ĐỀ TÀI Nghiên CỨU KHOA HỌC Nghiên CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI LÊN SINH VIÊN Thành PHỐ HỒ CHÍ MINH – Studocu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP

 

ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

———–

NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI LÊN SINH VIÊN ĐẠI HỌC Ở

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Lớp: K60 (A + B + C)
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Xuân
Nhóm: 4

Thành phố Hồ Chí Minh ngày 29 tháng 9 năm 2021

THÀNH VIÊN NHÓM BỐN

Nhóm nghiên cứu gồm có các bạn như sau:

  1. K60A – 2111213068 – Nguyễn Thị Như Ý
  2. K60A – 2111213069 – Hồ Châu Hải
  3. K60A – 2111213602 – Nguyễn Thị Ngọc Tâm
  4. K60A – 2115213027 – Trần Chí Khang
  5. K60A – 2115213056 – Lê Văn Thiện
  6. K60A – 2115213066 – Trần Thế Vinh
  7. K60B – 2111313002 – Lê Thúy An
  8. K60B – 2111313003 – Lê Thị Ngân Anh
  9. K60B – 2111313007 – Lương Đinh Linh Chi

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ thông tin nói chung và mạng xã hội nói riêng
đã tác động rất lớn đến đời sống của toàn xã hội trong nhiều thập kỷ qua. Trong thời đại
này, khi tất cả thông tin đều được lưu trữ dưới dạng tệp và các trang web trở thành kho
tàng tri thức khổng lồ thì chúng ta không thể nào phủ nhận được những lợi ích mà mạng
xã hội đem lại cho toàn nhân loại. Theo thống kê của Digital (số liệu tính tới thời điểm
tháng 01/2021), ở Việt Nam có khoảng hơn 72 triệu tài khoản mạng xã hội trên tổng số
hơn 96 triệu dân, tức chiếm khoảng 2/3 dân số. Bên cạnh đó, theo điều tra quốc gia về
thanh niên do Bộ Y tế, Tổng cục thống kê, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ nhi
đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) tiến hành vào năm 2005 cho thấy 50% thanh thiếu niên
ở thành thị và 13% thanh thiếu niên ở nông thôn đã sử dụng Internet. Thực tế cho thấy,
việc công nghệ wifi phủ rộng khắp nơi giúp các bạn trẻ hoàn toàn có thể linh hoạt trong
việc sử dụng mạng xã hội. Từ đó, tần suất sử dụng mạng xã hội của giới trẻ ngày càng
gia tăng vì họ có thể truy cập mọi lúc mọi nơi nhờ các thiết bị công nghệ hiện đại như
điện thoại di động, máy tính xách tay, máy tính bảng,… Với nội dung đa dạng, phong
phú và cách thức sử dụng dễ dàng, mạng xã hội đem lại rất nhiều tiện ích cho con người
như: trao đổi, chia sẻ thông tin, tạo trang thông tin điện tử cá nhân, kết nối và trò chuyện
trực tuyến,… Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì mạng xã hội vẫn còn tồn tại
những mặt tiêu cực tiềm ẩn nhiều rủi ro làm thay đổi trực tiếp đến cách nhìn nhận và
hành xử của con người. Đặc điểm nổi trội của các trang mạng xã hội là thông tin nhanh
và nhiều, nhưng bị trộn lẫn giữa những thông tin tốt với thông tin xấu, thiếu tính định
hướng, không ai phải chịu trách nhiệm và không cần ai kiểm chứng. Điều đáng quan tâm
lo ngại nhất hiện nay là mạng xã hội đã và đang xuất hiện nhiều thông tin hàm chứa nội
dung tiêu cực, độc hại, định hướng cộng đồng tới những điều xấu xa, đen tối làm cho
người tham gia nếu không đủ tỉnh táo, sáng suốt thì có thể bị tiêm nhiễm, ảnh hưởng bởi
lượng thông tin hỗn loạn ấy.

Đối mặt với những phức tạp do mạng xã hội gây ra, nhiều quốc gia trên thế giới đã
đưa ra những chính sách nhằm ngăn chặn mối đe dọa từ không gian mạng. Mới đây nhất,
vào ngày 12/01/2021, Bộ Thông tin và Truyền thông công bố khai trương Trung tâm xử
lý tin giả Việt Nam , mang tính quốc gia với sứ mệnh lan tỏa sự thật. Hơn thế nữa, ngày
17/06/2021 Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐBTTTT về việc
ban hành “ Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội ”. Đây được xem là thể chế mềm giúp
điều chỉnh mọi hành vi, ứng xử trên mạng xã hội của người dùng tại Việt Nam. Những
hành động mang tính quyết liệt trên đã thể hiện rõ sự quan tâm của nhà nước đến thực
trạng cũng như ảnh hưởng của mạng xã hội đối với người dân nước ta, đặc biệt hơn cả
là giới trẻ hiện nay – độ tuổi có số lượng người sử dụng mạng xã hội nhiều nhất. Bởi lẽ
đây cũng chính là nhóm tuổi được tiếp cận với những thành tựu quan trọng của thế giới,
được chứng kiến sự lên ngôi của mạng Internet và sự chuyển mình của quê hương, đất
nước trong thời đại công nghệ số. Vì vậy, việc tìm hiểu và nghiên cứu tác động của mạng
xã hội đến giới trẻ hiện nay là vô cùng cần thiết và quan trọng. Thế nhưng, ở Việt Nam
lại chỉ có một số ít nghiên cứu về tác động của mạng xã hội lên các lĩnh vực như kinh tế,
marketing, khoa học,… mà chưa có nghiên cứu nào cho cái nhìn tổng quan về thực trạng
sử dụng mạng xã hội cũng như các biện pháp nhằm khắc phục những hậu quả do mạng
xã hội gây ra.

Với những lý do nêu trên, nhóm tác giả đã quyết định tiến hành đề tài “Nghiên
cứu tác động của mạng xã hội lên sinh viên đại học ở thành phố Hồ Chí Minh”

tin chắc rằng nó thực sự cần thiết cho bối cảnh hiện nay của thành phố Hồ Chí Minh nói
riêng và cho nước ta nói chung. Nghiên cứu nhằm mục đích phân tích, chỉ ra các tác
động của mạng xã hội lên sinh viên cả trong đời sống lẫn trong học tập và từ đó đề xuất
các biện pháp làm tăng những ảnh hưởng tích cực, giảm thiểu những tác nhân tiêu cực
đến việc sử dụng mạng xã hội của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh, hướng tới một
nền giáo dục tốt đẹp của Việt Nam trong tương lai.

1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước

Ở Việt Nam, hầu hết các nghiên cứu về ảnh hưởng của MXH chủ yếu tập trung
vào lĩnh vực kinh tế, bao gồm bán hàng, marketing và hành vi mua hàng của người dùng.
Bên cạnh đó, hình ảnh và hành vi của người dùng mạng cũng là một chủ đề nóng với xã
hội. Một vài nghiên cứu có liên quan đến ảnh hưởng chung của MXH như nghiên cứu
của nhóm Vũ Bích Phương (2015), hai bài nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức và Bùi
Thị Hồng Thái (2014, 2015), luận văn thạc sĩ của Tôn Nữ Cẩm Hường (2014), nghiên
cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2016), luận án tiến sĩ của Nguyễn
Lan Nguyên (2020).

Nghiên cứu của nhóm Vũ Bích Phương (2015) về “Ảnh hưởng của việc sử dụng
internet và tương tác cá nhân trên MXH đến hành vi nguy cơ và chất lượng cuộc sống
của thanh thiếu niên”, là một trong những nghiên cứu ở Việt Nam đánh giá về sự ảnh
hưởng của internet. Thực hiện bằng phương pháp RDS (Respondent-driven Sampling)
với 590 người tham gia khảo sát. Nghiên cứu chỉ ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực của internet
và MXH lên sức khoẻ và tỉ lệ thực hiện hành vi nguy cơ (risk behavior) của thanh thiếu
niên. Nghiên cứu có khá nhiều hạn chế, đầu tiên, khảo sát được tiến hành năm 2015 cách
khá xa hiện tại nên nhiều kết quả khó có thể được áp dụng lại. Tiếp theo, nghiên cứu có
số lượng mẫu khảo sát hạn chế trên phạm vi rộng nên không có tính phổ quát. Cuối cùng,
nghiên cứu chỉ tập trung vào những ảnh hưởng tiêu cực của internet mà bỏ qua mặt tích
cực cũng như những nhân tố khác trong cuộc sống có thể ảnh hưởng đến người được
khảo sát.

Nghiên cứu của Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái (2014) về: “Sử dụng
mạng xã hội trong sinh viên Việt Nam” với mục đích chỉ ra thói quen dùng MXH của
sinh viên. Sử dụng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi trên 4 sinh viên thuộc 6 tỉnh
(Hà Nội, Hải Phòng, Vinh, Huế, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh) từ năm thứ nhất
đến năm bốn, xử lý số liệu bằng phương pháp toán thống kê mô tả và thống kê suy luận.
Kết quả cho thấy, ở sinh viên Việt Nam, tỉ lệ người sử dụng MXH Facebook chiếm cao

nhất (86%), kế đến là Youtube và Google+, với mục đích chủ yếu là tương tác và giải
trí, trên 50% sinh viên sử dụng MXH trên 3 giờ mỗi ngày. Nghiên cứu thừa nhận những
ảnh hưởng tích cực của MXH và đề xuất rằng cần có sự định hướng cho sinh viên liên
quan đến mục đích, thời gian sử dụng và cách bảo vệ bản thân khi tham gia MXH.

Nghiên cứu của cùng nhóm tác giả thực hiện vào 2015 đăng trên tạp chí khoa học
Đại học Quốc gia Hà Nội về “Các loại hình hoạt động trên mạng xã hội của sinh viên và
yếu tố ảnh hưởng”. Khảo sát tiến hành trên 4205 sinh viên thuộc 6 tỉnh bằng bảng hỏi và
phỏng vấn sâu, với câu hỏi thiết kế dưới dạng thang Likert bậc 4. Kết quả nghiên cứu
cho thấy hoạt động chủ yếu của sinh viên là tương tác, giải trí và thể hiện bản thân, với
sự ảnh hưởng của các yếu tố: số giờ sử dụng, số lượng bạn bè, sự đánh giá lòng tự trọng.

Luận văn thạc sĩ của Tôn Nữ Cẩm Hường (2014) về “Thái độ của sinh viên một
số trường đại học ở thành phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội”. Mục đích của nghiên cứu
là tìm hiểu về thái độ của sinh viên đối với MXH họ đang sử dụng, cùng những yếu tố
ảnh hưởng đến thái độ của họ. Nghiên cứu đã được tiến hành bằng phương pháp sử dụng
bảng hỏi cùng phỏng vấn, xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20. Nghiên cứu liệt kê
rõ ràng thái độ chung tương đối của sinh viên TPHCM và các nguyên nhân dẫn đến thái
độ đó, cũng như đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng sử dụng MXH của sinh
viên theo góc độ tâm lý học.

Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên (2016) về “Tác
động của mạng xã hội Facebook đối với sinh viên hiện nay”. Mục đích của nghiên cứu
nhằm chỉ ra những mặt tích cực và tiêu cực của MXH Facebook và đề xuất sinh viên cần
biết cách sử dụng nó một cách hợp lý, dựa trên kết quả khảo sát của 212 sinh viên và
phỏng vấn sâu 21 sinh viên. Kết quả nghiên cứu cho thấy MXH Facebook tác động đến
sinh viên theo hướng tích cực, giúp hiệu suất học tập tốt hơn. Tuy nhiên, nghiên cứu có
hạn chế về phạm vi khảo sát, các sinh viên tham gia là thành viên trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn có đầu vào khá cao nên không thể áp dụng với toàn bộ sinh
viên.

1.4. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Tính đến năm 2021, những nghiên cứu về tác động của mạng xã hội ở Việt Nam
không nhiều nhưng ở ngoài nước thì đây lại là một đề tài rất được các nhà nghiên cứu
quan tâm đến trên nhiều phương diện, điển hình là những nghiên cứu của các tác giả
như: Alessandro và Ralph Gross (2006), Clifton Westly Evers (2011), Adam Moore và
cộng sự (2013), Alnjadat R, Hmaidi MM, Samha TE, Kilani MM, Hasswan AM (2019),
T. N. Al-Dwaikat, M. Aldalaykeh, W. Ta’an, M. Rababa (2020), Alsunni AA và Latif R.
(2021), A. M. Bhandarkar, A. K. Pandey, R. Nayak, K. Pujary, A. Kumar (2021).

Trong “Imagined Communities: Awareness, Information Sharing, and Privacy on
the Facebook” (Nhận thức về những cộng đồng tưởng tượng, chia sẻ thông tin và quyền
riêng tư trên Facebook) – 2006, Alessandro Acquisti và Ralph Gross đã dựa trên một
công cụ khảo sát được bổ sung phân tích dữ liệu khai thác từ mạng xã hội trước và sau
khi thực hiện khảo sát để tiến hành nghiên cứu về những khác biệt trong suy nghĩ, hành
vi giữa những những người sử dụng Facebook và những người không sử dụng. Nghiên
cứu còn cho thấy những tác động của việc chia sẻ thông tin một cách nhanh chóng cũng
như các vấn đề về quyền riêng tư đối với người dùng Facebook.

Trong nghiên cứu “Young People, Social Media, Social Network and Sexual
Health Communication in Australia: This is Funny, You Should Watch it ”(Giới trẻ,
truyền thông cộng đồng, mạng xã hội và truyền thông sức khỏe tình dục ở Úc) – 2011,
Clifton Westly Evers cùng với các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu trên giới trẻ ở Úc về
việc sử dụng thông tin cộng đồng và mạng xã hội để truyền thông tin sức khỏe tình dục.
Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp các người trẻ từ 16 đến
22 tuổi, tuy nhiên với số lượng rất ít do không có nguồn nhân lực nên nghiên cứu này
không mang lại kết quả khái quát. Ngoài ra, nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số vấn đề
liên quan đến việc giáo dục giới tính và sức khỏe tình dục như nỗi lo lắng về sự bắt nạt,
quyền riêng tư và sự xấu hổ trên các nền tảng mạng xã hội.

Theo nghiên cứu “Utilizing Social Networks for User Model Priming: User
Attitudes” – 2013 của nhóm tác giả bao gồm: Adam Moore, Gudrun Wesiak, Christina
M, Claudia Hauff, Declan Dagger, Gary Donohoe & Owen Conlan cho thấy
người dùng có thái độ cởi mở đối với việc cung cấp thông tin cá nhân trong việc tham
gia mạng xã hội bằng cách sử dụng nền tảng mô phỏng vai trò EmpowerTheUser để tạo
phỏng vấn. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra một đặc tính của người dùng mạng xã
hội đó là tính thận trọng của người dùng sẽ tăng lên theo độ tuổi của họ.

Alnjadat R, Hmaidi MM, Samha TE, Kilani MM, Hasswan AM (2019) với đề tài
“Gender variations in social media usage and academic performance among the students
of University of Sharjah” đã sử dụng phương pháp SMAAPOS (Bảng câu hỏi về Mạng
xã hội và Thành tích học tập) để thực hiện một nghiên cứu liên ngành ở trường Đại học
Sharijah. Với 328/500 câu trả lời, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các học sinh nam có tỷ
lệ sử dụng mạng xã hội nhiều hơn các học sinh nữ, thế nhưng các học sinh nữ lại bị ảnh
hưởng đến học tập nhiều hơn. Tuy vậy, bài nghiên cứu vẫn chưa nêu được giải thích rõ
ràng lý do các thông số về thời gian sử dụng mạng xã hội lại ảnh hưởng đến học tập,
cũng như đề cập một cách hạn chế về các yếu tố ảnh hưởng đến các học sinh nữ so với
các học sinh nam.

T. N. Al-Dwaikat, M. Aldalaykeh, W. Ta’an, M. Rababa (2020), “The relationship
between social networking sites usage and psychological distress among undergraduate
students during COVID-19 lockdown”, đã thực hiện một cuộc khảo sát bằng bảng hỏi
về tình trạng tâm lý của các sinh viên và cách họ sử dụng mạng xã hội giữa sự bùng phát
của đại dịch Covid-19. Kết quả chỉ ra rằng, ở độ tuổi trung bình 20, phần lớn các sinh
viên đều bị stress (61%), trầm cảm (74%) hay lo lắng (59%), trong đó sinh viên nữ
bị ảnh hưởng nhiều hơn. Kết quả cũng cho thấy rằng các sinh viên sử dụng mạng xã hội
vào mục đích học tập thì giảm thiểu được các tình trạng tâm lý trên so với các sinh viên
sử dụng với mục đích giải trí. Vì thực hiện nghiên cứu trong thời kỳ đại dịch nên nghiên
cứu vô tình nhấn mạnh tính thời điểm thay vì tác động thực sự của mạng xã hội đối với
sinh viên.

Thứ nhất, phương pháp phân tích và tổng thích hợp lý thuyết. Đây là phương pháp
nghiên cứu các tài liệu lý luận khác nhau bằng cách phân tích chúng thành từng bộ phận
để quan tâm sâu sắc về sự tác động của mạng xã hội đến với sinh viên, đồng thời liên
kết từng mặt, từng bộ phận thông tin đã được phân tích tạo ra một hệ thống lý thuyết
mới từ đầu đến cuối và sâu sắc về vấn đề đó.

Thứ hai, phương pháp nghiên cứu định tính. Phương pháp này đã giúp cho nhóm
nghiên cứu hiểu biết sâu sắc về hành vi con người và tổng quan những lý do tác động đến
sự ảnh hưởng của mạng xã hội. Nó cũng là một trong những giải pháp để trả lời cho câu
hỏi tại sao và làm thế nào để đánh giá về vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện nhất.

Thứ ba, phương pháp thu thập số liệu. Phương pháp này sử dụng những thông tin
đã sẵn có từ các nguồn khác nhau cũng như thu thập trực tiếp thông qua phỏng vấn và
đối mặt trực tiếp với dối tượng nghiên cứu.

Cuối cùng, đó là phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm. Tức là nghiên cứu
và xem xét lại những thành quả thực tiễn trong quá khứ để rút ra, tóm lại thông tin bổ
ích cho thực tiễn và khoa học. Phương pháp này giúp cho nhóm nghiên cứu xác định
được đâu là tính mới ở đề tài nghiên cứu của nhóm so với các công trình nghiên cứu
khác.

1. Tính mới và đóng góp của đề tài
Từ việc tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước, nhóm tác giả nhận
thấy đề tài có những tính mới như sau:
Thứ nhất , đề tài là nghiên cứu đầu tiên nghiên cứu về tác động của nhiều mạng
xã hội đến cả nhận thức và hành vi của sinh viên các trường đại học trong phạm vi thành
phố Hồ Chí Minh.
Thứ hai , đề tài đưa ra những hiện trạng tâm lý thường gặp của người dùng đối với
mạng xã hội, vấn đề ít được nhắc tới trong các nghiên cứu trước.
Thứ ba , đề tài có sự kết hợp giữa lý thuyết thống kê và lý thuyết về tâm lý học
hành vi. Sử dụng linh hoạt các phương pháp thu thập, thống kê, so sánh, đối chiếu và

phương pháp xã hội học. Sự kết hợp này nhóm nghiên cứu chưa tìm thấy trong các nghiên
cứu trước đây ở Việt Nam.
Thứ tư , đề tài đưa ra những kết luận có độ tin cậy cao trên cơ sở thống kê, phân
tích và phân loại từ phiếu khảo sát các sinh viên.
Thứ năm , đề tài khảo sát và thống kê trong phạm vi 20 trường học trong địa bàn
Thành phố Hồ Chí Minh, một phạm vi chưa từng xuất hiện ở trong các nghiên cứu với
đề tài liên quan.
Cuối cùng , các đối tượng được khảo sát được chọn lọc, đảm bảo bao quát các loại
sinh viên. Do đó kết quả nghiên cứu mang tính điển hình, góp phần bổ sung và tham
khảo cho các nghiên cứu về sau.

Qua đó, nhóm tác giả nhận thấy đề tài có những đóng góp như sau:
Thứ nhất , đề tài làm rõ hơn những tác động theo hai hướng của mạng xã hội đối
với người dùng, đặc biệt là sinh viên trong phạm vi Thành phố Hồ Chí Minh, làm rõ hơn
những nhân tố khiến sinh viên sử dụng mạng xã hội một cách tiêu cực.
Thứ hai , đề tài đưa ra những hướng đi mới cũng như những giải pháp thanh lọc
mạng xã hội, nâng cao văn hóa mạng xã hội của sinh viên trong địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh.
Thứ ba , đề tài đưa ra nhiều biện pháp thiết thực, mang tính thực tế nhằm nâng cao
những ảnh hưởng tích cực cũng như hạn chế những tác động tiêu cực của mạng xã hội
lên sinh viên.
Cuối cùng , kết quả nghiên cứu sẽ giúp các nhà chức trách, các nhà nghiên cứu
giáo dục có nguồn tham khảo, qua đó có hướng tiếp cận đúng đắn đến vấn đề tác động
của mạng xã hội đến sinh viên ngày nay.

1. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, đề tài
được kết cấu thành 5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

  1. Tính cấp thiết của đề tài

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT:

  1. Báo Lao Động, 2021, Trung tâm truyền thông đa phương tiện.
    2. Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021, Khai trương Trung tâm xử lý tin giả Việt
    Nam, tingia.gov.
    3. Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, 2021, Quyết định số 874/QĐ-BTTTT
    về việc ban hành “Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội.
  2. Bộ Y tế, Tổng cục Thống kê, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên
    hợp quốc (UNICEF), 2005, Kết quả điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh
    niên Việt Nam (SAVY.
  3. Nguyễn Lan Nguyên, 2020, Ảnh hưởng của việc sử dụng mạng xã hội Facebook
    đến học tập và đời sống của sinh viên hiện nay – Luận án tiến sĩ Xã hội học –
    Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội.
  4. Nguyễn Thị Kim Hoa và Nguyễn Lan Nguyên, 2016, Tác động của mạng xã hội
    Facebook đối với sinh viên hiện nay.
  5. Tôn Nữ Cẩm Hường, 2015, Thái độ của sinh viên một số trường đại học tại thành
    phố Hồ Chí Minh về mạng xã hội – Luận văn thạc sĩ Tâm lý học – Trường đại học
    Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
  6. Trần Thị Minh Đức và Bùi Thị Hồng Thái, 2015, Nhu cầu sử dụng mạng xã hội
    của sinh viên Việt Nam.
  7. Vũ Bích Phương, 2015, Ảnh hưởng của Internet và tương tác cá nhân trên mạng
    xã hội đến hành vi nguy cơ và chất lượng cuộc sống của thanh thiếu niên.

TIẾNG ANH:

  1. Alnjadat R, Hmaidi MM, Samha TE, Kilani MM, Hasswan AM, 2019 , Gender
    variations in social media usage and academic performance among the students
    of University of Sharjah. J Taibah Univ Med 390-394.

  2. Alsunni AA, Latif R, 2021, Higher emotional investment in social media is
    related to anxiety and depression in university students. J Taibah Univ Med Sc
    247-252.

  3. G. B. Verdugo, A. V. Villarroel, 2021, Measuring the association between
    students’ exposure to social media and their valuation of sustainability in
    entrepreneurship. Retrieved from: doi/10.1016/j.heliyon.2021.e
    13. NapoleonCat, 2021, số liệu thống kê người dùng Facebook ở Việt Nam.

  4. Saadeh RA, Saadeh NA, de la Torre MA, 2020, Determining the usage of social
    media for medical information by the medical and dental students in northern
    Jordan. J Taibah Univ Med Sc 2020;15(2):110-

  5. T. N. Al-Dwaikat, M. Aldalaykeh, W. Ta’an, M. Rababa, 2020, The relationship
    between social networking sites usage and psychological distress among
    undergraduate students during COVID-19 lockdown. Retrieved from:
    doi/10.1016/j.heliyon.2020.e

  6. WeAreSocial và Hootsuite, 2021, báo cáo thường niên “Digital 2021”.