Ẩm thực Việt Nam – nét đặc sắc của mỗi vùng miền – Ẩm Thực 365
Đất nước Việt Nam là một nước nông nghiệp xứ nóng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa được chia thành ba miền rõ rệt là Bắc – Trung – Nam. Các đặc điểm, tính chất về địa lí, văn hóa, dân tộc. Và khí hậu đã tạo nên những quy định riêng của ẩm thực từng vùng – miền. Mỗi vùng miền có một nét, khẩu vị đặc trưng. Chúng góp phần làm ẩm thực Việt Nam trở nên phong phú, đa dạng.
Nội Dung Chính
Nguyên tắc phối hợp trong ẩm thực VIệt Nam
Ẩm thực Việt Nam đặc trưng với sự hài hòa trong cách pha trộn các nguyên liệu không quá cay, quá ngọt hay quá béo. Các loại nguyên liệu phụ (gia vị) để chế biến món ăn Việt Nam vô cùng đa dạng. Bao gồm:
- Các loại rau thơm như húng thơm, tía tô, kinh giới, hành, thì là, mùi tàu,…
- Các loại gia vị thực vật như ớt, hạt tiêu, sả, hẹ, tỏi, gừng và chanh, lá non…
- Các loại gia vị lên men như mẻ, mắm tôm, dấm thanh hay kẹo đắng, nước cốt dừa…
Một nét đặc biệt khác có trong ẩm thực Việt Nam. Mà nhất là nước phương Tây không có chính đó là gia vị nước mắm. Nước mắm thường được sử dụng thường xuyên. Trong hầu hết các món ăn của người Việt Nam. Ngoài ra, nước ta còn có các loại nước chấm như tương bần, xì dầu (được làm từ đậu nành).
Nguyên lý trong ẩm thực Việt Nam
Âm dương phối triển
Các gia vị đặc trưng của Việt Nam nói trên được sử dụng một cách tương sinh hài hòa với nhau. Ví dụ như các món ăn dễ gây lạnh bụng (tính hàn). Thì phải có gia vị cay nóng (tính nhiệt) đi kèm. Và ngược lại. Những nguyên liệu tính nóng (ấm) thì phải nấu cùng các nguyên liệu tính lạnh (mát). Để tạo nên sự cân bằng cho các món ăn.
Có những món ăn kỵ nhau không thể kết hợp trong một món. Hoặc không được ăn cùng lúc vì sẽ không ngon. Hay chúng có khả năng gây hại cho sức khỏe. Đã được dân gian đúc kết thành nhiều kinh nghiệm lưu truyền qua nhiều thế hệ. Có thể ví dụ như:
Thịt vịt có tính “ lạnh ”, thích hợp ăn vào mùa hè cùngvới nước mắm gừng tính “ nóng ”. Ngoài ra, thịt gà và thịt lợn có tính “ ấm ” thích hợp ăn vào mùa đông .
Thủy sản những loại có tính từ “ mát ” đến “ lạnh ” rất thích hợp để sử dụng với gừng, sả, tỏi ( “ ấm ” ) .
Các loại thức ăn cay ( “ nóng ” ) thường được cân đối với vị chua, được coi là ( “ mát ” ) .
Trứng vịt lộn ( “ lạnh ” ) thì phải phối hợp cùng với rau răm ( “ nóng ” ) .
Những người có bệnh nhân cúm và cảm lạnh. Nên uống nước gừng, xông bằng lá sả hay lá bưởi (“nóng”).
Đặc điểm ẩm thực theo vùng miền dân tộc
Ẩm thực miền Bắc – ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực miền Bắc thường có đặc điểm không đậm các vị cay, béo, ngọt bằng các vùng khác. Chủ yếu ẩm thực vùng này sử dụng nước mắm loãng, mắm tôm. Sử dụng nhiều các món rau. Hay dùng các loại thủy sản nước ngọt dễ kiếm như tôm, cua, cá, trai, hến… Thế nhưng nhìn chung, do truyền thống xa xưa có nền nông nghiệp nghèo nàn. Văn hóa ẩm thực miền Bắc trước kia ít thịnh hành các món ăn có nguyên liệu chính là thịt, cá.
Nhiều người sánh ăn đánh giá cao văn hóa ẩm thực Hà Nội một thời. Họ cho rằng nó đại diện tiêu biểu nhất của tinh hoa ẩm thực miền Bắc Việt Nam. Với nhiều món như: món phở, bún thang, bún chả. Các món đặc sản có thể quà như cốm Vòng, bánh cuốn Thanh Trì… Cùng với các loại gia vị đặc sắc như tinh dầu cà cuống, rau húng láng.
Ẩm thực miền Nam – ẩm thực Việt Nam
Ẩm thực miền Nam, đây là nơi chịu ảnh hưởng nhiều của ẩm thực Trung Quốc. Campuchia và Thái Lan. Tại đây, nền ẩm thực có đặc điểm là thường cho thêm đường. Hoặc sử dụng cốt sữa dừa (là nước cốt và nước dão của dừa).
Nền ẩm thực miền Nam này cũng sản sinh ra vô số loại mắm khô. Ví dụ như mắm cá sặc,mắm bò hóc, mắm ba khía… Văn hóa ẩm thực miền Nam cũng dùng nhiều loại hải sản nước mặn. Và hải sản nước lợ hơn miền Bắc (các loại cá, tôm, cua, ốc,…).
Chúng rất đặc biệt với các món ăn dân dã, đặc thù của một thời đi mở cõi. Hiện nay, có nhiều món ăn đã trở thành đặc sản. Ví dụ như: chuột đồng khìa nước dừa, dơi quạ hấp chao. Hay món rắn hổ đất nấu cháo đậu xanh. Đặc sản đuông dừa tắm mắm. Món đuông đất hoặc đuông chà là, vọp chong. Hay món cá loc nướng trui…
Ẩm thực miền Trung – ẩm thực Việt Nam
Đồ ăn ẩm thực miền Trung có đầy đủ tất cả tính chất đặc sắc của nó thể hiện qua hương vị riêng biệt. Có nhiều món ăn cay và mặn hơn ẩm thực miền Bắc và miền Nam. Màu sắc được phối trộn đa dạng, rực rỡ. Hầu như thiên về màu đỏ và nâu sậm.
Tại các tỉnh thành miền Trung như Huế, Đà Nẵng, Bình Định. Rất nổi tiếng với đặc sản mắm tôm chua và các loại mắm ruốc. Ngoài ra, ẩm thực ở Huế do ảnh hưởng từ phong cách ẩm thực hoàng gia. Cho nên các món ăn được trang trí rất cầu kỳ. Thế nhưng cũng do địa phương không có nhiều sản vật. Mà ẩm thực hoàng gia lại đòi hỏi số lượng lớn các món ăn khác nhau. Vì thế mỗi loại nguyên liệu đều được chế biến rất đa dạng với trong nhiều món khác nhau.
Trong bài viết có tham khảo nguồn internet
Source: https://laodongdongnai.vn
Category: Ẩm Thực