tăng 12,4% là hài hoà cả hai bên trong bối cảnh hiện nay”- ông Huân nói.

(Theo Người Lao động)

Sáng 3-9, tại Hà Nội, tại phiên họp thứ 3, cũng là phiên họp cuối cùng, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu và thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%, tương đương 250.000-400.000 đồng cho 4 vùng. Cuộc họp kéo dài hơn 4 giờ đồng hồ và kết thúc lúc 12 giờ 30 phút trưa cùng ngày.Mức chốt được đưa ra tại cuộc họp hôm nay 3-9 có được sự đồng ý của 14/15 thành viên Hội đồng tiền lương quốc gia bỏ phiếu cho mức đề xuất này để trình Chính phủ. Ông Phạm Minh Huân, Chủ tịch hội đồng, cho biết đây là lần đầu tiên trong 3 năm, hội đồng có mức đồng thuận cao như vậy.Cũng như 2 phiên họp trước, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam không t́ìm được tiếng nói chung khi đề xuất tăng lương tối thiểu vùng do Tổng LĐLĐ VN đề ra là 16,8 % và VCCI là 10%.Cuộc họp hôm nay là phiên thứ 3, và thương lượng mức đề xuất của Tổng Liên đoàn và VCCI tiếp tục thất bại do mức chênh quá lớn. Như vậy sự thương lượng giữa đại diện cho người lao động và đại diện cho người sử dụng lao động đã thất bại. Và Chủ tịch Hội đồng tiền lương quốc gia đã phải dùng quyền quyết định của chủ tịch để quyết chốt mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 để trình Chính phủ.Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng tiền lương Quốc gia, Thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xă hội (LĐ-TB-XH) Phạm Minh Huân cho biết: “Sau khi bàn bạc 2 bên, đưa ra nhiều phương án khác nhau, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã bỏ phiếu để thống nhất mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 là 12,4%”.Cụ thể, mức đề xuất tăng lương tối thiểu vùng năm 2016 của Hội đồng tiền lương Quốc gia trình Chính phủ theo các vùng là:Vùng I: 3.500.000 đồng, tăng 400.000 đồng so với năm 2015Vùng II: 3.100.000 đồng, tăng 350.000 đồng so với năm 2015Vùng III: 2.700.0000 đồng, tăng 300.000 đồng so với năm 2015Vùng IV: 2.400.000 đồng, tăng 250.000 đồng so với năm 2015Mức tăng này là sự thỏa thuận giữa 2 bên Tổng LĐLĐ Việt Nam và VCCI, trên cơ sở sự tác động của Bộ LĐ-TB-XH. Điều này cũng chứng tỏ nỗ lực lớn của 2 bên khi cùng đi tới “tiếng nói” chung giúp doanh nghiệp phát triển và đảm bảo đời sống người lao động.Trước đó, năm 2015, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2015 lên 14,3%. Cụ thể, mức lương tối thiểu vùng năm 2015 đang áp dụng ở 4 vùng là hiện nay là: Vùng I: 3.100.000 đồng/tháng; vùng II: 2.750.000 đồng/tháng; vùng III: 2.400.000 đồng/tháng; vùng IV: 2.150.000 đồng/tháng. Mức lương này cao hơn mức lương tối thiểu vùng năm 2014 từ 250.000-400.000 đồng/vùng.Trao đổi với báo chí, ông Mai Đức Chính, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, cho biết chưa thoải mái và hài lòng với kết quả này, tuy nhiên cũng tạm hài lòng với mức tăng năm nay đã đạt được bằng mức tăng của năm 2015 là từ 250.000-400.000 đồng từ vùng 1 đến vùng 4.“Chúng tôi nghĩ người lao động cũng sẽ tạm chấp nhận” – ông Chính nói.Ông Hoàng Quang Phòng, Phó Chủ tịch VCCI, đánh giá không hài lòng với kết quả bỏ phiếu bởi doanh nghiệp (DN) sẽ khó khăn, nhất là việc đóng BHXH.“Chúng tôi sẽ có đề nghị cơ quan thẩm quyền giãn lộ trình đóng BHXH theo Luật BHXH, nếu không DN sẽ rất khó khăn” – ông Phòng nói.Ông Phạm Minh Huân cho rằng mong muốn của Tổng Liên đoàn là nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu của người lao động. Tuy nhiên, phía VCCI thì cho rằng DN khó khăn. Vì vậy mức chênh của 2 bên không gặp nhau. Trong khi đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất mức tăng 16,8%, tương đương với số tiền tăng từ 350.000 – 550.000 đồng/mức thì phía VCCI chỉ đề nghị tăng 10%.“Vì vậy mức tăng 12,4% là hài hoà cả hai bên trong bối cảnh hiện nay”- ông Huân nói.