Thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ sức khỏe xã hội cho sinh viên
Với chủ đề “Bảo vệ sức khỏe xã hội toàn dân, vì sự gắn kết và thịnh vượng của xã hội Việt Nam”, cuộc thi được khởi động vào ngày 1 tháng 7 và sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2021.
Các bạn trẻ đang theo học tại các trường đại học tại Việt Nam có thể tham gia theo một trong hai hình thức: kể chuyện bằng hình ảnh hoặc bài viết, để có cơ hội nhận giải thưởng với tổng giá trị là 27 triệu đồng.
Cuộc thi do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Đại học Y tế công cộng tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của sinh viên và thế hệ tương lai của đát nước về bảo vệ sức khỏe xã hội.
“Cho mọi người cơ hội bình đẳng để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không phải chịu gánh nặng về tài chính là một phần của công bằng xã hội. Bản thân việc hiện thực hóa sự công bằng trong lĩnh vực sức khỏe chính là một mục tiêu cần đạt được,” bà Marielle Phe Goursat, phụ trách dự án về Hỗ trợ mở rộng bao phủ bảo vệ sức khỏe xã hội khu vực Đông Nam Á, cho biết. Dự án do chính phủ Đại công quốc Luxembourg tài trợ.
Cuộc khủng hoảng về y tế hiện nay đã nhấn mạnh rằng mọi người đều phải được tiếp cận với các dịch vụ y tế dự phòng và chữa bệnh miễn phí, vì sức khỏe của cá nhân và cộng đồng, vì sự gắn kết xã hội và sự phồn thịnh chung của một dân tộc.”
Bà Marielle Phe Goursat, Phụ trách dự án về Hỗ trợ mở rộng bao phủ bảo vệ sức khỏe xã hội khu vực Đông Nam Á
Luật Bảo hiểm y tế 2008 đặt bảo hiểm y tế toàn dân làm mục tiêu quốc gia. Trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ cam kết đặt mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm y tế xã hội, và giảm tỷ lệ chi tiền túi cho các dịch vụ y tế từ khoảng 52% (năm 2010) xuống dưới 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, mục tiêu thứ hai vẫn chưa thể hoàn thành, tỷ lệ chi trả tiền túi của hộ gia đình vào năm 2020 vẫn ở mức 43%.
HÀ NỘI – Sinh viên trên cả nước có thể tham gia vào cuộc thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ sức khỏe xã hội (ở Việt Nam có thể hiểu là Bảo hiểm y tế) với 11 giải thưởng bằng tiền mặt đang chờ đón các bạn trẻ.Với chủ đề “Bảo vệ sức khỏe xã hội toàn dân, vì sự gắn kết và thịnh vượng của xã hội Việt Nam”, cuộc thi được khởi động vào ngày 1 tháng 7 và sẽ nhận bài dự thi đến hết ngày 31 tháng 7 năm 2021.Các bạn trẻ đang theo học tại các trường đại học tại Việt Nam có thể tham gia theo một trong hai hình thức: kể chuyện bằng hình ảnh hoặc bài viết, để có cơ hội nhận giải thưởng với tổng giá trị là 27 triệu đồng.Cuộc thi do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) phối hợp với Đại học Y tế công cộng tổ chức với mục đích nâng cao nhận thức của sinh viên và thế hệ tương lai của đát nước về bảo vệ sức khỏe xã hội.“Cho mọi người cơ hội bình đẳng để tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe mà không phải chịu gánh nặng về tài chính là một phần của công bằng xã hội. Bản thân việc hiện thực hóa sự công bằng trong lĩnh vực sức khỏe chính là một mục tiêu cần đạt được,” bà Marielle Phe Goursat, phụ trách dự án về Hỗ trợ mở rộng bao phủ bảo vệ sức khỏe xã hội khu vực Đông Nam Á, cho biết. Dự án do chính phủ Đại công quốc Luxembourg tài trợ.“Cuộc khủng hoảng về y tế hiện nay đã nhấn mạnh rằng mọi người đều phải được tiếp cận với các dịch vụ y tế dự phòng và chữa bệnh miễn phí, vì sức khỏe của cá nhân và cộng đồng, vì sự gắn kết xã hội và sự phồn thịnh chung của một dân tộc. Thế hệ trẻ mang trong mình sức mạnh để trở thành tác nhân tạo ra sự thay đổi và xây dựng một văn hóa bảo vệ sức khỏe xã hội ở Việt Nam,” bà cho biết thêm.Luật Bảo hiểm y tế 2008 đặt bảo hiểm y tế toàn dân làm mục tiêu quốc gia. Trong Chiến lược quốc gia bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Thủ tướng Chính phủ cam kết đặt mục tiêu đến năm 2025 có 95% dân số Việt Nam tham gia bảo hiểm y tế xã hội, và giảm tỷ lệ chi tiền túi cho các dịch vụ y tế từ khoảng 52% (năm 2010) xuống dưới 40% vào năm 2020. Tuy nhiên, mục tiêu thứ hai vẫn chưa thể hoàn thành, tỷ lệ chi trả tiền túi của hộ gia đình vào năm 2020 vẫn ở mức 43%.
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Sức Khỏe