Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam hiện nay – Top Moving

Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam mới nhất hiện nay. Việt Nam ta có diện tích khá rộng lớn, trên dải trên dòng chữ S mang nhiều sắt nét đặc trưng riêng từ tự nhiên cho đến văn hóa. Trong đó, có 5 thành phố và 58 tỉnh thành. Việc tìm hiểu và nắm bắt những thông tin về các tỉnh thành trên khắp cả nước để có được những thông tin hữu ích, và hiểu biết cần thiết. Ngay sau đây Top Moving sẽ giới thiệu đến cho bạn danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam mới 2021 xếp theo thứ tự bảng chữ cái.

1. Danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam hiện nay

STT Tên Tỉnh
1 An Giang
2 Bà rịa – Vũng tàu
3 Bắc Giang
4 Bắc Kạn
5 Bạc Liêu
6 Bắc Ninh
7 Bến Tre
8 Bình Định
9 Bình Dương
10 Bình Phước
11 Bình Thuận
12 Cà Mau
13 Cần Thơ
14 Cao Bằng
15 Đà Nẵng
16 Đắk Lắk
17 Đắk Nông
18 Điện Biên
19 Đồng Nai
20 Đồng Tháp
21 Gia Lai
22 Hà Giang
23 Hà Nam
24 Hà Nội
25 Hà Tĩnh
26 Hải Dương
27 Hải Phòng
28 Hậu Giang
29 Hòa Bình
30 Hưng Yên
31 Khánh Hòa
32 Kiên Giang
33 Kon Tum
34 Lai Châu
35 Lâm Đồng
36 Lạng Sơn
37 Lào Cai
38 Long An
39 Nam Định
40 Nghệ An
41 Ninh Bình
42 Ninh Thuận
43 Phú Thọ
44 Phú Yên
45 Quảng Bình
46 Quảng Nam
47 Quảng Ngãi
48 Quảng Ninh
49 Quảng Trị
50 Sóc Trăng
51 Sơn La
52 Tây Ninh
53 Thái Bình
54 Thái Nguyên
55 Thanh Hóa
56 Thừa Thiên Huế
57 Tiền Giang
58 Thành phố Hồ Chí Minh
59 Trà Vinh
60 Tuyên Quang
61 Vĩnh Long
62 Vĩnh Phúc
63 Yên Bái

Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành? Trước năm 2008, Việt Nam ta có đến 64 tỉnh thành. Sau này, Hà Tây đã được sáp nhập vào Hà Nội nên hiện tại đất nước chúng ta chỉ có 63 tỉnh thành cho đến ngày hôm nay.

2. Danh sách các tỉnh Việt Nam được chia theo từng vùng

Đất nước ta được trải dọc theo theo hình chữ S, gồm có 63 tỉnh thành và trải dài phân chia theo 8 vùng miền mang cho mình với những nét riêng biệt khác nhau. Danh sách 63 tỉnh thành từ bắc vào Nam bao gồm:

2.1 Các tỉnh thành Việt Nam thuộc vùng Đông Bắc Bộ

Với tổng số 9 tỉnh thành đã tạo nên vùng phía Đông Bắc Bộ hay còn được gọi là Đông Bắc. Địa hình tại đây chủ yếu là đồi núi chiếm diện tích lớn, nằm ở khu vực phía Bắc và phía Đông của vùng Bắc Bộ. Đây được xem là khu vực nằm tiếp giáp biên giới của Trung Quốc, phần phía Đông được giáp với biển. Các tỉnh thành tại phía Đông Bắc Bộ như là:

  • Bắc Giang
  • Bắc Kạn
  • Cao Bằng
  • Hà Giang
  • Lạng Sơn
  • Phú Thọ
  • Quảng Ninh
  • Thái Nguyên
  • Tuyên Quang

khu vực phía Đông Bắc Bộ

2.2 Các tỉnh thành thuộc vùng Tây Bắc Bộ

Khu vực phía Tây Bắc Bộ còn được biết đến là vùng Tây Bắc. Tại đây gồm có 6 tỉnh thành khác nhau tạo thành, cũng nằm tiếp giáp gần kề với biên giới Trung Quốc và Lào. Đặc điểm khá nổi bật của vùng Tây Bắc đó chính là đồi núi, vị trí chính xác được xác định là nằm tại phía Tây của Bắc Bộ. Các tỉnh thành tại vùng miền này gồm có:

  • Điện biên
  • Hòa Bình
  • Lai Châu
  • Lào Cai
  • Sơn La
  • Yên Bái

khu vực Tây Bắc Bộ

2.3 Các tỉnh thành thuộc vùng Đồng Bằng Sông Hồng

Tại đây với 2 thành phố trực thuộc trung ương và gồm có 8 tỉnh tạo nên vùng Đồng Bằng Sông Hồng được phát triển, và rất màu mỡ. Nằm tiếp giáp với vùng Tây Bắc và Đông Bắc, Bắc Trung Bộ và một phần là tiếp giáp với Biển Đông. Đồng Bằng Sông Hồng ngày nay còn được biết đến với tên gọi là Châu thổ Sông Hồng. Địa hình tại đây chủ yếu là đồng bằng, xen lẫn đôi chút đó là đồi núi. Các tỉnh và thành phố tại đây bao gồm:

  • Bắc Ninh
  • Hà Nam
  • Thành phố Hà Nội
  • Hải Dương
  • Thành phố Hải Phòng
  • Hưng Yên
  • Nam Định
  • Ninh Bình
  • Thái Bình
  • Vĩnh Phúc

khu vực đồng bằng Sông Hồng

>> Xem thêm: Top 17 dịch vụ chuyển nhà trọn gói Hà Nội, giá rẻ tốt nhất

2.4 Các tỉnh thành Việt Nam thuộc Bắc Trung Bộ

Được nằm trải dài từ khu vực phía nam từ tỉnh Ninh Bình tới đèo Hải Vân, bao gồm có 6 tỉnh thành với diện tích là khá rộng lớn. Vị trí tiếp giáp của khu vực phía Bắc Trung Bộ đó chính là với Đồng Bằng Sông Hồng, Biển đông, Nam Trung Bộ và khu vực phía tây giáp với Lào. Các tỉnh thành tại đây bao gồm:

  • Hà Tĩnh
  • Nghệ An
  • Quảng Bình
  • Quảng Trị
  • Thanh Hóa
  • Thừa Thiên Huế

khu vực Bắc Trung Bộ

2.5 Các tỉnh thành thuộc vùng Nam Trung Bộ

Được tạo thành với 1 thành phố và gồm 7 tỉnh thành đạo tạo nên Nam Trung Bộ khá khác biệt tại nước ta. Tại đây tiếp giáp gần kề với khu vực phía Bắc Trung Bộ, Lào, Tây Nguyên, Đông Nam bộ và phía đông đó chính là Biển Đông. Trong danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam thì khu vực phía Nam Trung Bộ được đánh giá là khu vực sở hữu cho mình một vị trí địa lý khá lý tưởng, tạo điều kiện để phát triển kinh tế một cách thuận lợi và mạnh mẽ. Các tỉnh thành tạo thành bao gồm:

  • Bình Định
  • Bình Thuận
  • Thành phố Đà Nẵng
  • Khánh Hòa
  • Ninh Thuận
  • Phú Yên
  • Quảng Ngãi
  • Quảng Nam

khu vực phía Nam Trung Bộ

2.6 Các tỉnh thành thuộc khu vực Tây Nguyên

Được biết đến là vùng đất cao nguyên với đất đỏ bazan đặc trưng nhiều màu mỡ. Khu vực phía Tây Nguyên được tạo thành với tổng số 5 tỉnh thành Việt Nam có diện tích lớn, nằm tiếp giáp đó chính khu vực phía Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, một phần tiếp giáp với biên giới Lào, và Campuchia. 5 tỉnh thành lần lượt đó là:

  • Đắk Lắk
  • Đắk Nông
  • Gia Lai
  • Kon Tum
  • Lâm Đồng

khu vực Tây Nguyên

2.7 Các tỉnh thành Việt Nam thuộc vùng Đông Nam Bộ

Đông Nam Bộ được biết đến là một trong những khu vực có tốc độ phát triển nhanh chóng, lý tưởng nhất trên khắp cả nước. Là vùng kinh tế với tốc độ phát triển khá mạnh mẽ và ấn tượng với chất lượng cuộc sống cũng được cải thiện rất nhiều. Đây là khu vực tiếp giáp gần kề với phía Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đồng Bằng Sông Cửu Long, Biển Đông và một phần tiếp giáp với Campuchia. Các tỉnh thành phố tạo thành như:

  • Bà Rịa Vũng Tàu
  • Bình Dương
  • Bình Phước
  • Đồng Nai
  • Thành phố Hồ Chí Minh
  • Tây Ninh

khu vực Đông Nam Bộ

2.8 Các tỉnh thành thuộc vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long

Được biết đến với cái tên gọi khá quen thuộc đó là Miền Tây nằm ở phía Nam của Tổ quốc nước ta với tổng số 1 thành phố và gồm 12 tỉnh thành lớn nhỏ khác nhau đã tạo nên. Khu vực phía Đồng Bằng Sông Cửu Long nằm tiếp giáp gần kề với Biển Đông, Đông Nam Bộ và Campuchia. Các thành phố, tỉnh thành tạo nên bao gồm:

  • An Giang
  • Bạc Liêu
  • Bến Tre
  • Cà Mau
  • Thành phố Cần Thơ
  • Đồng Tháp
  • Hậu Giang
  • Kiên Giang
  • Long An
  • Sóc Trăng
  • Tiền Giang
  • Trà Vinh
  • Vĩnh Long

khu vực đồng bằng Sông Cửu Long

Trên đây với tổng số danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam kéo dài từ Bắc vào Nam có sự khác biệt về diện tích, nền kinh tế, văn hóa cũng như xã hội,… dường như đã góp phần tạo nên đất nước Việt ta thêm tươi đẹp, trù phú và nhiều màu sắc. Việc phân chia rõ ràng địa lý một cách chi tiết, và cụ thể giúp cho quá trình đầu tư, quản lý về mặt hành chính cũng trở nên dễ dàng hơn. Top Moving hy vọng qua bài viết này các bạn đã cũng cố thêm cho mình những thông tin thật hữu ích, cũng như giải đáp được câu hỏi Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành rồi nhé.

>> Tham khảo thêm: Top 10 công ty vận chuyển hàng hóa Bắc Nam uy tín nhất

5

/

5
(
2000
bầu chọn
)