Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt

Đánh giá post

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt dưới đây là nội dung phù hợp cho các bạn học viên đang làm bài luận văn thạc sĩ ngành giáo dục. Hy vọng bài mẫu này sẽ giúp cho các bạn sinh viên, học viên có thêm được tài liệu tham khảo hữu ích khi làm bài.

Trong quá trình viết luận văn thạc sĩ nếu các bạn không có thời gian hoàn thành, không biết bắt đầu từ đâu các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết luận văn thạc sĩ của luanvantot.com để chúng tôi tư vấn vầ hỗ trợ các bạn, với đội ngũ chuyên nghiệp và hơn 10 năm kinh nghiệm trong nghề chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho các bạn bài luận văn thạc sĩ tốt nhất, hiệu quả cao nhất nhưng giá thành thì thấp nhất gọi ngay Zalo : 0934573149

1. Lý do chọn thực hiện đề tài

      Môn Tiếng Việt – môn học có vị trí nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong việc hình thành ngôn ngữ giao tiếp, là thứ ngôn ngữ dùng trong giao tiếp chính thức của cộng đồng các dân tộc trên đất nước Việt Nam đã được ra đời và đưa vào giảng dạy trong trường phổ thông. Theo Điều 30, Luật Giáo dục (2019) xác định: “Giáo dục tiểu học phải bảo đảm cho học sinh nền tảng phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội; có hiểu biết đơn giản, cần thiết về tự nhiên, xã hội và con người; có nhận thức đạo đức xã hội; có kỹ năng cơ bản về nghe, nói, đọc, viết và tính toán; có thói quen rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh; có hiểu biết ban đầu về hát, múa, âm nhạc, mỹ thuật” (Quốc hội, 2019). Vì vậy môn Tiếng Việt có một nhiệm vụ hết sức quan trọng và cao cả đó là cung cấp những kiến thức cơ bản cho học sinh về tiếng việt qua các hình thức (nghe, đọc, nói, viết) góp phần hình thành nhân cách, đem lại những cảm xúc thẩm mĩ lành mạnh cho tâm hồn học sinh. Qua đó tích luỹ vốn văn học, mở rộng vốn sống cho các em, rèn luyện, phát triển tối đa năng lực ngôn ngữ một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng của học sinh.

      Tổ chức dạy học nhằm giúp học sinh hình thành, phát triển phẩm chất và năng lực cũng không phải là mới. Tuy nhiên, để đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì quá trình tổ chức dạy học cần phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh được sáng tạo và tương trợ lẫn nhau trong học tập và cần sự thay đổi. Trong Đại hội XII đã nâng tầm các quan điểm trong Nghị quyết số 29-NQ/TW, ngày 4/11/2013 của Hội nghị Trung ương 8 khoá XI chỉ ra: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục chủ yếu từ trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Đây là một bước chuyển đổi căn bản của giáo dục Việt Nam, hướng vào đổi mới mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2013). Thực hiện theo Nghị quyết, ngành giáo dục đã tiến hành đổi mới toàn diện với nhiều nội dung khác nhau, trong đó dạy học theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực là nội dung trọng tâm được triển khai rộng rãi ở tất cả các cấp học, môn học nhằm đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

      Công văn số 4612/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện chương trình giáo dục phổ thông hiện hành theo định hướng phát triển năng lực và phẩm chất cho học sinh từ năm học 2017 – 2018 nhằm mục tiêu phát triển năng lực người học đã nêu rõ: “Căn cứ chương trình giáo dục phổ thông hiện hành, lựa chọn các chủ đề, rà soát nội dung các bài học trong sách giáo khoa hiện hành tương ứng với chủ đề đó để sắp xếp lại thành một số bài học tích hợp của từng môn học hoặc liên môn; từ đó, xây dựng kế hoạch giáo dục cho từng môn học, hoạt động giáo dục theo định hướng phát triển năng lực, phẩm chất học sinh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017). Chương trình giáo dục phổ thông 2018 chú trọng dạy học phát triển phẩm chất, năng lực đòi hỏi phải đáp ứng khả năng học tập khác nhau của từng học sinh. Vì vậy, khi tổ chức dạy học, giáo viên phải có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc điểm học sinh ở các vùng miền, giữa các nhà trường, giữa các lớp và giữa các nhóm học sinh, bên cạnh đó cần tạo điều kiện thuận lợi để giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học giúp học sinh chủ động hơn trong học tập; hướng dẫn, giám sát và hỗ trợ học sinh một cách hiệu quả để các em từng bước hình thành, phát triển các phẩm chất và năng lực mà chương trình giáo dục mong đợi. Mục tiêu đổi mới được Nghị quyết 88/2014/QH13 của Quốc hội quy định: “Đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà đức, trí, thể, mĩ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh” (Quốc hội, 2014). Trong môn Tiếng Việt nhiều hoạt động đòi hỏi thêm về sự tìm tòi, trau chuốt vốn từ và khả năng cảm thụ ngôn ngữ của giáo viên và học sinh. Đây là môn học vừa có mục tiêu hình thành năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học; vừa có mục tiêu phát triển năng lực cốt lõi trở thành người học tích cực, tự tin, biết vận dụng các phương pháp học tập tích cực để hoàn chỉnh các tri thức, kĩ năng nền tảng và đồng thời bồi dưỡng cho học sinh những phẩm chất tốt đẹp với các biểu hiện cụ thể như: tình yêu đối với gia đình, mái trường, thiên nhiên, đất nước; có ý thức đối với cội nguồn, có lòng nhân ái, có cảm xúc lành mạnh, có hứng thú học tập, yêu lao động. Nội dung vừa gắn với đời sống thực tiễn, với những giá trị văn hoá Việt Nam, vừa đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo nên những con người có được các phẩm chất và năng lực để sống tốt và làm việc hiệu quả hoàn thiện nhân cách của mình ở phương diện ngôn ngữ và văn hóa trong thế kỉ XXI đáp ứng yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông 2018. Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành chương trình giáo dục phổ thông có những điểm mới trong lĩnh vực giáo dục tiểu học xác định rõ quan điểm:“Chương trình giáo dục phổ thông bảo đảm phát triển phẩm chất và năng lực người học thông qua nội dung giáo dục với những kiến thức, kĩ năng cơ bản, thiết thực, hiện đại; hài hoà đức, trí, thể, mĩ; chú trọng thực hành, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong học tập và đời sống; tích hợp cao ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; thông qua các phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát huy tính chủ động và tiềm năng của mỗi học sinh, các phương pháp đánh giá phù hợp với mục tiêu giáo dục và phương pháp giáo dục để đạt được mục tiêu đó” (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018).

      Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực sẽ giúp học sinh phát huy được tốt nhất năng lực của bản thân, hình thành và phát triển những yếu tố căn bản đặt nền móng cho sự phát triển hài hoà về thể chất và tinh thần, phẩm chất và năng lực; định hướng chính vào giáo dục về giá trị bản thân, gia đình, cộng đồng và những thói quen, nền nếp cần thiết trong học tập và sinh hoạt, đó là nền tảng quan trọng để thực hiện thành công mục tiêu giáo dục toàn diện và quyết định kết quả đào tạo của nhà trường. Chính vì vậy nhiệm vụ trọng tâm của người Hiệu trưởng trường tiểu học là phải dành nhiều thời gian và công sức cho công tác quản lý hoạt động, không ngừng học hỏi, sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và đáp ứng yêu cầu của xã hội

Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng ViệtLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt

XEM THÊM : Luận Văn Thạc Sĩ Giáo Dục Tiểu Học

      Trong những năm gần đây, hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã được triển khai và đạt được những kết quả nhất định. Tuy nhiên ở nhiều trường chưa đầu tư đúng mức nên công tác quản lý còn mang tính hình thức, đối phó. Hạn chế chủ yếu là do các nhà quản lý giáo dục chưa có biện pháp đổi mới toàn diện và điều phối các hoạt động của nhà trường chưa hợp lý. Phẩm chất và năng lực hiện nay của học sinh phổ thông nói chung, học sinh ở các trường tiểu học thị xã Bến Cát nói riêng về tiếng Việt còn thấp. Có rất nhiều học sinh chưa biết dùng vốn từ một cách thành thạo để diễn đạt ý nghĩ và tình cảm của mình, chưa nhận thức được nhiệm vụ phải thực hiện, khả năng giải quyết tình huống trong đời sống hằng ngày còn hạn chế. Vì vậy, quá trình tổ chức dạy học để phát huy năng lực cá nhân, tạo điều kiện cho học sinh phát huy được phẩm chất, năng lực, tính sáng tạo và phối hợp, tương trợ lẫn nhau trong học tập ở mỗi đơn vị kiến thức, mỗi tiết học, hoạt động giáo dục vẫn còn là một thách thức rất lớn.

      Để khắc phục việc quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 cần được đổi mới từ tư duy đến cách thức thực hiện. Chúng ta cần thấy rõ ý nghĩa và sự cần thiết trong quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực cho học sinh đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 góp phần giáo dục toàn diện và nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường.

      Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 để xác định thực trạng và đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2. Mục tiêu/câu hỏi nghiên cứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu

      Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học, đề tài khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Từ đó đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

– Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

2.3. Câu hỏi/giả thuyết nghiên cứu

2.3.1. Câu hỏi nghiên cứu

– Hệ thống lý luận về Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay như thế nào?

– Thực trạng Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 hiện nay như thế nào?

– Cần có biện pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018?

2.3.2. Giả thuyết nghiên cứu

      Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian qua đã được triển khai thường xuyên và đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, công tác này vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập trong nhận thức, trong việc xây dựng kế hoạch, hoạt động chỉ đạo, kiểm tra và đánh giá. Nếu khảo sát và đánh giá đúng thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 thì tác giả nghiên cứu có thể đề xuất các biện pháp quản lý có tính cần thiết và khả thi cao.

3. Tổng quan tình hình nghiên cứu

3.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

      Ở Niudilan, là một nước đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, thì mối quan hệ giữa các năng lực, lĩnh vực học tập và phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh có thể hình thành và phát triển năng lực.

      Ở Đan Mạch, một nước đã xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo tiếp cận năng lực, quan điểm của họ là: một giáo viên tốt phải có một loạt các năng lực chung, trong bất kể giai đoạn giáo dục nào. Theo đó, giáo viên cần biết nghiên cứu, phân tích chương trình giáo dục phổ thông, hiểu được nội dung dạy học (trong khuôn khổ hiện tại hoặc có thể cho một giai đoạn giáo dục có liên quan); có thể lập và đánh giá được tầm quan trọng của kế hoạch và việc giảng dạy trong thực tế của đồng nghiệp, nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục ở các cấp độ khác nhau; có tính đến các khuôn khổ, điều kiện thực hiện, cả trong hiện tại và trong tương lai.

      Spillane và các cộng sự (2001), các tác giả đã nêu quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát triển năng lực thì vai trò lãnh đạo và quản lý nhà trường tập trung vào hiệu trưởng, đồng thời vai trò của hiệu trưởng cũng chính là người lãnh đạo và quản lý sự thay đổi đó trong nhà trường phổ thông.

      Nhà thơ vĩ đại người Pháp – Vích To Huy Gô nói rằng: “Trong những câu thơ lớn, các từ vừa lướt qua vừa nhảy múa”. Trong tiếng ta, có rất nhiều từ không những “nhảy múa” mà còn hát lên những câu hát trong vắt, vẽ lên những bức tranh linh hoạt muôn màu. 

      U.U.Rêz-nep-ski đã nói: “Quá trình phát triển tiếng mẹ đẻ đối với con người không gián đoạn theo thời gian, sức mạnh tâm hồn của con người phải được phát triển trong suốt quá trình đó, thông qua mọi hoạt động đời sống của con người”. Nhà trường phải phát triển ở học sinh ngôn ngữ chính xác, không cản trở việc hiểu lẫn nhau, ngôn ngữ trong sáng (nghĩa là không lạm dụng sự vay mượn ngôn ngữ). Ngôn ngữ của học sinh không phải là cái gì đó có sẵn, ổn định; ngôn ngữ của học sinh các cấp có điểm khác nhau, tuy nhiên cũng có điểm chung. Nó đòi hỏi không ngừng được phát triển. Dưới các ảnh hưởng khác nhau, nó có thể phát triển nhanh hay chậm.

      Lênin đã nói: “Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người”, và Mác cũng đã nói: “Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng”. Ngôn ngữ là phương tiện biểu hiện tâm tư, tình cảm. Chức năng quan trọng của ngôn ngữ đã quy định sự cần thiết nghiên cứu sâu sắc của mẹ đẻ trong nhà trường. Ở bậc tiểu học, hầu như các nước trên thế giới đều coi trọng việc dạy học tiếng mẹ đẻ và dành cho nó vị trí ưu tiên, xứng đáng.

      Nhà sư phạm J.A Cômenxki khi đặt nền móng cho hệ thống các nhà trường cũng đề cập đến vấn đề quản lý hoạt động dạy học của người giáo viên. Tác giả đưa ra quan điểm giáo dục phải thích ứng với tự nhiên. Theo tác giả quá trình dạy học để truyền thụ và tiếp nhận tri thức là phải dựa vào sự vật, hiện tượng do học sinh tự quan sát, tự suy nghĩ mà hiểu biết, không nên dung uy quyền bắt buộc, gò ép người ta chấp nhận bất kì điều gì. Tác giả cũng nêu ra một số nguyên tắc dạy học có giá trị lớn như nguyên tắc trực quan; nguyên tắc phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh; nguyên tắc hệ thống và liên tục; nguyên tắc củng cố kiến thức; nguyên tắc dạy theo khả năng tiếp thu của học sinh; Dạy học phải thiết thực; dạy học theo nguyên tắc cá biệt, …

      Bernd Meier/ Nguyễn Văn Cường (2005), “Phát triển năng lực thông qua phương pháp và phương tiện dạy học mới”, việc áp dụng các phương pháp, phương tiện dạy học mới vào giảng dạy nói chung và giảng dạy bậc đại học nói riêng đã trở thành một vấn đề tất yếu cần được quan tâm hơn nữa. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu và phân tích những ưu, nhược điểm của các phương pháp và phương tiện mới khi thực hiện áp dụng trong giảng dạy. Từ đó người đọc có cách nhìn và vận dụng khoa học trong thực tiễn (NXB Giáo dục, 2005).

3.2. Các nghiên cứu trong nước

      Theo Phạm Văn Đồng: “…Tiếng ta giàu bởi vì đời sống muôn màu, bởi đời sống và tư tưởng tình cảm dồi dào của dân tộc ta, bởi kinh nghiệm đấu tranh xã hội, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh chống ngoại xâm; bởi kinh nghiệm bốn nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước”.

      Tác giả Nguyễn Đức Minh (2012), trong bài viết “Một số vấn đề về đánh giá theo kiến thức, kỹ năng và năng lực của học sinh” cho thấy việc đánh giá năng lực của học sinh đóng vai trò rất quan trọng, tác giả đã phân biệt hai thuật ngữ “học được” và “được học”, cụ thể: “được học” là đề cập đến vấn đề kiến thức, kỹ năng và thái độ mà nhà trường cung cấp và hình thành cho người học và “học được” là tất cả những gì học sinh lĩnh hội được qua học tập trong nhà trường, gia đình và xã hội.

      Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 09/09/2014 của UBND tỉnh Bình Dương về “Nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2014 – 2015” đã nêu rõ: “Chú trọng công tác giáo dục toàn diện, giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, công tác giáo dục thể chất, chăm sóc sức khỏe của học sinh, sinh viên; tăng cường công tác quản lý, phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự trường học, phòng chống tội phạm, bạo lực, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên”.

      Tác giả Nguyễn Thu Hà (2014), cho rằng giảng dạy theo năng lực là hướng phát triển tập trung vào đầu ra của quá trình dạy và học, trong đó nhấn mạnh người học cần đạt được các mức năng lực như thế nào sau khi kết thúc một chương trình giáo dục: Xây dựng các tiêu chuẩn đầu ra thể hiện rõ mục tiêu của giáo dục, thiết lập được các điều kiện và cơ hội để khuyến khích người học có thể đạt được các mục tiêu ấy.

      Tác giả Bùi Mạnh Hùng (2014), hướng đến việc phác thảo những nét lớn của một chương trình Ngữ văn theo định hướng phát triển năng lực. Phác thảo này đề xuất đổi mới căn bản và toàn diện chương trình: từ quan niệm về đặc trưng môn học đến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập. Các nội dung chính yếu theo đề xuất của tác giả gồm: đặc trưng của môn học; mục tiêu giáo dục; nội dung; phương pháp dạy học; đánh giá tập trung chủ yếu vào đánh giá năng lực đọc, viết, nói, nghe và năng lực tư duy của học sinh, phù hợp với hệ thống chuẩn cần đạt, đặt ra trong bài học ở từng lớp.

      Tác giả Phạm Bích Ngọc (2014), nghiên cứu về “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng”, tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học. Khảo sát và đánh giá thực trạng về quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở các trường Tiểu học quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng.

     Nguyễn Thị Hồng Vân (2017), có bài viết “Phát triển một số năng lực chung trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn” (Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam số 143 –  2017), tác giả đã nêu các năng lực chung trong chương trình ngữ văn như: năng lực tự học và tự chủ, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề. Tác giả đã đề xuất việc phát triển năng lực giao tiếp trong môn học Ngữ văn gồm các kỹ năng thành phần và 15 chỉ số hành vi của năng lực giao tiếp. Ngoài ra, đề xuất khung dạy học phát triển năng lực của học sinh vào các môn học và đặc biệt trong nghiên cứu còn chỉ ra mức độ năng lực giao tiếp cho học sinh ở các cấp học.

      Tác giả Hoàng Tuyết Minh (2017), nghiên cứu đề tài “Quản lí dạy học theo tiếp cận năng lực ở trường tiểu học trên địa bàn quận Hà Đông, thành phố Hà Nội” (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 – 2017). Tác giả đã làm rõ được sự khác biệt trong tiếp cận năng lực so với các cách thức tiếp cận khác trong giảng dạy môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học, phân tích thực tiễn triển khai tại các trường tiểu học quận Hà Đông, Hà Nội.

      Tác giả Trần Thế Sơn (2017), trong bài viết “Bàn về dạy học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực”, tác giả nhận định ngôn ngữ là công cụ của lời nói và tư duy. Dạy học tiếng Việt ở trường tiểu học trước hết là dạy cho học sinh có khả năng sử dụng công cụ ấy một cách hiệu quả nhất trong học tập và đời sống. Tuy nhiên, vì quan niệm cho rằng học sinh học tiếng Việt với tư cách là tiếng mẹ đẻ nên chúng ta thường nặng về phát triển khả năng đọc – hiểu văn bản của học sinh; trong khi năng lực nghe – hiểu (như nghe để có ý kiến phản hồi hay nghe người khác đọc, kể câu chuyện và kể lại hoặc tìm hiểu nội dung câu chuyện chẳng hạn) nhiều khi xuất hiện với tần suất khá lớn trong cuộc sống mỗi người nhưng lại chưa được chú ý, kể cả trong dạy học và đánh giá.

      Hoàng Thị Việt Hương (2018), nghiên cứu về “Thực trạng quản lý hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của hiệu trưởng các trường tiểu học quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh” đã khẳng định dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh đã trở thành xu hướng chung của giáo dục quốc tế.

      Thông tư 32/2018/TT – BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông xác định: “Chương trình giáo dục phổ thông được xây dựng trên cơ sở quan điểm của Đảng, Nhà nước về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; kế thừa và phát triển những ưu điểm của các chương trình giáo dục phổ thông đã có của Việt Nam, đồng thời tiếp thu thành tựu nghiên cứu về khoa học giáo dục và kinh nghiệm xây dựng chương trình theo mô hình phát triển năng lực của những nền giáo dục tiên tiến trên thế giới; gắn với nhu cầu phát triển của đất nước, những tiến bộ của thời đại về khoa học – công nghệ và xã hội; phù hợp với đặc điểm con người, văn hoá Việt Nam, các giá trị truyền thống của dân tộc và những giá trị chung của nhân loại cũng như các sáng kiến và định hướng phát triển chung của UNESCO về giáo dục; tạo cơ hội bình đẳng về quyền được bảo vệ, chăm sóc, học tập và phát triển, quyền được lắng nghe, tôn trọng và được tham gia của học sinh; đặt nền tảng cho một xã hội nhân văn, phát triển bền vững và phồn vinh”.

      Tác giả Lê Phương Nga (2019), tài liệu viết về “Dạy học môn Tiếng Việt lớp 1 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới” (NXB ĐH Sư phạm – 2019), tác giả đề cập về những điểm mới của môn Tiếng Việt lớp 1 chương trình 2018 theo hướng phát triển phẩm chất và năng lực cho người học là đảm bảo tính hiện đại, phù hợp xu thế chung của giáo dục thế giới.  Bài viết này mô tả, đối chiếu làm rõ những điểm mới của chương trình môn Tiếng Việt nói chung, chương trình môn Tiếng Việt lớp 1 nói riêng: chú trọng phát triển năng lực, phẩm chất cho học sinh, tăng cường đọc hiểu, có thêm yêu cầu viết câu, đoạn; làm rõ thế nào là dạy cách học cho học sinh trong từng bài học và làm thế nào để thể hiện các yêu cầu cần đạt của bài học dưới dạng các kết quả chuẩn đầu ra mong đợi.

       Tác giả Cư A Dình (2020), trong nghiên cứu về “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông” đã phân tích và đánh giá được thực trạng về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, tỉnh Đắk Nông và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động này trên địa bàn nghiên cứu.

      Tác giả Đỗ Việt Hùng và các tác giả (2020), tài liệu viết về “Dạy – học Tiếng việt trong nhà trường theo hướng phát triển năng lực” (ĐH Sư phạm Hà Nội – 2020), tác giả tán đồng quan điểm xây dựng và phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển phẩm chất và năng lực người học. Tư tưởng cơ bản của quan điểm này, như đã được nói đến ở nhiều tài liệu và trong nhiều phát biểu ở các Hội thảo khoa học là sự chuyển đổi căn bản từ truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực – nói một cách đơn giản, thì Giáo dục phải hướng tới việc Người học làm được gì? mà không hướng tới mục tiêu Người học biết gì? Như vậy, năng lực tiếng Việt là năng lực sử dụng tiếng Việt hiệu quả trong giao tiếp ở mọi lĩnh vực của đời sống xã hội – giao tiếp gia đình, giao tiếp nhà trường, công sở… giao tiếp hành chính, khoa học, văn chương nghệ thuật… Hướng tới việc hình thành và phát triển năng lực cho học sinh không chỉ tạo ra được tính thực tiễn cao của việc dạy – học Tiếng Việt trong nhà trường mà chính là một “lối thoát” quan trọng, khắc phục tính “hàn lâm” của nội dung dạy học môn Tiếng Việt, vốn được các nhà giáo dục học và các phụ huynh coi là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự quá tải.

      Tác giả Nguyễn Thị Kim Loan (2020), nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học quận Hoàn Kiếm, Hà Nội theo hướng tiếp cận năng lực” (Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam – 2020). Tác giả đã đề cập đến nhận thức về hoạt động dạy học môn tiếng việt ở các trường tiểu học theo hướng tiếp cận năng lực của cán bộ quản lý, giáo viên và một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động. Từ nhận thức trên, có định hướng về tổ chức dạy học các phân môn Tiếng Việt sao cho môn học này hướng tới phát triển tốt nhất các năng lực sử dụng tiếng Việt đối với học sinh tiểu học.

      Qua một số nghiên cứu ở nước ngoài và Việt Nam về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, các tác giả đã khẳng định sự cần thiết phải quan tâm đến hoạt động dạy học môn Tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh, các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động dạy học môn Tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh. Còn về công tác quản lý hoạt động chưa được đề cập đến. Do đó, việc nghiên cứu đề tài “Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng việt theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018” nhằm đổi mới nội dung phù hợp với điều kiện hiện nay của đất nước và xu thế hội nhập Quốc tế là đề tài có ý nghĩa thực tiễn và tính mới.

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng ViệtQuản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt

XEM THÊM : Trọn Bộ 10 bài Luận Văn Thạc Sĩ ngành Quản Lý Giáo Dục điểm cao

4. Đối tượng/ phạm vi nghiên cứu, khảo sát

4.1. Đối tượng nghiên cứu

      Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và 2 tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

5.2.1. Về nội dung

      Đề tài tập trung nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và 2 tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 dưới sự chỉ đạo, điều hành của Hiệu trưởng.

5.2.2. Về địa bàn

      Đề tài tập trung khảo sát tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

5.2.3. Về khách thể nghiên cứu

      Quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 và 2 đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

5.2.4. Về thời gian

      Đề tài tiến hành nghiên cứu thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 trong thời gian 2 năm học 2020 – 2021 (đối với lớp 1) và 2021 – 2022 (đối với lớp 2).

5. Phương pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

      Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

      Nội dung: Các văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

      Cách thực hiện: Nghiên cứu và tổng hợp văn bản, tài liệu, sách báo và các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Phân loại và hệ thống hóa những nội dung trên làm cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

6.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

      Mục đích: Thu thập số liệu, dữ liệu để làm rõ thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

      Nội dung: Tập trung khảo sát thực trạng về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Chẳng hạn như: nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018; những thuận lợi và khó khăn; những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế trong quản lý hoạt động. Đề tài cũng sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi để khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất.

      Cách thức thực hiện: Xây dựng công cụ gồm phiếu khảo sát các đối tượng là Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội và học sinh.

6.2.2. Phương pháp quan sát

      Mục đích: Thu thập thông tin về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm hỗ trợ thêm cho phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.

      Nội dung: Hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

      Cách thực hiện: Quan sát các hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Quan sát các hoạt động diễn ra trong buổi học, quy trình dạy học, tinh thần thái độ của học sinh…

6.2.3. Phương pháp phỏng vấn

      Mục đích: Tìm hiểu thêm về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018, về các biện pháp quản lý nhằm nâng cao kết quả hoạt động dạy học môn Tiếng Việt. Những thông tin thu được từ phỏng vấn sẽ làm rõ thêm thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt cũng như các biện pháp quản lý được đề xuất.

      Nội dung: Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Những thuận lợi, khó khăn và đề xuất biện pháp quản lý dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

      Cách thức thực hiện: Xây dựng hệ thống câu hỏi phỏng vấn cho Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Giáo viên chủ nhiệm, Bí thư Đoàn, Tổng phụ trách Đội và học sinh.

6.2.4. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động

      Mục đích: Thu thập các sản phẩm của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhằm hỗ trợ thêm các phương pháp khác để làm rõ vấn đề hơn.

       Nội dung: Các loại hồ sơ quản lý như báo cáo sơ kết, báo cáo tổng kết, kế hoạch năm học, kế hoạch dạy học hàng tuần, hàng tháng,…và các hồ sơ khác có liên quan.

      Cách thức thực hiện: Tiến hành thu thập, xem xét và phân tích các loại hồ sơ quản lý của trường khảo sát.

5.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

      Mục đích: Xử lý dữ liệu thu được từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi và các phương pháp khác làm cơ sở phân tích, đánh giá. Từ kết quả phân tích dữ liệu về thực trạng có thể giúp tác giả xác định các nhóm biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 khả thi và phù hợp tình hình thực tiễn.

      Nội dung: Thu thập các dữ liệu để đánh giá thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 và tính cần thiết, khả thi của các biện pháp quản lý đề xuất.

      Cách thực hiện: Đề tài sử dụng phương pháp xử lý số liệu định lượng và định tính như sau:

Chúng tôi sử dụng chương trình SPSS dùng trong môi trường Windows để xử lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được sử dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

+ Phân tích thống kê mô tả: các chỉ số sau được sử dụng trong phân tích thống kê mô tả tần số, điểm trung bình công (Mean), độ lệch chuẩn (Stđ. Deviation).

+ Phân tích thống kê suy luận: so sánh giá trị trung bình (Compare means), kiểm định tương quan Pearson,…

Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp xử lí dữ liệu định tính bằng phương pháp trích lọc nội dung theo từng phần nghiên cứu để phân tích (giải thích, chứng minh,…) nội dung nghiên cứu (thông tin thu được từ phương pháp phỏng vấn, phương pháp quan sát,…) để khẳng định thông tin về thực trạng dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018; khảo sát tính cấp thiết và tính khả thi của một số biện pháp quản lý được đề xuất.

6. Kết quả nghiên cứu dự kiến

      Hệ thống cơ sở lí luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Làm rõ thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Phân tích nguyên nhân của ưu nhược điểm trong quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề xuất các biện pháp nhằm góp phần nâng cao chất lượng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

7. Đóng góp của nghiên cứu

8.1. Về lý luận

      Đề tài hệ thống hóa lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 (mục đích, nội dung, hình thức, lực lượng giáo dục và các điều kiện cần thiết); Đề tài cũng hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo tiếp cận các chức năng quản lý.

7.2. Về thực tiễn

      Đề tài nhận xét, đánh giá đúng thực trạng hoạt động và quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018. Đề xuất các biện pháp quản lí hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.  

      Kết quả nghiên cứu của Đề tài có thể là cơ sở dữ liệu tham khảo hữu ích trong công tác quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018.

8. Dự kiến bố cục Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.1. Tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Các nghiên cứu ở nước ngoài

1.1.2. Các nghiên cứu trong nước

1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.1. Khái niệm môn Tiếng Việt, hoạt động dạy học môn Tiếng Việt, chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.2.2. Khái niệm quản lý, quản lý trường tiểu học

1.2.3. Khái niệm quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt

1.3. Lý luận về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.1 Vị trí, vai trò của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.3. Yêu cầu cần đạt trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.4. Nội dung của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.3.5. Hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4. Lý luận về quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.1. Tầm quan trọng của quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2. Chức năng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2.2. Tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2.3. Chỉ đạo hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.2.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.4.3. Quản lý các điều kiện hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.5. Những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dạy học môn Tiếng Việt ở trường tiểu học đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

1.5.1. Các yếu tố khách quan

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

Tiểu kết chương 1

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.1. Khái niệm về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, văn hóa giáo dục của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.1.1. Tình hình kinh tế – xã hội của thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.1.2. Khái quát chung về giáo dục tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

2.1.2.1. Quy mô giáo dục

2.1.2.2. Chất lượng giáo dục

2.1.2.3. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên

2.1.2.4. Cơ sở vật chất

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.2.1. Nội dung khảo sát

2.2.2. Công cụ điều tra, khảo sát thực trạng

2.2.3. Kiểm tra độ tin cậy của thang đo trong công cuộc điều tra khảo sát

2.2.4. Tổ chức điều tra, khảo sát

2.2.5. Quy ước thang đo

2.3. Thực trạng hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.3.1. Thực trạng nhận thức về hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.3.2. Thực trạng thực hiện kế hoạch, nội dung hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.3.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.4.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng của hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.4.2. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.4.3. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.4.4. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.4.5. Thực trạng quản lý điều kiện phục vụ hoạt động dạy học Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.5. Thực trạng những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.6. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

2.6.1. Ưu điểm

2.6.2. Hạn chế

2.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế

Tiểu kết chương 2

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống – cấu trúc

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động dạy học môn Tiếng Việt tại các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông 2018

3.2.1. Biện pháp 1

– Mục tiêu

– Nội dung

– Cách thức thực hiện

– Điều kiện thực hiện

3.2.2. Biện pháp 2

– Mục tiêu

– Nội dung

– Cách thức thực hiện

– Điều kiện thực hiện

3.2.3. Biện pháp 3

– Mục tiêu

– Nội dung

– Cách thức thực hiện

– Điều kiện thực hiện

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đề xuất

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp

3.4.1. Mục đích khảo nghiệm

3.4.2. Nội dung khảo nghiệm

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm

3.4.4. Phương pháp khảo nghiệm

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Tiểu kết chương 3

Kết luận và khuyến nghị

  1. Kết luận

  2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Bộ giáo dục và đào tạo

2.2. Đối với Sở giáo dục và đào tạo Bình Dương

2.3. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo thị xã Bến Cát

2.4. Đối với các trường tiểu học thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương

Trên đây là Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Môn Tiếng Việt  được Luận Văn Tốt viết ra để hỗ trợ các bạn, có thể dùng tham khảo khi viết bài luận văn thạc sĩ của mình, nếu gặp bất kỳ khó khăn gì trong quá trình làm bài, các bạn có thể liên hệ với mình sđt/zalo : 0934573149 để được hỗ trợ viết bài điểm cao từ DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ trọn gói của luanvantot.com