Chuẩn bị hồ sơ và trình tự giải thể doanh nghiệp tự nguyện và không tự nguyện

Chuẩn bị hồ sơ và trình tự giải thể doanh nghiệp tự nguyện và không tự nguyện

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, vì một lý do nào đó mà doanh nghiệp đầu tư phải ngừng hoạt động. Tuy nhiên, do chưa am hiểu pháp luật và kinh nghiệm xử lý hồ sơ, nên nhiều người sẽ cảm thấy bối rối và chưa biết phải bắt đầu tư đâu. Bài viết chuẩn bị hồ sơ và trình tự giải thể doanh nghiệp tự nguyện và không tự nguyện sau đây, sẽ mang đến lời giải đáp tốt nhất, giúp mọi người không còn bỡ ngờ và giải quyết các thủ tục nhanh chóng hơn.

Chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp

Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ theo Khoản 1, Điều 204 Luật doanh nghiệp năm 2014 như sau:

  • Văn bản thông báo về việc doanh nghiệp tiến hành giải thể doanh nghiệp.
  • Báo cáo kế hoạch thành lý tài sản và một số danh sách sau:
    • Danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán.
    • Danh sách về khoản nợ thuế của doanh nghiệp.
    • Tiền nợ bảo hiểm xã hội, người lao động (nếu có).
    • Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu của doanh nghiệp (nếu có).
    • Giấy chứng nhận doanh nghiệp.

Chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Chuẩn bị hồ sơ giải thể doanh nghiệp theo quy định 

Trình tự trường hợp doanh nghiệp tự nguyện giải thể

Bước 1: Doanh nghiệp tổ chức họp về việc giải thể doanh nghiệp

Nội dung của cuộc họp phải đảm bảo các nội dung sau:

Người có quyền quyết định giải thể công ty

Tùy theo loại hình doanh nghiệp, việc quyết định giải thể doanh nghiệp được quy định như sau:

  • Công ty TNHH MTV do chủ sở hữu công ty quyết định.
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên do Hội đồng thành viên quyết định.
  • Công ty cổ phần và công ty hợp danh do Đại hội đồng cổ đông quyết định

Lưu ý: Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.

Đối với nhóm thành viên thì quyết định này phải thể hiện được sự nhất trí của các thành viên về việc giải thể công ty, bao gồm:

  • Lý do giải thể.
  • Thời gian giải thể.
  • Thủ tục thanh lý các hợp đồng.
  • Phương án và kế hoạch thanh toán các khoản nợ và các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng lao động.
  • Thành lập tổ tiến hành thanh lý tài sản.

Quyết định giải thể doanh nghiệp phải thể hiện đầy đủ các nội dung dưới đây

  • Tên công ty và địa chỉ trụ sở chính.
  • Lý do doanh nghiệp giải thể.
  • Kế hoạch và thời gian hoàn thành nghĩa vụ tài chính đối với: hợp đồng kinh tế, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ khác phát sinh thêm. Thời hạn để doanh nghiệp hoàn thành là 06 tháng kể từ ngày ra thông báo quyết định giải thể.
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Biên bản quyết định giải thể doanh nghiệp đầy đủ thông tin theo quy định
Biên bản quyết định giải thể doanh nghiệp phải có đầy đủ thông tin theo quy định

Bước 2: Doanh nghiệp thông báo công khai quyết định giải thể

  • Ngay sau khi có quyết định giải thể, doanh nghiệp phải công bố đến cá nhân hoặc tổ chức có quyền và nghĩa vụ liên quan biết về quyết định giải thể.
  • Đối với trường hợp doanh nghiệp còn thiếu nợ thì ngoài quyết định thông báo, doanh nghiệp phải đính kèm phương án và thời hạn giải quyết nợ đến chủ nợ và những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.
  • Ngoài ra, tất cả văn bản gửi đi, doanh nghiệp phải ghi đầy đủ thông tin chủ nợ và người nhận: tên, địa chỉ, số hợp đồng của khoản nợ.

Bước 3: Thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ của công ty

Sau khi tiến hành thanh lý tài sản, doanh nghiệp thanh toán các khoản nợ theo trình tự của Luật doanh nghiệp như sau:

  • Các khoản nợ người lao động, bao gồm: lương, bảo hiểm xã hội theo quy định và quyền lợi khác theo hợp đồng lao động đã ký kết.
  • Các khoản nợ thuế.
  • Các khoản nợ khác.

Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại thuộc về chủ thể doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty.

Bước 4: Nộp hồ sơ giải thể

Sau hoàn thành nghĩa vụ thanh toán nợ, doanh nghiệp mang hồ sơ tất cả hồ sơ đã chuẩn bị theo bước 1 và bước 2 đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thời hạn nộp hồ sơ: 05 ngày làm việc, kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ.

Bước 5: Cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Việc giải thể doanh nghiệp thực hiện theo hai phương thức (theo Khoản 8 Điều 202 Luật Doanh nghiệp năm 2014):

Trường hợp giải thể theo hồ sơ

  • Căn cứ Điều 59 Nghị định số 78/2015/NĐ-CP quy định, sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ theo quy định từ doanh nghiệp. Cơ quan đăng ký kinh doanh gửi văn bản thông báo về việc doanh nghiệp giải thể cho cơ quan thuế.
  • Thời hạn 02 ngày làm việc, cơ quan thuế phải trả lời bằng văn bản cho cơ quan đăng ký kinh doanh về việc đã tiếp nhận thông tin giải thể doanh nghiệp.
  • Sau khi nhận hồ sơ giải thể doanh nghiệp hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải cập nhật thông tin doanh nghiệp giải thể lên Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, thời hạn là 5 ngày làm việc.

Trường hợp giải thể bằng Công bố thông tin  trên Cơ sở dữ liệu quốc gia

  • Sau 180 ngày làm việc, kể từ ngày công bố thông tin trên Cổng thông tin quốc gia về việc doanh nghiệp giải thể, nếu không có cá nhân hay tổ chức khiếu nại thì Cơ quan đăng ký kinh doanh tuyên bố doanh nghiệp chính thức giải thể và thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc theo quyết định của Tòa án.

Trình tự trường hợp doanh nghiệp giải thể bắt buộc

Bước 1: thông báo về tình trạng giải thể doanh nghiệp

  • Cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo thông tin doanh nghiệp giải thể trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Sau đó, tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau khi ra quyết định hoặc quyết định giải thể của toà án có hiệu lực. Thông báo hoặc giấy quyết định giải thể của toàn án cũng được đăng tải lên Cổng thông tin quốc gia.

Bước 2: ra quyết định và gửi thông báo đến các bên có liên quan

  • Kể từ khi quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc quyết định giải thể của toàn án có hiệu lực, doanh nghiệp có nghĩa vụ phải tổ chức cuộc họp giữa các thành viên trong công ty để ra quyết định giải thể. Thời hạn yêu cầu trong 10 ngày.
  • Doanh nghiệp gửi quyết định giải thể và bản sao y quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định của toàn án có hiệu lực pháp lý đến cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế, người lao động và cá nhân hoặc tổ chức có liên quan. Đối với cá nhân hoặc tổ chức doanh nghiệp còn nợ, thì ngoài hai văn bản nêu trên, doanh nghiệp gửi đính kèm phương án và thời hạn thanh toán các khoản nợ đó. Trên các văn bản này phải ghi đầy đủ thông tin: tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó.
  • Quyết định giải thể doanh nghiệp phải được niêm yết công khai trước địa chỉ trụ sở chính, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp phải đăng thông báo về quyết định giải thể lên báo giấy hoặc báo điện tử ít nhất 3 kỳ khi có yêu cầu.

Bước 3: Tổ chức thanh lý tài sản và thanh toán các khoản nợ

Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp

Bước 5: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật trình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp

Lưu ý chung

  • Việc thanh toán các khoản nợ là rất phức tạp vì cần phải quy định một trình tự phù hợp nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của những người liên quan.
  • Thời gian trên được áp dụng đối với trường hợp hồ sơ hợp lệ và thực hiện đúng quy trình và đúng trình tự.
  • Doanh nghiệp đủ điều kiện và thực hiện nghĩa vụ giải thể theo luật mới được tiến hành giải thể doanh nghiệp.

Bài viết chuẩn bị hồ sơ và trình tự giải thể doanh nghiệp tự nguyện và không tự nguyện đã cập nhật đầy đủ thông tin để hoàn tất thủ tục giải thể công ty. Tuy nhiên, để tránh rủi ro do chưa am hiểu pháp lý và kinh nghiệm thực hiện thủ tục, bạn hãy liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ giải thể doanh nghiệp để được tư vấn và hỗ trợ.