Những điệu múa say đắm lòng người

Sơn La – thủ phủ trước đây của Khu tự trị Tây Bắc – một miềnquê được mệnh danh là xứ sở Hoa Ban nổi tiếng với những làn điệu dân ca say đắmlòng người, và đặc biệt là những điệu múa vừa dịu dàng tha thiết, vừa rộn ràng,sôi nổi…

Đến với Sơn La cảm nhận và gần gũi với những điệu múa dân gian cổtruyền… chúng ta như được hoà mình vào cuộc sống gắn bó với thiên nhiên củacộng đồng các dân tộc nơi đây.

Ngược đường số 6, chúng tôi đến thảo nguyên Mộc Châu  – nơi có haidân tộc H’Mông và Dao cư trú khá tập trung. Nếu đúng dịp mùa xuân,ta sẽ ngỡ ngàng giữa màu hồng của rừng đào xen lẫn trong bạt ngàn màu trắng củahoa mận, nổi bật trên đồng cỏ xanh và những đồi chè phủ đầy búp non. Có lẽ cảnhđẹp thiên nhiên ấy đã là nguồn cảm hứng của người H’Mông để mùa xuânlà mùa của lễ hội, là mùa giao duyên qua tiếng kèn lá của các cô gái, mùa “nhảykhèn” của các chàng trai.

Chỉ với một chiếc lá cây giản dị vậy mà các cô gái H’Mông đãthổi hồn vào đó, làm cho nó cất tiếng tâm tình: Ở trên cành là lá – đặt lênmôi em thành lời/ Lời tâm tình dịu êm, từ trong con tim em vấn vương/ Gọi mùaxuân sang từ lung linh sắc hương/ Gọi tình yêu về từ lòng em… Say mê!

Và trong tiếng gọi của tình yêu như thế, các chàng trai cất lên tiếngkhèn rập rìu, dồn dập… kèm theo những động tác múa thể hiện tài năng, sự khéoléo và cả sức dẻo dai: vừa thổi khèn liên tục, vừa quay tít nhiều vòng hoặcnhảy nhanh với những động tác chân phức tạp, có lúc lại lăn tròn dưới đất màđiệu khèn vẫn không dứt tiếng… Các nghệ nhân kể rằng: trước đây, trai tráng H’Môngcòn thi tài quay trên lá chuối mà lá chuối không rách, quay trên đầu ba chiếccọc gỗ nhỏ mà không ngã, thậm chí còn ly kỳ hơn: quay trên miếng ván bắc quachảo nước nóng… Điểm độc đáo có một không hai của “nhảy khèn” là các động tácmúa đều mang tính ngẫu hứng rất cao với sự sáng tạo phong phú đến bất ngờ củatừng cá thể.

Ngày xưa các cô gái H‘Mông không có múa, nhưng ngày nay, từgiao thoa văn hoá và sức cuốn của phong trào các cô gái cũng múa chẳng kém contrai; phổ biến nhất là điệu múa ô nổi tiếng: những chiếc ô màu sắc rực rỡ cứxoay tròn, lên cao, xuống thấp, quấn quýt ôm lấy thân hình con gái tạo nên vẻđẹp uyển chuyển và sinh động. Người phụ nữ H’Mông nổi tiếng về đứctính kiên trì nhẫn nại qua việc biến vỏ cây Lanh thành sợi tơ mềm mại để tạonên những bộ trang phục lộng lẫy; và diều đó đã biến thành những động tác tướcLanh, quận sợi thật duyên dáng, mềm mại trong các điệu múa của họ.

Tạm biệt dân tộc H’Mông, đến với đồng bào Dao (ở Mộc Châu, đông nhất lànhánh Dao Tiền). Những lễ hội lớn nhỏ của dân tộc Dao gắn liền với cuộc sốngtrong suốt cả năm và luôn thấm đẫm văn hoá tâm linh về cội nguồn, về nhân sinh.Tiêu biểu nhất là Lễ cúng Bàn Vương (ông tổ của người Dao), Tết nhảy, Lễ”Lập tịnh”, Lễ ”Quá tang” (qua đèn)… Trong đó, hình ảnh Ngọn đènlà biểu tượng tập trung, và cơn người luôn luôn là chủ thể, hoàn toàn khôngmang sắc mầu mê tín, dị đoan.

Đâu phải là cúng – cầu – khấn – vái; ”Ngọn đèn” là nhân ảnh của ”Lửathiêng”: Là sức mạnh như cây rừng, đá núi/ Là tình yêu tha thiết của tình đời/Là trí tuệ hanh thông cùng năm tháng/ Được thắp lên trong mỗi con người.

Trong hầu hết những lễ hội ấy, các hình thức nhảy múa khác nhau đã đượcsử đụng, nhưng phổ biến nhất là điệu múa Chuông. Những chiếc chuông đượclắc mạnh tạo thành nhịp đều đặn, những sợi tua mầu được tung lên, hạ xuống,lượn tròn thật nhịp nhàng, sinh động và đẹp mắt. Xem múa Chuông, ta có cảm giácnhư những chùm tua mầu tung tăng, nhảy nhót giữa không gian cùng tiếng chuôngthôi thúc… như lòng người háo hức, hân hoan. Xem múa Chuông, người am hiểunghệ thuật cũng phải thán phục vì người Dao Tiền đã tạo nên tiết tấu múa bằngnhịp 5/4 và nhịp 7/4 – đó là loại nhịp ”phức” của âm nhạc hiện đại. Độc đáohơn, từng loại nhịp (5/4 hoặc 7/4) lại không kéo dài mà thường đan cài với nhauthành từng cụm: cứ hai nhịp 5/4 lại đến một nhịp 7/4 và thỉnh thoảng lại xenvào một số nhịp 4/4 mở đầu cho các đoạn múa lớn. Tạm biệt Mộc Châu, sẽ còn nhớmãi vùng Thảo nguyên tươi đẹp, nhớ mãi những điệu múa Khèn, múa Ô, múa Chuôngđộc đáo và hấp dẫn… Tiếp tục lên đường, sau khi vượt qua vô vàn khúc quanhcủa đèo dốc chúng ta sẽ đến Yên Châu- một địa danh đã trở nên quen thuộc với cảnước qua bài hát ”Ngưu Châu Yên em bắn máy bay” từ thời chống Mỹ cứunước. Đứng trên sườn núi, ta đã nghe rộn ràng tiếng trống, tiếng cồng từ xavọng tới, đó là âm điệu của Xoè vòng.

Xoè vòng là hình thức múa cộng đồng của dân tộc Thái nhưng người Yên Châu yêuthích và sử dụng điệu Xoè này thường xuyên nhất trong đời sống văn hoá tinhthần, đặc biệt trong giao tiếp và thể hiện niềm vui: Một ngày dân đón khách- Một ngày mùa bội thu- Một lễ mừng nhà mới- Một lễ đón dâu- Mộtniềm vui giản dị của lỗi gia đình…

Yên Châu còn là xứ sở của rượu cần, uống đến đâu lâng lâng đến đấy, thứrượu có vị đăng đắng như bia chứ không ngọt lịm như rượn cần của Hoà Bình. YênChâu có những nghệ nhân làm khèn, làm ”pí’ và làm cồng rất giỏi. Thời chốngMỹ, vì thiếu đồng, có nghệ nhân còn gò được Cồng từ vở thùng xăng mà âm thanhvẫn vang, vẫn đẹp. Có lẽ vì thế, mà vòng Xoè ở Yên Châu bao giờ cũng đầy đủ”lệ bộ” hơn những bản mường khác. Mọi người cầm tay nhau bước đi theo nhịptrống, nhịp cồng hoà cùng âm thanh của điệu khèn rộn rã… Chính giữa vòng Xoèlà một chum rượu cần lớn với những ống hút toả rộng như những cành hơi, mời gọingười đến vít cần, chuốc rượu… Không phải ngẫu nhiên mà khung cảnh ấy, tìnhnghĩa ấy đã luôn luôn là khúc mở đầu đầy ấn tượng của những mối tình đằm thắm: Menrượu cần lan toả… Thoáng nghe hồn bay bay/Cho em hồng đôi má… Cho tình anhngất ngây/ Nhịp trống chiêng rộn rã… Vòng xòe lướt phiêu diêu/ Để khăn”Lêu”… cũng nghiêng vào trong gió/ Nhắn cùng anh là thương… Ngỏcùng em lời yêu (Lời của một ca khúc)

Mang trong lòng ấn tượng về vòng Xoè và âm thanh của trống cồng… chỉcần đi một đoạn đường ngắn là chúng ta có thể đến với tiếng ”Cống tốp”- mộtloại trống độc đáo của đồng bào Kh’Mú.

Khác với chiếc trống lớn được đánh bằng dùi trong những lễ hội lớn:Tiếng ”cống tốp”- (một loại trống nhỡ, vỗ bằng tay vào hai mặt trống) làtiếng trống đầm ấm của trai gái tộc người Kh’ Mú. Bất cứ ở đâu, dù trong đêmtrăng sáng hay bên ánh lửa hồng, tiếng trống cứ vang lên là con trai, con gáicùng háo hức bước chân, rạo rực nỗi lòng. Bởi trong tiếng trống đặc biệt ấy, họtìm được bạn tình qua vũ điệu ”nộc Dung” (chim Công); Một vũ điệu đượccấu tạo qua con mắt thẩm mỹ rất độc đáo của người Kh’ Mú từ ngàn xưa truyềntại: Trong vũ điệu, người Kh’ Mú không miêu tả vẻ đẹp lộng lẫy bên ngoài củachim Công mà họ tái hiện những cử chỉ của chúng thành những động tác múa sôinổi, quyến rũ, lôi cuốn và gợi cảm … Để vũ điệu trở thành mê say trong sựgiao duyên đầy ý nhị của đầu, của vai, của mông, trong những bước chân nhịpnhàng, lẫn và ánh trăng, hoà vào bóng núi, giữa bản mường quê hương.

Điệu múa ”AU EO” của người Kh’ Mú đã làm nên thành công của nhiều đơnvị, từ đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp đến các đội văn nghệ quần chúng bởi vẻ đẹpmộc mạc và sức lôi cuốn đến lạ kỳ của nó.

Ngược lên phía Bắc, chúng ta đến vùng cư trú khá tập trung của ngườiThái: Mai Sự – Mường La – Thuận Châu và Quỳnh Nhai. Ngay tại thị xã SơnLa, chúng ta đã có dịp thưởng thức rất nhiều điệu múa dân gian của dân tộc Tháido các đội văn nghệ của các bản thực hiện. Sau khi xem các đội văn nghệ của bảnbiểu diễn, nhiều vị lãnh đạo từ Hà Nội lên thăm Sơn La đã không tin được rằng:những diễn viên xinh đẹp và hát hay, múa giỏi đó chính là những người nông dânchân lấm tay bùn, ngày ngày vẫn lao động trên nương rẫy, dưới ruộng đồng. Chỉđến khi cùng nắm tay diễn viên bước và vòng Xoè mời nhận ra những vết chai cứngtrong lòng bàn tay diễn viên.

Phải nói rằng: Múa là một năng khiếu bẩm sinh của tộc người Thái, ngườita múa từ khi còn trong bụng mẹ, múa từ tuổi thơ cho đến khi đầu bạc. Chươngtrình biểu diễn của các đội văn nghệ rất phong phú với các điệu múa của đủ mọi dân tộc, nhưng nhiều nhất vẫn là các điệu múa Thái, đã được cải biên, dàndựng gần giống với phương thức của đoàn chuyên nghiệp. Nếu muốn được chiêmngưỡng vẻ đẹp nguyên bản của múa Thái, chúng ta sẽ phải vượt qua sông Đà để đếnhuyện Quỳnh Nhai. Nơi đó, trước đây có một Đội Xoè nổi tiếng với những cô gáiXoè đã từng về diễn tại Đấu Xảo- Hà nội (thời Pháp chiếm đóng) và về dựĐại hội Văn công lần thứ nhất (năm 1955- sau khi Hoà bình lập lại).

 Những điệu múa đặc sắc trong kho tàng 32 điệu múa Thái đã từngđược nghiên cứu sưu tầm để trở thành giáo án cho việc dạy múa dân gian của cáccơ sở đào tạo múa, để trở thành tiết mục múa của các đơn vị nghệ thuật từ Trungương tới các địa phương, được đưa đi biểu diễn tại nhiều nước trên thế giới.

Phần lớn các điệu múa đều có sử dụng đạo cụ, thường là những vật dụngquen thuộc trong sinh hoạt để tạo nên một vẻ đẹp dung dị, mang tính thẩm mỹcao, như: múa Nón – múa Quạt – múa Nhạc – múa Khăn… Cónhững điệu múa thể hiện cuộc sống trong sự hoà hợp cùng thiên nhiên hùng vĩ vàgần gũi, như: múa ”Khảm hát” (Vượt thác)- múa ”Kếp phắc” (Háirau)- múa ”Nhúm hứa” (Đẩy thuyền)- múa ”Tớ Cáy” (Chọi gà)… Cũngcó những điệu múa mang yếu tố tâm linh, như: múa Hương- múa Nến… Đặcbiệt, có điệu múa mang tính triết lý thật ý nhị mà sâu sắc, đó là điệu múa”Quát bó héo” (Gạt hoa tàn): Cô gái nhẹ nhàng uốn thân cùng với đôitay đung đưa nặng nề, mang một vẻ ngậm ngùi, xót thương… trong khi đó đôichân nhẹ nhàng gạt trên mặt đất. Điệu múa cho ta liên tưởng về thân phận ngườiphụ nữ Thái ngày xưa: Hoa nở rồi hoa tàn, hãy nâng niu vun vén những bônghoa tàn với một tình yêu thương… Một điệu múa rất đáng ngợi ca, đó làđiệu múa Nón. Những động tác đặc sắc nhất của múa Nón Thái đã được bàn tay khéoléo của cố NSND Đỗ Minh Tiến dàn dựng thành điệu múa ”Mùa hoa ban nở”. Hìnhtượng những chiếc Nón Thái như những cánh hoa, tạo thành bông hoa ban từ từ nởra, khép lại ở đoạn mờ đầu và kết thúc tác phẩm, đã trở thành hình tượng gâyxúc cảm cho công chúng nghệ thuật Việt Nam và quốc tế. Đến nay, tác phẩm vẫnđược trình diễn trong các chương trình nghệ thuật chuyên nghiệp và đến năm 2007tới đây, tác phẩm múa này sẽ vừa tròn 50 năm tồn tại trên sân khấu múa ViệtNam.

Thật là khó khăn vất vả khi phải nói về thẩm mỹ và nghệ thuật múa dân gian của những dân tộcSơn La trong khoanh vùng phạm vi một bài viết ngắn. Chỉ biết rằng : Nếu như hoa ban – hoađào – hoa ‘ ‘ bó mạ ‘ ‘ … là hình tượng của những dân tộc ở Sơn La, thì những điệumúa của họ cũng tạo ra sự một vườn hoa muôn sắc và ngát hương, mang truyền thống vănhoá độc lạ, vẻ đẹp tâm hồn trong sáng và thấm đẫm tình người …