Báo cáo nghiên cứu thị trường ô tô Việt Nam 2020-2021

Thị trường ô tô Việt Nam

6 THÁNG ĐẦU NĂM 2022

Theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong 6 tháng đầu năm đạt 201.840 xe, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính gộp cả kết quả kinh doanh của VinFast và TC Group, nửa đầu năm chứng kiến lượng xe được phân phối đến tay người tiêu dùng Việt Nam đạt 252.932 xe.

Ấn tượng nhất trong giai đoạn nửa đầu 2022 phải kể đến mức tăng trưởng doanh số ấn tượng của Kia, với tổng cộng 35.485 xe được bán ra sau 6 tháng.

So với cùng kỳ năm ngoái, Kia đã bán nhiều hơn đến 13.929 xe, mức tăng cao nhất toàn thị trường.

Seltos, K3 và Carnival là những cái tên nổi trội trong số những mẫu Kia mà Thaco phân phối tại thị trường Việt Nam, qua đó giúp hãng xe Hàn Quốc xuất sắc leo lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng doanh số, vượt qua người đồng hương Hyundai.

Honda cũng sở hữu mức tăng trưởng tốt 8.507 xe, qua đó từ con số khiêm tốn 11.684 xe bán ra sau 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 20.191 xe trong cùng kỳ năm nay.

Thành tích này khiến Honda nhảy ba bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 7 năm ngoái lên hạng 4 trong bảng kết quả kinh doanh hai quý đầu năm.

Hai mẫu CR-V và City vẫn là ngôi sao của Honda với mức doanh số 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 5.867 xe và 9.439 xe.

Mặc dù sụt giảm doanh số trong tháng vừa rồi, Honda City vẫn đủ sức chen chân vào top 10 xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2022 với vị trí thứ 5.

Doanh số 6 tháng đầu năm đạt hơn 43.000 xe đã giúp Toyota vượt qua Hyundai. Cuộc đua tam mã Toyota, Kia và Hyundai tiếp tục diễn biến gay cấn.
Theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong 6 tháng đầu năm đạt 201.840 xe, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính gộp cả kết quả kinh doanh của VinFast và TC Group, nửa đầu năm chứng kiến lượng xe được phân phối đến tay người tiêu dùng Việt Nam đạt 252.932 xe.

Toyota vững ngôi đầu, Hyundai hụt hơi
Toyota là cái tên dẫn đầu toàn ngành ôtô sau 6 tháng đầu năm với doanh số đạt tổng cộng 43.085 xe, tăng 13.846 xe so với cùng kỳ năm ngoái.

Dải sản phẩm trải dài trên nhiều phân khúc được cho là yếu tố giúp Toyota vượt lên trên các đối thủ trong cuộc đua doanh số.

Với sự ra mắt của Veloz Cross vào tháng 3 cùng với doanh số ổn định của các dòng xe Corolla Cross, Fortuner và Camry, Toyota đã lội ngược dòng trên thị trường ôtô Việt.

Kết quả bán hàng giúp Toyota vượt xa đối thủ trực tiếp Hyundai khi lượng ôtô mà hãng này bán ra trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 30.098 xe.

Con số 1.126 xe được xem là mức tăng trưởng khá khiêm tốn của thương hiệu Hàn Quốc. Trong hai quý đầu năm 2021, TC Group đã giao đến tay khách hàng tổng cộng 28.972 xe.

Nửa đầu năm nay chứng kiến nhiều sản phẩm chủ lực của Hyundai như Santa Fe hay Tucson rơi vào tình trạng khan hàng, thậm chí phải ngừng sản xuất như Kona đã khiến doanh số hãng xe sụt giảm nghiêm trọng.

Xếp hạng doanh số 6 tháng đầu năm, Hyundai rơi một bậc xuống vị trí thứ 3.

Trong khi đó, Accent và Grand i10 với tổng cộng 15.910 xe được bán ra, chiếm 43,7% tổng doanh số TC Group 6 tháng đầu năm, được xem là điểm sáng hiếm hoi của thương hiệu ôtô Hàn Quốc.

Vị trí số hai có chủ nhân mới
Ấn tượng nhất trong giai đoạn nửa đầu 2022 phải kể đến mức tăng trưởng doanh số ấn tượng của Kia, với tổng cộng 35.485 xe được bán ra sau 6 tháng.

So với cùng kỳ năm ngoái, Kia đã bán nhiều hơn đến 13.929 xe, mức tăng cao nhất toàn thị trường.

Seltos, K3 và Carnival là những cái tên nổi trội trong số những mẫu Kia mà Thaco phân phối tại thị trường Việt Nam, qua đó giúp hãng xe Hàn Quốc xuất sắc leo lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng doanh số, vượt qua người đồng hương Hyundai.

Honda cũng sở hữu mức tăng trưởng tốt 8.507 xe, qua đó từ con số khiêm tốn 11.684 xe bán ra sau 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 20.191 xe trong cùng kỳ năm nay.

Thành tích này khiến Honda nhảy ba bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 7 năm ngoái lên hạng 4 trong bảng kết quả kinh doanh hai quý đầu năm.

Hai mẫu CR-V và City vẫn là ngôi sao của Honda với mức doanh số 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 5.867 xe và 9.439 xe.

Mặc dù sụt giảm doanh số trong tháng vừa rồi, Honda City vẫn đủ sức chen chân vào top 10 xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2022 với vị trí thứ 5.

Trên bảng xếp hạng doanh số 6 tháng đầu năm, những cái tên còn lại theo thứ tự bao gồm Mazda, Mitsubishi, VinFast, Ford và Suzuki.

Trong đó, VinFast và Ford chứng kiến mức sụt giảm lần lượt 1.243 xe và 1.713 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Mức sụt giảm doanh số khiến VinFast phải nhường lại vị trí thứ 4 cho Honda.

Hai vị trí cuối cùng vẫn do Ford và Suzuki nắm giữ, với thị phần khiêm tốn dưới 5%.

Doanh số 6 tháng đầu năm đạt hơn 43.000 xe đã giúp Toyota vượt qua Hyundai. Cuộc đua tam mã Toyota, Kia và Hyundai tiếp tục diễn biến gay cấn.
Theo số liệu từ Hiệp hội các Nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), doanh số bán hàng của các đơn vị thành viên trong 6 tháng đầu năm đạt 201.840 xe, tăng 34% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tính gộp cả kết quả kinh doanh của VinFast và TC Group, nửa đầu năm chứng kiến lượng xe được phân phối đến tay người tiêu dùng Việt Nam đạt 252.932 xe.

Toyota vững ngôi đầu, Hyundai hụt hơi
Toyota là cái tên dẫn đầu toàn ngành ôtô sau 6 tháng đầu năm với doanh số đạt tổng cộng 43.085 xe, tăng 13.846 xe so với cùng kỳ năm ngoái.

Dải sản phẩm trải dài trên nhiều phân khúc được cho là yếu tố giúp Toyota vượt lên trên các đối thủ trong cuộc đua doanh số.
Với sự ra mắt của Veloz Cross vào tháng 3 cùng với doanh số ổn định của các dòng xe Corolla Cross, Fortuner và Camry, Toyota đã lội ngược dòng trên thị trường ôtô Việt.

Kết quả bán hàng giúp Toyota vượt xa đối thủ trực tiếp Hyundai khi lượng ôtô mà hãng này bán ra trong 6 tháng đầu năm chỉ đạt 30.098 xe.

Con số 1.126 xe được xem là mức tăng trưởng khá khiêm tốn của thương hiệu Hàn Quốc. Trong hai quý đầu năm 2021, TC Group đã giao đến tay khách hàng tổng cộng 28.972 xe.

Nửa đầu năm nay chứng kiến nhiều sản phẩm chủ lực của Hyundai như Santa Fe hay Tucson rơi vào tình trạng khan hàng, thậm chí phải ngừng sản xuất như Kona đã khiến doanh số hãng xe sụt giảm nghiêm trọng.

Xếp hạng doanh số 6 tháng đầu năm, Hyundai rơi một bậc xuống vị trí thứ 3.

Trong khi đó, Accent và Grand i10 với tổng cộng 15.910 xe được bán ra, chiếm 43,7% tổng doanh số TC Group 6 tháng đầu năm, được xem là điểm sáng hiếm hoi của thương hiệu ôtô Hàn Quốc.

Vị trí số hai có chủ nhân mới
Ấn tượng nhất trong giai đoạn nửa đầu 2022 phải kể đến mức tăng trưởng doanh số ấn tượng của Kia, với tổng cộng 35.485 xe được bán ra sau 6 tháng.

So với cùng kỳ năm ngoái, Kia đã bán nhiều hơn đến 13.929 xe, mức tăng cao nhất toàn thị trường.

Seltos, K3 và Carnival là những cái tên nổi trội trong số những mẫu Kia mà Thaco phân phối tại thị trường Việt Nam, qua đó giúp hãng xe Hàn Quốc xuất sắc leo lên vị trí thứ 2 trên bảng xếp hạng doanh số, vượt qua người đồng hương Hyundai.

Honda cũng sở hữu mức tăng trưởng tốt 8.507 xe, qua đó từ con số khiêm tốn 11.684 xe bán ra sau 6 tháng đầu năm 2021 tăng lên 20.191 xe trong cùng kỳ năm nay.

Thành tích này khiến Honda nhảy ba bậc trên bảng xếp hạng, từ vị trí thứ 7 năm ngoái lên hạng 4 trong bảng kết quả kinh doanh hai quý đầu năm.

Hai mẫu CR-V và City vẫn là ngôi sao của Honda với mức doanh số 6 tháng đầu năm lần lượt đạt 5.867 xe và 9.439 xe.

Mặc dù sụt giảm doanh số trong tháng vừa rồi, Honda City vẫn đủ sức chen chân vào top 10 xe bán chạy nhất nửa đầu năm 2022 với vị trí thứ 5.

Trên bảng xếp hạng doanh số 6 tháng đầu năm, những cái tên còn lại theo thứ tự bao gồm Mazda, Mitsubishi, VinFast, Ford và Suzuki.

Trong đó, VinFast và Ford chứng kiến mức sụt giảm lần lượt 1.243 xe và 1.713 xe so với cùng kỳ năm ngoái. Mức sụt giảm doanh số khiến VinFast phải nhường lại vị trí thứ 4 cho Honda.

Trong khi đó, động thái ngừng bán EcoSport từ đầu năm khiến Ford chỉ còn 3 cái tên trên thị trường ôtô Việt bao gồm Ranger, Everest cùng với Explorer vốn sở hữu doanh số không đáng kể.

Do vậy, mặc dù Ford Ranger vẫn chiếm vị trí độc tôn trong phân khúc xe bán tải, hãng xe của Mỹ vẫn không thể tạo nên sức bật trong cuộc cạnh tranh doanh số với các đối thủ.

Hai vị trí cuối cùng vẫn do Ford và Suzuki nắm giữ, với thị phần khiêm tốn dưới 5%.

Hạng B đua tranh gay cấn
Không chỉ dẫn đầu trên bảng xếp hạng doanh số hãng, Toyota còn đóng góp 2 cái tên vào bảng xếp hạng doanh số từng dòng xe sau 6 tháng đầu năm.

Với 11.937 xe được bán ra, Toyota Vios dẫn đầu danh sách xe bán chạy nhất thị trường Việt Nam.

Mặc dù có cú nước rút ngoạn mục để chiếm vị trí dẫn đầu các xe bán chạy nhất tháng 6, “người anh em” Toyota Corolla Cross vẫn chưa thể vượt qua Vios, chấp nhận vị trí thứ 2 với doanh số lũy kế 10.913 xe sau 6 tháng đầu năm.

Không chỉ cạnh tranh nhau ở phân khúc hạng B, Hyundai Accent cũng so kè cùng Vios trên bình diện toàn thị trường khi giành vị trí thứ 3 với doanh số hơn 10.000 chiếc.

Mặc dù không thể duy trì độ ổn định doanh số qua từng tháng, Hyundai Accent vẫn tiếp tục nắm giữ vị thế hàng đầu trong các dòng xe do TC Group phân phối. Mẫu sedan hạng B chiếm 28,1% lượng xe Hyundai bán ra tại Việt Nam sau 6 tháng đầu năm.

4 THÁNG ĐẦU NĂM 2020 CHẬT VẬT CỦA NGÀNH Ô TÔ

Theo báo cáo của Hiệp hội các Nhà sản xuất Ô tô Việt Nam (VAMA), lượng ô tô tiêu thụ trong nước vào tháng 4/2020 chỉ đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng 3/2020 và giảm 44% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong khi đó, tổng doanh số ô tô tính từ đầu năm đến hết tháng 4/2020 cũng rất thê thảm, đạt 64.100 xe bán ra, giảm 36% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là thời điểm làm ăn khó khăn nhất của tất cả các hãng xe tại Việt Nam.

Sau 4 tháng đầu năm 2020, hầu hết các nhà sản xuất khác cũng đều ghi nhận mức doanh số giảm mạnh so với cùng kỳ, như: Thaco (- 34%), Toyota (- 29%), Honda (- 41%), Ford (- 53%),… 

Điều này đã chứng tỏ sức ảnh hưởng rất lớn từ đại dịch Covid-19, khiến nhiều thương hiệu ô tô ở Việt Nam trong tình trạng lao đao.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, cả nước cùng thực hiện “giãn cách xã hội” trong hầu hết thời gian của tháng 4/2020, tất cả người dân đều được yêu cầu hạn chế ra ngoài trừ các trường hợp cần thiết. Thực hiện chỉ thị này của Chính phủ, nhiều các hãng xe đã dừng hoạt động sản xuất ở các nhà máy trong nước theo thời gian trên.

Theo đó, Ford là hãng đầu tiên quyết định tạm ngừng sản xuất tại nhà máy ở Hải Dương từ ngày 26/3/2020 theo thông báo từ tập đoàn trên toàn cầu. Chỉ ít ngày sau, Toyota cũng tiếp bước khi công bố sẽ dừng hoạt động của nhà máy ô tô đặt tại Vĩnh Phúc từ ngày 30/3/2020.

Ngày 31/3/2020, liên tiếp TC Motor (với nhà máy lắp ráp ôtô Hyundai tại Ninh Bình) và Honda Việt Nam (các nhà máy ôtô và xe máy ở Vĩnh Phúc và Hà Nam) đã chính thức thông báo dừng hoạt động sản xuất từ ngày 1/4/2020 và sẽ mở cửa nhà máy trở lại tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh cũng như chỉ thị của Chính phủ.

Sau đó, các nhà máy còn lại của các hãng như Yamaha, Mercedes-Benz, Nissan… cũng đều được thông báo sẽ đóng cửa tạm thời nhằm hưởng ứng chỉ thị của chính phủ Việt Nam.

  • Xem thêm: Tổng quan thị trường sữa Việt Nam

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ NGÀNH Ô TÔ

Ngoài thực hiện tốt trong việc phòng chống dịch Covid-19, Chính phủ Việt Nam cũng phải “ra tay” thực thi những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp trở lại kinh doanh, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và lắp ráp ô tô.

Có thể nói, động thái hỗ trợ đầu tiên của Chính phủ diễn ra vào cuối tháng 5/2020, Nghị định số 57/2020/NĐ-CP đã được ban hành với các quy định về biểu thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi. Theo đó, thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện trong nước chưa sản xuất được đã về mức 0%. Quan trọng nhất, Nghị định đã gỡ bỏ yêu cầu về sản lượng ô tô chung và sản lượng một mẫu xe mà doanh nghiệp phải cam kết lắp ráp.

Ngoài ra, Chính phủ còn ban hành Nghị định 109/2020/NĐ-CP vào tháng 9/2020 để hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp ô tô nội địa, những hãng xe này sẽ được hưởng lợi từ về vấn đề gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB). Cụ thể, thời hạn nộp thuế TTĐB thuộc kỳ tính thuế của các tháng từ tháng 3 đến tháng 10/2020 đã được hoãn lại một thời gian, giúp nhiều hãng xe chủ động hơn về tài chính, nhất là trong thời điểm cuối năm.

Các chính sách trên được đưa ra chủ yếu để hỗ trợ trực tiếp cho doanh nghiệp nhưng Nghị định số 70/2020/NĐ-CP trong đó có quy định giảm 50% lệ phí trước bạ được nhiều ý kiến cho rằng có tác động mạnh mẽ nhất và hỗ trợ lớn nhất chính. Theo đó, ô tô sản xuất và lắp ra nội địa kể từ ngày ban hành nghị định (28/6) đến hết ngày 31/12/2020.

Điều này thực sự đã góp phần kích thích người tiêu dùng mua ô tô nhiều hơn, đặc biệt là các dòng xe dưới 9 chỗ ngồi. Trước đây, mức lệ phí trước bạ đăng ký cho dòng xe này tại hầu hết các tỉnh, thành ở Việt Nam là 10% và cao nhất ở một số nơi như Hà Nội lên tới 12%. Sau khi áp dụng mức thu mới, khách hàng sẽ chỉ phải nộp lệ phí trước bạ từ 5% đến 6%; nhờ đó, họ sẽ tiết kiệm được hàng chục đến hàng trăm triệu đồng tùy loại xe.

Chính sách này không chỉ có tác động đến các nhà sản xuất và lắp ráp ô tô trong nước mà còn khiến những hãng khác phải tìm cách giảm giá hoặc hỗ trợ lệ phí trước bạ cho khách hàng để tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm của mình. Nhờ đó, xe lắp ráp nội địa đã lấn lướt cực mạnh xe nhập khẩu trong năm 2020 vừa qua.

  • Xem thêm: 

    Chiến lược thâm nhập thị trường của Vinamilk

ÔTÔ LẮP RÁP NỘI ĐỊA VS XE NHẬP KHẨU

Kể từ năm 2018, Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) chính thức giúp thuế nhập khẩu ô tô về mức 0%, điều này đã trở thành một cú hích cho thị trường Việt Nam, tăng lượng tiêu thụ ô tô nhập khẩu. Điều đó được thể hiện bởi doanh số xe nhập đã tăng đáng kể vào năm 2018 và 2019.

Tuy nhiên, những chính sách hỗ trợ và ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đến việc nhập khẩu đã đóng vai trò lớn trong việc điều hướng người tiêu dùng quay trở lại mua ô tô lắp ráp nội địa mạnh mẽ hơn. Theo thống kê từ VAMA, tính đến hết tháng 11/2020, doanh số bán hàng của ô tô lắp ráp trong nước chỉ đạt 157.721 xe giảm 7%, trong khi ô tô nhập khẩu đạt 91.047 xe, giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Điều này cũng phần nào được thể hiện thông qua doanh số thực tế các hãng xe có được qua 11 tháng của năm 2020. Những nhà sản xuất có các mẫu ô tô nhập khẩu làm chủ lực như: Honda, Ford, Toyota và Lexus đều giảm doanh số so với cùng kỳ năm ngoái lần lượt là 33%, 29%, 16% và 12%.

Ngoài ra, Mitsubishi với những con bài chiến lược được nhập khẩu từ nước ngoài như: Xpander (CBU), Attrage và Triton cũng bị ảnh hưởng phần nào với việc doanh số 11 tháng đã qua của năm 2020 chỉ đạt 24.387 xe, giảm 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ở chiều hướng ngược lại, do tận dụng tốt những chính sách hỗ trợ và tung thêm các ưu đãi hợp lý, nhiều nhà sản xuất với sản phẩm chủ lực đều lắp ráp trong nước như Thaco – Trường Hải (các thương hiệu Kia, Mazda, Peugeot) và TC Motor (thương hiệu Hyundai) đã có doanh số tăng khá ấn tượng.

Đối với Thaco, nhà sản xuất này có mức tăng đột biến đối với thương hiệu Kia với 17%, đạt 31.350 xe nên dù doanh số thương hiệu Mazda chỉ đạt 27.754 xe trong 11 tháng đầu năm, tỷ lệ tăng trưởng tổng thể của Thaco vẫn đạt 2% so với cùng kỳ năm ngoái, lên tới doanh số 84.858 xe.

Trong khi đó, doanh số xe Hyundai được TC Motor công bố lên tới 68.062 xe trong khoảng thời gian đã qua của năm 2020, thấp hơn chỉ 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái; xe du lịch chỉ có mức giảm 1,37%.

Nhờ những chính sách hỗ trợ từ nhà nước, các hãng ô tô có sản phẩm lắp ráp nội địa đã có màn nước rút ấn tượng, giúp cân bằng doanh số với những năm trước. Một phần lý do và cũng là hệ quả của điều đó chính là việc nhiều mẫu xe mới được giới thiệu trong nửa cuối năm 2020, đặc biệt là các ôtô lắp ráp trong nước.

Xem thêm:

NHIỀU MẪU XE Ô TÔ MỚI

Giai đoạn nửa cuối năm 2020 chứng kiến liên tiếp các nhà sản xuất trình làng các mẫu xe hoàn toàn mới hoặc phiên bản cập nhật cho những mẫu đã có mặt trên thị trường. Trong số đó có thể kể đến một vài ô tô lắp ráp trong nước như: Honda CR-V 2020, Kia Seltos, Honda City thế hệ mới, Peugeot 2008, Toyota Fortuner 2020, Toyota Innova 2020, Ford EcoSport 2020, Hyundai Accent 2021,… cùng các mẫu xe nhập khẩu: MG HS, MG ZS, Toyota Corolla Cross, Toyota Hilux 2020, Mitsubishi Pajero Sport 2020…

Trong tháng cuối năm, thị trường Việt Nam còn đón nhận thêm hai mẫu xe Jeep Wrangler và Gladiator hoàn toàn mới được nhập khẩu trực tiếp, đồng thời Rolls-Royce cũng chính thức quay trở lại với nhà phân phối mới cùng việc mở đại lý tại TP HCM.

  • Xem thêm: Tổng hợp thị trường nước giải khát Việt Nam

SỨC MUA Ô TÔ TĂNG MẠNH VỀ CUỐI NĂM 2020

Nhờ vào những điều trên, doanh số ô tô tại Việt Nam đã tăng mạnh mẽ trong giai đoạn cuối năm. Trong tháng 10 và tháng 11 vừa qua, sản lượng xe bán ra của các thành viên VAMA đều tăng so với tháng trước đó và cùng kỳ năm ngoái.

Cụ thể, trong tháng 10/2020, doanh số bán hàng của VAMA đạt 33.254 xe, tăng 22% so với tháng 9/2020 và tăng 15% so với tháng 10/2019. Trong khi đó, tháng 11/2020 ghi nhận số lượng ô tô bán ra lên tới 36.359 xe, tăng 9% so với tháng 10/2020 và tăng 22% so với tháng 11/2019.

Điều này đã giúp doanh số bán hàng của toàn thị trường tính đến hết tháng 11/2020 chỉ còn thấp hơn 14% so với cùng kỳ năm ngoái; trong khi giai đoạn 4 tháng đầu năm, khoảng cách còn ở mức 36%.

Mặt khác, TC Motor cũng cho thấy sự tăng tốc vượt bậc, tổng doanh số tháng 11/2020 của thương hiệu Hyundai đã đạt 11.023 xe, tăng trưởng 40,6% so với tháng trước và tăng 45,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản lượng xe bán ra trong 11 tháng của năm 2020 cũng đã đạt tới 68.062, chỉ còn thấp hơn 3,9% so với cùng kỳ năm ngoái.

Dù vậy, với tốc độ tăng trưởng doanh số như hiện nay, các hãng xe thành viên VAMA khó lòng cân bằng lại tổng doanh số như năm ngoái, bức tranh sáng sủa nhất là mức giảm chỉ về còn một chữ số. Trong khi đó, TC Motor có khả năng đạt được mức doanh số tương đương năm ngoái nếu Hyundai Accent và Grand i10 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh như hiện nay.

Tuy nhiên, theo dự đoán của nhiều chuyên gia, thị trường ô tô Việt Nam sẽ có rất nhiều khác biệt và khó đoán trong năm 2021 khi các chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp và người tiêu dùng lần lượt hết hiệu lực. Theo đó, các dòng xe nhập khẩu sẽ có cơ hội cạnh tranh sòng phẳng với ô tô lắp ráp trong nước.

Nguồn: VOV

  • Xem thêm: Tin tức thị trường chứng khoán thế giới

Saigon Office cho thuê văn phòng tòa nhà TPHCM