Meresci: Lập dàn ý bài viết khoa học

Phần
4. Phương pháp viết tài liệu khoa học

  • Mở
    đầu
  • Những
    nguyên tắc cơ
    bản

  • Cấu
    trúc một số loại tài liệu khoa học cơ bản
  • Lập
    dàn ý và các ý
    tưởng cơ bản
  • Phát
    triển ý tưởng từ dàn ý
  • Quá trình chuẩn bị
  • Quy
    trình viết
  • Lập
    dàn ý
  • Đặt
    tên đề mục

  • Đánh số chương mục

Lập
dàn ý và các ý
tưởng cơ bản

Đặt tên đề mục

Tên đề mục là một trong những yếu tố quyết
định sự thành công của dàn ý bài
viết. Từ tên đề tài cho đến từng phần, chương, mục, phụ
mục đều phải được đặt tên một cách cẩn thận, hợp
lí, không chỉ làm cho bài viết phù
hợp mục đích trình bày mà còn
làm nổi bật cách thức lí luận để hướng người đọc
đi đến những kết luận cần thiết.

Các nguyên tắc chính

Tên đề tài và chương mục của
một tài liệu khoa học phải đáp ứng được các
yêu cầu cơ bản như sau:

  • rõ ràng và dễ hiểu,
    tránh những cách đặt tên quá trừu tượng,
    “bác học”, không biểu hiện sắc thái tình cảm
    yêu ghét, nhận định, phê phán,…;
  • biểu hiện được tổng thể nội dung bên trong;
  • hình thức tương đối đồng nhất, nhưng cũng không nên quá đơn điệu;
  • không quá ngắn hay quá
    dài, mà phải hài hoà với cấu trúc
    trình bày tổng thể.

Về đầu trang

Tên đề tài

Một số mẫu tên đề tài đã được đề cập trong phần 1 của
giáo trình này. Trong một số trường hợp, có
thể có tựa phụ đi kèm với tựa chính nhằm cung cấp
thông tin chi tiết về khía cạnh trọng tâm của vấn đề
trong tựa chính. Ví dụ: 

NGƯỜI NHẬP CƯ VÀ AIDS: QUẢN LÍ NGUY CƠ SO SÁNH VỚI KIỂM SOÁT XÃ HỘI

Một ví dụ từ Thung lũng sông Senegal

DÂN SỐ THẾ GIỚI ARAB VÀ TRUNG ĐÔNG TỪ THẬP KỈ 1950 ĐẾN THẬP KỈ 2000

Khảo sát các biến động và ước lượng thống kê

Tên đề tài,
ngoài việc thể hiện được nội dung tổng thể trong bài
viết, cần phản ánh đúng định hướng chuyên
ngành hoặc trọng tâm vấn đề được xử lí. 

    • Ví dụ 1:

      đề tài “Nghiên
      cứu chế biến nước ép từ trái thanh long bằng cách
      sử dụng một số chủng vi sinh vật” (công nghệ thực phẩm) sẽ
      khác hướng chuyên ngành với đề tài
      “Nghiên cứu một số chủng vi sinh vật để chế biến nước ép
      từ trái cây thanh long” (vi sinh vật).

    • Ví dụ 2:

      tựa “Vua Philippe II và vùng Địa Trung Hải” cho thấy vấn đề được xử lí khác với đề tài “Vùng Địa Trung Hải và thế giới Địa Trung Hải thời kì vua Philippe II”.

Một cách tốt nhất,
tên đề tài chính xác nên được quyết
định sau khi đã viết xong bài. Tuy nhiên, có
thể có nhiều lí do ràng buộc về mặt quản lí
khiến nhiều đề tài phải đăng kí tên chính
xác trước khi viết bài, thậm chí trước khi thực sự
bắt đầu. Sự bắt buộc này đôi khi làm hạn chế
tính linh động của nhà nghiên cứu khi phải giải
quyết nhiều tình huống nảy sinh trong quá trình
thực hiện, đòi hỏi cần điều chỉnh phạm vi nghiên cứu.

Về đầu trang

Các chương mục

Có nhiều cách
khác nhau để đặt tên chương mục. Điều kiện trước
tiên là tên chương mục vẫn phải đáp ứng
các yêu cầu căn bản ở trên. Sau đó là
tuỳ theo văn phong chuyên ngành mà đặt tựa chương
mục, tránh những cách sử dụng quá
lạ lẫm hay khác biệt so với các tài liệu
khác cùng chuyên ngành (dù
tính độc đáo riêng biệt của mỗi đề tài vẫn
luôn được đề cao). 

Tuỳ thuộc vấn đề và
chủ ý trình bày, có thể đặt tên
chương mục bằng cách kết hợp các từ đơn, từ ghép,
ngữ danh từ, ngữ động từ hay câu đầy đủ theo nhiều cách
khác nhau.

    • Một từ:

      từ đơn hoặc từ ghép phản ánh nội dung chính của chương, mục.

      • Ví dụ: “Vật liệu”, “Phương pháp”, “Thu mẫu”,… 
    • Hai từ bổ nghĩa nhau:

      hai từ đơn hoặc ghép có nghĩa bổ sung cho nhau.

      • Ví dụ: “Tổng quan tài liệu”,
        “Nghiên cứu so sánh”, “Đọc tích cực”,
        “Phân tích đa biến số”, “Di cư quốc tế”, “Đặc điểm nhiệt
        động học”,… 
    • Hai từ có liên quan nhau hay đối lập:

      thường có liên hệ từ để nối hai từ đơn hoặc ghép có liên quan hay đối lập nhau.

      • Ví dụ: “Vật liệu và phương
        pháp”, “Đạo đức và quyền lực”, “Tử vong trẻ em và
        sức khoẻ”, “Sự chuyển tiếp ra hoa”,…
    • Ngữ danh từ hay ngữ động từ:

      trong đó, ngữ danh từ thường được sử dụng nhất để đặt tên đề mục.

      • Ví dụ: “Sức mạnh của truyền thông”,
        “Thu mẫu, phân lập và định danh vi tảo”, “Phương
        pháp phân tích và thống kê số liệu”,
        “Cấu trúc tuổi-giới tính: biến động và phân
        hoá”
    • Các ngữ danh/động từ có liên quan nhau hay đối lập:

      nhiều ngữ danh/động từ kết hợp cùng nhau thành một ngữ
      danh/động từ phức tạp, nhưng vẫn không thành một câu.

      • Ví dụ: “Sự ra đời của
        các giáo phái mới và thái độ
        phản ứng của công chúng”, “Các nhóm địa
        lí, dòng họ và phân họ”, “Sự mất cân
        đối không gian và xã hội sâu sắc giữa
        các nước”, “Bối cảnh tranh luận mới: ghi nhận các con số
        thống kê”,…
    • Câu khẳng định hay nghi vấn:

      cách đặt tên này cần được dùng với sự
      cân nhắc kĩ lưỡng và “liều lượng” phù hợp.
      Dùng câu khẳng định đặt tựa cho một mục khi đó cũng
      chính là kết luận quan trọng của mục. Dùng
      câu nghi vấn đặt tựa cho một mục khi muốn gợi các vấn đề
      cần suy nghĩ trong mục đó xoay quanh câu hỏi đã đặt ra.

      • Ví dụ: “Thuế thu nhập cá
        nhân là một sản phẩm lịch sử”, “Có nên
        xoá bỏ thuế thu nhập cá nhân?”, “Độ tuổi kết
        hôn trung bình đã tăng cao”, “Xu hướng sống độc
        thân sẽ phá vỡ mô hình gia đình truyền
        thống?”,…

Về đầu trang
Trang trước
Trang chính
Trang sau