Châu Phi đối mặt khủng hoảng việc làm nghiêm trọng do đại dịch COVID-19

BNEWS

Châu Phi đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng việc làm trầm trọng và tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều trong tương lai không xa nếu như không tìm ra được giải pháp nào.

Châu Phi đối mặt khủng hoảng việc làm nghiêm trọng do đại dịch COVID-19. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Dự
báo của Ngân hàng Thế giới (WB) từ năm 2017 cho biết, đến năm 2035, dân
số trong độ tuổi lao động của châu Phi sẽ tăng thêm 450 triệu người.
Tuy nhiên, dự kiến chỉ có khoảng 100 triệu việc làm được tạo ra trong
cùng thời kỳ. Đây là dự báo trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Khi
dịch bệnh bùng phát, châu Phi bị ảnh hưởng nghiêm trọng và các nền kinh
tế châu lục này đã bị suy giảm 2% vào năm 2020. Ủy ban Kinh tế châu Phi
của Liên hợp quốc (UNECA) ước tính rằng gần 30 triệu người châu Phi đã
bị đẩy xuống dưới mức nghèo cùng cực.
Trong
những năm trước đại dịch, đặc biệt là từ năm 2016 đến năm 2020, châu
Phi có tốc độ tăng trưởng kinh tế vững chắc. Tuy nhiên, sự tăng trưởng
đó chủ yếu được thúc đẩy bởi giá hàng hóa cao và chưa tạo ra việc làm
bền vững. Điều đó đặc biệt đáng quan tâm khi xem xét nhân khẩu học của
châu Phi. 
Vào
năm 2050, thanh niên châu Phi (ở độ tuổi từ 15-35) dự kiến sẽ tăng gấp
đôi lên 830 triệu người và tổng dân số của lục địa này sẽ đạt khoảng 2,5
tỷ người. Châu Phi là lục địa trẻ nhất thế giới vào năm 2020, với độ
tuổi thanh niên trung bình là 19,7 tuổi. Và châu Phi sẽ vẫn là lục địa
trẻ nhất thế giới trong nhiều thập kỷ tới.
Trong
bối cảnh đó, các ước tính hiện tại cho thấy châu Phi cần tạo ra từ 10
đến 18 triệu việc làm hàng năm chỉ để thu hút thanh niên tham gia thị
trường lao động của mình. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 3 triệu việc làm
chính thức được tạo ra vào thời điểm hiện tại và phần lớn thanh niên
châu Phi được định hướng tiếp tục làm việc trong nền kinh tế phi chính
thức, chiếm hơn 80% lực lượng lao động của lục địa này.
* Cách tiếp cận tiến bộ đối với việc làm
Một
bi kịch thời hiện đại là hàng triệu thanh niên châu Phi sẽ không thể
tìm được việc làm, không có đủ nguồn lực để hỗ trợ gia đình hoặc phát
huy hết tiềm năng của mình. 
Cuộc
khủng hoảng việc làm ở châu Phi phức tạp đến mức đòi hỏi những tư duy
cơ bản về hướng chuyển đổi cơ cấu tại lục địa này. Liệu phương pháp tiếp
cận công nghiệp hóa từng bước vốn phát huy hiệu quả ở Đông Á có tác
dụng với châu Phi không? Thương mại tự do đóng vai trò như thế nào đối
với vấn đề này cũng như giải pháp cho cuộc khủng hoảng việc làm?
Một
cách tiếp cận tiến bộ để giải quyết cuộc khủng hoảng việc làm ở châu
Phi, mà có thể truyền cảm hứng cho cả các nhà lãnh đạo ở châu Phi và các
nhà hoạch định chính sách châu Âu, đã quá hạn từ lâu. Cách tiếp cận
tiến bộ này dựa trên hai bộ nguyên tắc phụ thuộc lẫn nhau – chính trị và
kinh tế. Sau đây là một số ý tưởng.

Hiệp định AfCFTA được kỳ vọng sẽ thúc đẩy thương mại giữa các nước trong châu lục và cho phép khu vực châu Phi phát triển các chuỗi giá trị riêng. Ảnh minh họa: TTXVN

* Vấn đề chính trị
Trước
hết, khía cạnh chính trị có nghĩa là đưa ra các thể chế dân chủ vững
chắc để tổ chức và giám sát việc chuyển đổi cơ cấu và cải cách kinh tế.
Nếu không có trách nhiệm giải trình thông qua các thể chế dân chủ, cải
cách sẽ khó được phản ánh trong mô hình phát triển. Nếu không có chức
năng điều chỉnh của dân chủ, sự phát triển sẽ dẫn đến bất bình đẳng hơn
và chỉ mang lại lợi ích cho một số ít đặc quyền.
Cải
cách chính trị cũng cần phải bao gồm lập trường mạnh dạn chống tham
nhũng. Người dân châu Phi đã chán ngấy với các chính phủ chủ yếu quan
tâm đến việc duy trì quyền lực để bỏ túi các nguồn lực của nhà nước. Cần
thúc đẩy việc chuyển quyền lực từ cơ quan hành pháp sang cơ quan tư
pháp độc lập về chính trị và hiệu quả, có thể thực thi trách nhiệm giải
trình và các nguyên tắc dân chủ.
Về
cơ bản, trách nhiệm của nhà nước, được kiểm soát bởi các thể chế dân
chủ và một xã hội dân sự tích cực, để đảm bảo rằng tăng trưởng kinh tế
thực sự chuyển thành tạo việc làm.
Các
liên minh xã hội rộng lớn, bao gồm các tổ chức công đoàn dân chủ, các
tổ chức phi chính phủ, các nhà hoạt động, các nhóm môi trường và các nhà
lãnh đạo chính trị tiến bộ phải đi đầu ở đây và nêu rõ các yêu cầu của
họ đối với một sự chuyển hướng dân chủ theo hướng có trách nhiệm hơn. 
Đặc
biệt, phụ nữ nên đóng vai trò chủ chốt trong quá trình này vì họ bị ảnh
hưởng rất lớn bởi bối cảnh việc làm hiện tại. Cùng với nhau, các nhóm
này cần tạo thêm áp lực lên các chính phủ để tích cực tham gia vào xã
hội dân sự, đại diện lao động và khu vực tư nhân trong việc xây dựng
chiến lược tạo việc làm và giám sát việc thực hiện các chương trình việc
làm.
* Vấn đề kinh tế
Cần
phải theo đuổi các nguyên tắc kinh tế giống như đối với các nguyên tắc
chính trị. Về cơ bản, trách nhiệm của nhà nước, được kiểm soát bởi các
thể chế dân chủ và một xã hội dân sự tích cực, để đảm bảo rằng tăng
trưởng kinh tế thực sự chuyển thành tạo việc làm.
Để
thành công, cần phải cải thiện các hệ thống huy động nguồn thu. Thứ
nhất, có thể tập trung vào lĩnh vực hàng hóa – một nguồn thu nhập chính ở
nhiều nước châu Phi. Nhiều nước đang xuất khẩu dầu mỏ, vàng, kim loại,
ca cao nhưng gặp khó khăn trong việc đàm phán các thỏa thuận đảm bảo một
cổ phần hợp lý trong các mặt hàng xuất khẩu này.

Có thể tách ra nhiều
quỹ hơn từ các công ty đa quốc gia hoạt động ở châu Phi. Hơn nữa, một số
bộ phận của nền kinh tế phi chính thức rộng lớn ở châu Phi có thể là
một nguồn thu khác.
Các
quốc gia châu Phi phải đầu tư nhiều vào hàng hóa công cộng như giáo
dục, y tế, năng lượng và số hóa. Cơ sở hạ tầng cơ bản là chìa khóa cho
sự chuyển đổi của nền kinh tế. Ví dụ, xây dựng có thể là một trong những
lĩnh vực tạo ra việc làm đáng kể. Trong các quy trình đấu thầu công
khai cho các dự án cơ sở hạ tầng lớn, được tài trợ bởi các quốc gia châu
Phi hoặc các tổ chức tài chính quốc tế, cần phải ưu đãi cho các công ty
châu Phi.
* Các dự án kéo dài hàng thập kỷ
Sẽ
là ảo tưởng khi tin rằng tất cả các thách thức về việc làm có thể được
giải quyết bởi các quốc gia. Nguồn tạo việc làm chính sẽ vẫn là khu vực
tư nhân và phần lớn việc làm sẽ được tạo ra ở khu vực thành thị, chủ yếu
là trong lĩnh vực dịch vụ. 

vậy, những ngành được coi là “các ngành công nghiệp không khói thuốc”,
cụ thể là du lịch, kinh doanh nông sản, dịch vụ văn phòng từ xa, các
ngành công nghiệp sáng tạo, có thể tạo ra một số việc làm. Tuy nhiên, để
tạo ra việc làm bền vững lâu dài và việc làm tốt sẽ đòi hỏi sự chuyển
giao đáng kể kiến thức và công nghệ từ các nước phát triển sang các nước
châu Phi.
Thương
mại giữa các nước châu Phi – được tăng tốc thông qua Hiệp định thương
mại tự do lục địa châu Phi (AfCFTA) – có thể dẫn đến tăng trưởng kinh tế
và tác động đến việc làm. Tuy nhiên, thương mại tự do cũng có thể tác
động tiêu cực đến các ngành công nghiệp chưa phát triển ở châu Phi.
Giải
quyết cuộc khủng hoảng việc làm ở châu Phi là một quá trình sẽ mất
nhiều năm, nếu không muốn nói là hàng thập kỷ. Những bước đi nhỏ sẽ thực
tế hơn là những tưởng tượng mang tính nhảy cóc. Điều quan trọng là phải
hiểu rằng các nguyên tắc chính trị và kinh tế vững chắc, được giám sát
bởi những người chủ yếu bị ảnh hưởng bởi sự chuyển đổi, phải đi đôi với
nhau./.