Meresci: Lập dàn ý bài viết khoa học

Phần
4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

Lập
dàn ý và các ý
tưởng cơ bản

Quá trình chuẩn bị

Nguyên tắc nền tảng của triết
lí khoa học là mọi đề tài
nghiên cứu phải được công bố để được
chính thức hoá và bổ sung
vào kho tàng tri thức khoa học. Nhà
nghiên cứu do đó không chỉ cần biết
cách “làm khoa học”, mà còn
phải biết cách “viết khoa học”.

Kĩ năng viết không phải
là việc có thể làm ngay trong “một sớm
một chiều”. Cũng giống như đối với khả năng đọc và khai
thác tài liệu, viết tốt hay không phụ
thuộc trước tiên vào khả năng sử dụng
ngôn ngữ mẹ đẻ của tác giả, ở đây
là tiếng Việt. Cách sử dụng từ ngữ, đặt nhan đề,
sắp xếp ý tứ, trình bày câu
và đoạn văn,… đòi hỏi quá
trình rèn luyện từ nhỏ, hoặc ngay từ bất cứ
lúc nào có thể, về ngữ pháp
tiếng Việt.

Yếu tố quan trọng tiếp theo, đó
là văn phong
khoa học chuyên ngành. Về mặt
này, nhà nghiên cứu ngay từ khi bắt tay
vào thực hiện đề tài và tham khảo
tài liệu không chỉ cần khai thác
thông tin chuyên ngành mà
còn phải chú ý ghi nhớ cách
trình bày, hành văn, sử dụng
câu cú, thuật ngữ,… gọi chung là văn
phong khoa học của chuyên ngành mình đi
theo.

Và trước khi bắt tay
vào viết, cần lập một kế hoạch hay quy trình
viết, thông qua một dàn ý đại cương để
từ đó phát triển dần các vấn đề
và nội dung chi tiết, bằng các thông
tin và dữ liệu đã thu thập được. Tuỳ mục đích
và cấp độ viết bài mà có lựa chọn cấu
trúc trình bày phù hợp: 

  • bài báo cáo kết quả thí
    nghiệm môn học: có thể dựa vào cấu trúc
    bài báo khoa học nghiên cứu;
  • bài báo cáo chuyên đề
    lí thuyết hay tiểu luận môn học: có thể dựa
    vào cấu trúc bài báo khoa học tổng hợp;
  • luận văn khoa học: dựa vào cấu trúc báo cáo nghiên cứu khoa học;
  • đề cương nghiên cứu: kết hợp hài
    hoà cả ba loại cấu trúc trên cho phù hợp với
    đặc thù chuyên ngành.

Quy
trình viết

Ngoài những nguyên
tắc tổng quát khi viết tài liệu
nói chung và tài liệu khoa học
nói riêng, có thể thực hiện một quy
trình chi tiết như sau:

  • viết tựa và tóm tắt:

    dù về sau có thể điều chỉnh, phần này vẫn rất cần thiết để làm điểm xuất phát;

  • lập dàn ý đại cương:

    liệt kê vắn tắt
    vấn đề nghiên cứu, các giả thuyết, mục đích
    nghiên cứu, các kết quả chính cần trình
    bày, giúp có một cái nhìn tổng thể
    về mọi khía cạnh của bài viết;

  • lập dàn ý chi tiết:

    sắp xếp lại dàn ý đại cương theo một trật tự phù
    hợp với chiến lược giải quyết vấn đề, chia đề mục chính phụ,
    mô tả vắn tắt các ý tưởng và kết quả chủ yếu
    trong mỗi chương mục, liệt kê danh mục sơ bộ các bảng
    và hình được sử dụng trong bài; dàn
    ý này nên tham khảo ý kiến của người hướng
    dẫn để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết trước khi đi
    sâu vào các nội dung chi tiết cụ thể;

  • liệt kê tham khảo:

    tập hợp và ghi chú (chỉ cần tác giả và năm)
    các tài liệu tham khảo đã đọc liên quan đến
    từng chương mục;

  • viết sơ thảo:

    viết các nội dung chính và quan trọng trong từng
    chương mục, không cần chú ý nhiều đến văn phong,
    ngữ pháp mà chỉ cần viết hết những gì cảm thấy
    là cần thiết đối với mỗi chương mục;

  • hoàn chỉnh bản thảo:

    sau khi kết thúc bản sơ thảo, đọc lại tổng thể để điều chỉnh
    dàn ý, tiếp theo đọc kĩ từng chương mục để sắp xếp lại
    trật tự ý tứ, sửa lỗi ngữ pháp và câu
    cú cho đúng văn phong khoa học chuyên ngành;

  • duyệt bản thảo:

    nộp bản thảo cho người hướng dẫn để tham khảo ý kiến về nội
    dung, và nếu có thể thì tham khảo ý kiến
    một người hoàn toàn độc lập về hình thức
    trình bày;

  • sửa bài và hoàn chỉnh:

    các
    ý kiến tham khảo cần được tiếp thu để sửa chữa bài viết
    cho phù hợp, đồng thời kiểm tra kĩ các lỗi kĩ thuật trước
    khi in và đóng tập.

Đây chỉ là một quy trình kiểu mẫu,
trong thực tế có thể linh động điều chỉnh khi áp dụng,
sao cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực
tế. Đặc biệt, có thể làm trước một số công đoạn khi
đề tài diễn tiến đến một mức độ tương đối chắc chắn, như
các phần vật liệu và phương pháp nghiên cứu,
trình bày kết quả, bảng và hình. Danh mục
tham khảo cũng nên làm trước một cách hoàn
chỉnh với tất cả các tài liệu chắc chắn có sử dụng
để tham khảo và trích dẫn, về sau sẽ không bị thiếu
sót, hoặc có thêm tài liệu mới thì bổ
sung vào một cách dễ dàng.