Vỡ ối non là gì và cách xử lý – Công ty TNHH Cộng Đồng Bầu

  1. Vỡ ối là gì?
    Thai nhi được nuôi dưỡng và bảo vệ bên trong một túi màng đầy chất lỏng (là nước ối) gọi là túi ối. Túi ối như một màng chắn giúp ngăn chặn sự xâm nhập và của vi khuẩn đi vào trong bào thai. Khi màng ối bị rách, nước ối sẽ rò rỉ ra bên ngoài thông qua cổ tử cung và âm đạo. Vỡ ối thường là dấu hiệu cho thấy sản phụ đã đến lúc chuyển dạ. Thông thường, vỡ ối sẽ xảy ra khi thai đã đủ tháng (37 tuần) nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn và lúc này xảy ra tình trạng ối vỡ non. Khi vỡ ối ở tuổi thai càng nhỏ, thai nhi càng có nguy cơ gặp nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tính mạng.

Dựa vào thời gian vỡ ối trong từng giai đoạn thai kỳ, vỡ ối được chia thành

  • Vỡ ối sớm: là tình trạng ối vỡ khi đã có chuyển dạ
  • Ối vỡ non: trong trường hợp đã vỡ ối nhưng chưa có chuyển dạ

Các trường hợp ối vỡ non, xử trí và tiên lượng phụ thuộc nhiều vào tuổi thai, do đó các bác sĩ chuyên khoa thường quan tâm đến ối vỡ trong các trường hợp:

  • Thai đủ tháng: trên 37 tuần
  • Thai non tháng: 34-37 tuần, hoặc 24-34 tuần, hoặc dưới 24-22 tuần…

1/ Nguyên nhân gây vỡ ối non có rất nhiều, thường có thể thấy do:

  • Nhiễm trùng đường sinh dục dưới
  • Sản phụ có các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục dưới như viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, âm hộ… có nguy cơ bị các vi khuẩn tấn công gây viêm màng ối, dẫn đến vỡ ối. Do đó, các chuyên gia sản khoa khuyến cáo sản phụ cần điều trị càng sớm càng tốt các bệnh lý nhiễm trùng đường sinh dục dưới nếu có.
  • Bệnh lý lây truyền qua đường tình dục
  • Giang mai, lậu, herpes sinh dục,… cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng vỡ ối.
  • Ngôi thai bất thường
    Phần lớn các trường hợp ối vỡ non là do ngôi thai bất thường như ngôi ngang, ngôi mông; hoặc sản phụ mang đa thai, đa ối, khung chậu hẹp, nhau tiền đạo…
  • Hút thuốc lá
    Thai phụ hút thuốc lá có thể gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển bình thường của thai nhi, cũng như nguy cơ vỡ ối trong thai kỳ.
  • Các tác nhân khác như: Cơ địa (sản phụ có cổ tử cung ngắn, hở eo cổ tử cung, thể trạng sản phụ kém do thiếu dinh dưỡng), sản phụ gặp các chấn thương…

2/ Nguy cơ của vỡ ối non

Tùy theo sức khỏe thai kỳ và thời điểm vỡ ối so với khi thai nhi đủ tháng (37 tuần) mà có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm khác nhau, trong đó nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng và sinh non.

+ Nhiễm trùng

Túi ối có vai trò bảo vệ thai nhi khỏi sự xâm nhập và tấn công của vi khuẩn, vi trùng gây hại. Khi màng ối vỡ, nước ối rỉ ra bên ngoài khiến lớp bảo vệ này suy yếu, vi sinh vật có hại từ bên ngoài xâm nhập vào làm tổn thương thai nhi. Khi bị nhiễm trùng, thai nhi có nguy cơ bị suy hô hấp khi chào đời.

Trong trường hợp nhiễm trùng ối khi ngôi thai chưa ổn định sẽ dẫn đến sa dây rốn, thậm chí gây rụng rốn khiến thai nhi không nhận được dinh dưỡng và oxy.

Sản phụ bị vỡ ối có nguy cơ bị nhiễm trùng máu, viêm phúc mạc (màng bao bọc tất cả các cơ quan bên trong ổ bụng và hố chậu)…

+ Sinh non
Trong trường hợp sản phụ bị vỡ ối kèm theo các nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng, bác sĩ sản khoa có thể yêu cầu mổ lấy thai ngay lập tức nếu điều kiện sinh ngả âm đạo không thuận lợi, càng kéo dài thời gian vỡ ối nhiễm trùng sẽ càng nặng thêm.

Việc thai nhi được đưa ra bên ngoài trước tuần thứ 37 của thai kỳ có thể gây nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ về sau như mắc các bệnh lý hô hấp, bệnh lý thị giác, nhiễm trùng…

Thai nhi chào đời trước tuần thứ 24 của thai kỳ có nhiều nguy cơ cho sức khỏe và các bệnh lý sinh non. Trường hợp sản phụ ối vỡ non gây khởi phát chuyển dạ sớm thì bé sinh non cũng đối mặt với các nguy cơ tương tự.

3/ Cần làm gì khi vỡ ối non?

+ Đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra
Để xác định chắc chắn có phải vỡ ối hay không, sản phụ nên đến ngay cơ sở y tế có đơn vị sản khoa giỏi để được bác sĩ kiểm tra cổ tử cung, xem hiện tượng rỉ nước có phải là rỉ ối không, nước ối có bị nhiễm trùng không, sản phụ đã khởi phát chuyển dạ hay chưa… Ngoài ra, sản phụ sẽ được chỉ định siêu âm để xác định xem lượng ối còn trong buồng ố

+Tiếp tục theo dõi thai kỳ tại nhà và lưu ý:
– Đo kiểm tra nhiệt độ cơ thể thường xuyên (khoảng 4–8 giờ một lần), nếu cơ thể sốt trên 37 độ C hoặc có thay đổi màu sắc nước ối thì có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng, sản phụ cần đến cơ sở y tế
– Chuẩn bị tinh thần cho việc sinh sớm
– Khi những lợi ích sinh sớm lớn hơn những nguy cơ của vỡ ối mang lại, bác sĩ sản khoa sẽ chỉ định sản phụ sinh ngả âm đạo hay mổ lấy thai ngay lập tức để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi
– Để chuẩn bị cho việc mổ lấy thai, sản phụ có thể tìm hiểu về các kỹ thuật sinh không đau hiện đại, cách chăm sóc sức khỏe sau mổ cũng như chọn lựa bệnh viện có đơn vị chăm sóc sơ sinh tốt, có kinh nghiệm trong việc nuôi trẻ sinh non, đảm bảo trẻ sinh ra khỏe mạnh và đủ nền tảng phát triển.