Đất K của Bùi Quang Lâm: Người lính và thân phận thời hậu chiến

Đất K của Bùi Quang Lâm: Người lính và thân phận thời hậu chiến - Ảnh 1.Ảnh : L.ĐIỀN
Tác giả Bùi Quang Lâm vốn dân Q. 4, TP Hồ Chí Minh, và nhóm bạn thân trong đơn vị chức năng cũng nhiều người miền Nam. Đọc sách, mới biết tác giả – lính bộ binh của đại đội 12, Mặt trận 779 – có thân phận thật đặc biệt quan trọng .

Bên cạnh sức cuốn hút từ những khốc liệt của đời lính, những lần thập tử nhất sinh khi lâm trận, vô vàn gian khổ thắt ngặt; nét đặc biệt của Đất K chính là tác giả mặc dù không cố ý, đã để lộ chất thị dân của mình và những người bạn thân khi đi vào cuộc chiến.

Đó là một anh Phước “cô ba” bẩm sinh yếu đuối vẫn ráng bám theo đơn vị trong từng trận đánh, từng chặng hành quân để rồi cuối cùng hi sinh, để lại lá thư viết xong chưa kịp gửi về nhà, đọc như thấy có nước mắt trong từng hàng chữ: “Hôm nay ngày mấy, tháng mấy con không biết. Vì ở rừng nên con không biết ngày tháng. Kính thưa má…”.

Đó là mối quan hệ giữa chỉ huy và lính thể hiện qua chiến đấu và qua những cám dỗ khi thắng lợi … ; tính bộc trực không lý sự nhưng ăn nói áp đảo người khác đúng kiểu TP HCM của Hiển “ đen ”, những “ tâm hồn thơ ” giật mình nảy nở giữa khói lửa mặt trận …

Và phong vị khác lạ giữa những trang viết đặc dày khói lửa là những bóng hồng bất ngờ chen vào cuộc chiến như câu chuyện về cô gái Khmer gốc Việt Xa-Phíc mà Bùi Quang Lâm gặp gỡ trên đất Campuchia giữa đường tao loạn, hay cô bạn Mã Kim Phượng thân nhau từ mái trường trung học giữa Sài Gòn bỗng gặp nhau trong cùng chiến dịch trên đất bạn…

Một phần phong vị ấy còn bám dài theo thân phận tác giả đến thời hậu chiến. Và đây cũng là phần xúc động nhất của Đất K: người lính vào sinh ra tử, trở về phố thị quê nhà bỗng nhận ra mình chỉ còn thân phận khó nghèo như bao người khác. “Trả áo nhà binh tôi thành ‘nhà bám’” là cách nói tự trào nhưng chua chát của Bùi Quang Lâm.

Đọc những dòng tâm sự của anh về cảnh nhà túng quẫn, về thân phận khốn cùng khi trên mình chưa dứt thương tật đã bước vào cuộc mưu sinh khốc liệt vào lúc nước nhà chưa qua thời bao cấp và bóng dáng đổi mới còn chưa le lói; nhiều lúc nghe nghẹn lòng khi không hình dung ra tương lai anh rồi sẽ ra sao…

Tác giả dừng lại ở những dòng nói về “ hoàng hôn cuộc sống ” của mình. Tưởng không thiếu một cuộc giãi bày tâm sự nhưng hóa ra không phải, anh treo trong tâm lý người đọc một nỗi ám ảnh rằng anh đã sống ra làm sao giữa phố phường đô hội với thân phận cùng đinh như vậy .
Và rồi rất nhanh người đọc nhận ra thêm : nào có phải chỉ một Bùi Quang Lâm thôi đâu, bên cạnh tất cả chúng ta hằng ngày vẫn còn những thân phận thị dân lẩn khuất vô danh trong dòng chảy của cuộc sống, cũng từng đánh đổi tuổi thanh xuân, từng hi sinh nhiều thứ để theo đuổi một lý tưởng … và rồi họ lặng thầm mãi mãi không mấy người biết đến .

Kể ra anh chiến sĩ sống còn từ Đất K Bùi Quang Lâm vẫn có chút cơ may, khi anh gõ vào cánh cửa văn chương để gửi gắm một phần tâm trạng đời mình. Nhờ đó, người đọc gần xa mới nhận ra và chia sẻ, biết đâu…