Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là gì? Kinh tế học thực chứng là gì?

Kinh tế học chuẩn tắc là nền tảng cốt lõi cho sự khách quan của kinh tế học. Vậy kinh tế học chuẩn tắc là gì? Hãy cùng Luật Minh Khuê tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics)

1.1. Kinh tết học chuẩn tắc (normative economics) là gì?

Kinh tế học chuẩn tắc (normative economics) là các phân tích kinh tế đưa ra những khuyến nghị hoặc nhận định về cái cần phải và nên có chứ không phải cái hiện có. Kinh tế học chuẩn tắc đưa chúng ta đến những nhận định như “cần phải điều tiết độc quyền” hoặc “nên đánh thuế lợi nhuận”. Những nhận định này có thể khác với kinh tế hục thực chứng – một hướng phân tích quan tâm đến việc mô tủ và phàn (ích nền kinh tế như nó đang tồn tại. Thông thường, kinh tế học chuẩn tắc được thiết lập trên cơ sở kinh tế học thực chứng và tồn tại dưới dạng một đánh giá nào đó về việc xã hội cần có những mục tiêu gì trong quá trình phát triển kinh tế và nghiên cứu xem hành vi kinh tế nên được tổ chức và thực hiện như thế nào (gọi là đánh giá giá trị). Vì vậy, chúng ta có thể tranh cãi với nhau về một nhận định do kinh tế học chuẩn tắc đưa ra vì cho rằng phân tích thực chứng làm cơ sở cho nó không đúng hoặc chúng ta không nhất trí về những đánh giá giá trị có liên quan.

 

1.2. Ví dụ về kinh tế học chuẩn tắc

Ví dụ về một báo cáo kinh tế chuẩn tắc như sau:

“Giá sữa phải là 6 đô la một gallon để mang lại cho những người nông dân chăn nuôi bò sữa mức sống cao hơn và để cứu trang trại của gia đình”.

Đây là một tuyên bố mang tính quy phạm, bởi vì nó phản ánh các phán đoán giá trị (cụ thể là giá trị của sữa: 6 đô la một gallon). Tuyên bố cụ thể này đưa ra nhận định rằng nông dân xứng đáng có mức sống cao hơn và các trang trại gia đình phải được cứu để sao cho xứng đáng với công sức và sự nỗ lực của họ. Kinh tế học chuẩn tắc tự dự đoán khi tối đa hóa cả tác nhân tiện ích xã hội và chính trị, được công nhận là “lợi ích tổng hợp”. Các lĩnh vực con của kinh tế học chuẩn tắc bao gồm lý thuyết lựa chọn xã hội, lý thuyết trò chơi hợp tác và thiết kế cơ chế. Một số vấn đề kỹ thuật trước đó đặt ra trong kinh tế học phúc lợi và công lý đã được giải quyết đầy đủ để dành chỗ cho việc xem xét các đề xuất trong các lĩnh vực ứng dụng như phân bổ nguồn lực, chính sách công, chỉ số xã hội và đo lường sự bất bình đẳng và nghèo đói.,,,,,,,

Một ví dụ khác về kinh tế học chuẩn tắc như là:

“Chúng ta cần cắt giảm một nửa thuế để cải thiện mức thu nhập khả dụng”.

Tuy nhiên, một nhận xét thuộc kinh tế thực chứng hoặc mang tính chất khách quan sẽ là “Dựa trên số liệu từ quá khứ, việc cắt giảm thuế này sẽ có ích cho mọi người, song cùng với đó là sự hạn chế trong chi tiêu của chính phủ làm cho điều đó không phù hợp”. Lời tuyên bố cuối cùng thuộc kinh tế học chuẩn tắc vì nó phản ánh những đánh giá chủ quan. Tuyên bố này thể hiện quan điểm cho rằng mức thu nhập khả dụng cần được tăng thêm. Những tuyên bố có bản chất thuộc kinh tế học này nên được xem xét hoặc dùng để chứng minh về mặt giá trị thực tiễn hoặc mối quan hệ nguyên nhân và kết quả hợp lí. Các ví dụ của tuyên bố theo kinh tế học này bao gồm “Phụ nữ nên được nhận khoản vay giáo dục cao hơn đàn ông”, “Người lao động nên có mức lợi nhuận tư bản thấp hơn” và “Công dân lao động không cần phải trả tiền cho dịch vụ y tế”. Các tuyên bố thuộc kinh tế học này có chứa những từ khoá như “nên” và “không nên”………

 

1.3 Quan điểm của các nhà kinh tế học về kinh tế học chuẩn tắc

Việc phân tích thấu đáo và đầy đủ các lý thuyết sẽ giải thích những điều đang tồn tại trong kinh tế học thực chứng. Kinh tế học định tính dựa trên những phân tích có giá trị chủ quan mà không dựa trên các nghiên cứu về sự thật khách quan. Từ đó, kinh tế học hiện đại cũng đưa ra các kết luận dựa trên những phân tích có tính chủ quan. Kinh tế học định tính liên quan đến việc nhận thức của cá nhân rằng nền kinh tế nên là như nào, các chính sách cần được thực hiện ra sao dựa trên những mối quan hệ kinh tế. Kinh tế học cũng đề cập đến “điều gì sẽ diễn ra?”. Chẳng hạn, một phát biểu chuẩn tắc là “lãi suất cần phải hạ thấp”. Ví dụ, một phát biểu sau đây kết hợp giữa kinh tế học thực chứng và kinh tế học chuẩn tắc: “Những người già có chi phí chăm sóc y tế rất cao và chính phủ nên trợ cấp cho họ”. “Những người già có chi phí chăm sóc y tế rất cao” là một phát biểu thực chứng, nó nói đến sự vận động của thế giới thực. Phần thứ hai của phát biểu là đề xuất xem chính phủ có thể làm gì. Đây chỉ là một nhận định có tính cá nhân dựa trên cảm xúc của người đưa ra kết luận và chưa được kiểm chứng đúng hay sai bởi bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Kinh tế học không thể chỉ ra nhận định của kinh tế học hành vi là đúng hay sai. Nó còn phụ thuộc vào sở thích hay những ưu tiên của cá nhân hay xã hội khi đưa ra quyết định đó. Thông thường, kinh tế học chuẩn tắc được thiết lập trên cơ sở kinh tế học thực chứng và tồn tại dưới một đánh giá nào đó về việc xã hội cần có những mục tiêu gì trong quá trình phát triển kinh tế và nghiên cứu xem hành vi kinh tế nên dược tổ chức và thực hiện như thế nào (gọi là đánh giá giá trị). Vì vậy, chúng ta có thể tranh cãi với nhau về một nhận định do kinh tế học chuẩn tắc đưa ra vì cho rằng phân tích thực chứng làm cơ sở cho nó không đúng hoặc chúng ta không nhất trí về những đánh giá giá trị có liên quan.

Trong khi một nhận định thực chứng có thể được xác nhận hay bị bác bỏ bởi những bằng chứng thực tế và do đó là một sự đánh giá thực chứng mang ý nghĩa của một phép phân tích khoa học, song người ta cũng khó mà thừa nhận hay phủ nhận một kết luận chuẩn tắc chỉ bằng việc xem xét nó qua các dữ liệu hoặc chứng cứ thực tế. Các nhận định đó thường dựa trên những quan điểm cá nhân. Những giá trị cá nhân là khác nhau phụ thuộc vào thế giới quan, quan điểm xã hội, tôn giáo hoặc lập trường chính trị của mỗi người. Một người nào đó có thể coi sự gia tăng giá dầu là bất thường, nhưng một người khác lại có thể cho đó là điều tốt đẹp và đáng mong đợi và dựa trên nhiều thang bậc giá trị khác nhau, người ta sẽ đưa ra các nhận định khác nhau đối với cùng một vấn đề. Kinh tế học chuẩn tắc mới không phải là một “kinh tế học phúc lợi mới” mới. Kinh tế học này, không giống với “kinh tế học phúc lợi mới” đã từng thực hiện, không quan tâm đến một chuẩn độc nhất mà nó sẽ được xem xét lại. Kinh tế học này xét các lí tưởng phân phối khác nhau để đánh giá, đối chiếu và xếp hạng những lí tưởng này. Kinh tế học này có thể là sự khởi đầu của khái niệm “đạo đức của kinh tế lý thuyết” – cái mà chỉ mới định nghĩa, và là bằng chứng khi đã sai lầm khi bác bỏ tính logic của một khoa học chuẩn tắc. Một kết luận như thế tự bản thân đã gây choáng váng với những dự đoán của hầu hết mọi nhà kinh tế. Không thể rút ra kết luận nào nếu như không trước đó đào sâu những điểm quan trọng nhất có tính thời sự của bài báo này: ý tưởng về một khoa học chuẩn tắc có đồng nghĩa với việc có những đánh giá đúng không? Phải chăng các nhà kinh tế đã thường xuyên loại bỏ các đánh giá do không phân định một cách rõ ràng chúng với những tiêu chuẩn bắt buộc? Những so sánh liên cá nhân về mức độ thoả mãn phải chăng là không chắc chắn như các nhà kinh tế đã nói và nên chăng xếp những so sánh này vào nhóm những đánh giá giá trị hơn là vào danh sách những đánh giá sự kiện?

Cùng song song với Kinh tế học chuẩn tắc trong Kinh tế học này sẽ tổn tại Kinh tế học thực chứng để nêu ra 2 quan điểm khác nhau:

 

2. Kinh tế học thực chứng

2.1. Kinh tế học thực chứng là gì?

Kinh tế học thực chứng là phương pháp phân tích kinh tế yêu cầu mọi thứ đều bắt buộc phải chứng minh và kiểm nghiệm mà không tìm cách kết luận là sự vật cần hay nên như vậy. Mục tiêu của kinh tế học thực chứng là nghiên cứu xem xã hội ra quyết định như thế nào trong đầu tư, sản xuất và trao đổi hàng hoá. Kinh tế học thực chứng xem xét thế giới thật sự vận hành như thế nào. Đối với kinh tế học thực chứng, hầu hết chúng ta xem xét các lập luận dưới dạng: nếu điều này thay đổi thì điều khác sẽ diễn ra. Kinh tế học thực chứng trả lời cho câu hỏi “điều gì sẽ diễn ra?”.
 

2.2 Ví dụ về kinh tế học thực chứng

Ví dụ, những nhà kinh tế học với nhiều quan điểm chính trị rất khác nhau đã đồng ý rằng khi chính phủ đánh thuế vào một hàng hoá thì giá của sản phẩm ấy sẽ tăng vọt. Câu hỏi tiêu chuẩn về việc này ví dụ như “Thu thuế hàng hoá có hợp lý hay không?” lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Các phát biểu thực chứng nhằm miêu tả nền kinh tế hoạt động tốt và né tránh các đánh giá. Chẳng hạn một phát biểu thực chứng là “GDP tăng 5% so với năm trước”. Con số 5% này đã được tính toán dựa trên những dữ liệu khoa học và đã được chứng minh. Vì vậy, không có gì để tranh luận với các phát biểu thực chứng. Kinh tế học thực chứng cũng còn tồn tại một số câu hỏi chưa thể trả lời được và có nhiều tranh cãi. Những quan điểm bất đồng này chính là những thử thách đặt ra cho kinh tế học thực chứng.

 

2.3 Quan điểm của các nhà kinh tế học về kinh tế học thực chứng

Kinh tế học thực chứng có xu hướng lựa chọn phương pháp miêu tả khách quan về những hiện tượng hay sự kiện trong đời sống kinh tế. Động cơ của phép phân tích thực chứng là cắt nghĩa, giải thích và dự báo được những hiện tượng hay sự kiện kinh tế này. Câu hỏi then chốt ở đây là: Tại sao? Việc phát triển các học thuyết phân tích thực chứng khác nhau cũng nhằm tạo nên những công cụ tư duy để có thể áp dụng tốt cho những kết luận này. Một kết luận của phép phân tích thực chứng chỉ được coi là đúng đắn nếu nó được kiểm nghiệm và xác nhận bằng chính những sự kiện thực tế. Mặc dù muốn giải thích khách quan cho các sự kiện đó, do hạn chế chủ quan hay vì các nguyên nhân khác, nhà kinh tế học thực chứng cũng có thể đưa ra những kết luận chính xác. Người ta vẫn có thể đưa ra nhiều ý kiến trái ngược nhau về cùng một vấn đề và trong lúc chúng chưa được thực tế xác nhận hoặc bác bỏ thì các nhà kinh tế có thể mâu thuẫn với nhau.

Hy vọng bài viết trên của Luật Minh Khuê đã cung cấp cho quý bạn đọc những thông tin hữu ích, trân trọng cảm ơn quý bạn đọc đã quan tâm theo dõi.