Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?

Chồng gửi đơn ly hôn mà vợ không muốn ly hôn phải làm như thế nào?

Ly hôn là điều mà mà không có cặp vợ chồng nào mong muốn cả mà chỉ là điều bất đắc dĩ. Tuy nhiên, không phải những vụ ly hôn nào cũng có sự đồng thuận của cả vợ cả chồng. Có thể là chồng muốn ly hôn nhưng vợ lại không muốn. Vậy vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Thủ tục ly hôn khi một bên không đồng ý ký đơn 

Hiện nay theo quy định tại Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

” Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Về mặt tình cảm:

Toà án quyết định cho ly hôn nếu xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài được, mục đích của hôn nhân không đạt được (được hiểu là Vợ chồng không có tình nghĩa; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống; luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau; không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lầnnhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau…).

Chồng có ly hôn được không khi vợ không đồng ý ly hôn?

Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Điều 52. Khuyến khích hòa giải ở cơ sở

Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hòa giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hòa giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hòa giải ở cơ sở.”

Thông thường, hai bên vợ chồng chỉ ly hôn khi vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được. Do đó, trường hợp của bạn mới xuất hiện mâu thuẫn, đồng thời chưa đến mức tình trạng hôn nhân trầm trọng, không thể tiếp tục chung sống nên bạn cần có cách giải quyết tốt nhất cho gia đình trong trường hợp này.

Những điều cần lưu ý:

Nếu được bạn có thể nhờ sự can thiệp giúp đỡ của gia đình nhà ngoại, bạn bè hay trưởng thôn, xóm hòa giải thì tốt nhất. Nếu như việc hòa giải tại cơ sở không thành thì vợ chồng bạn được hòa giải 1 lần nữa tại tòa án:

“Điều 54. Hòa giải tại Tòa án

Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Chồng gửi đơn ly hôn mà vợ không muốn ly hôn phải làm như thế nào?

Căn cứ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

Như vậy theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa gải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?

Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?

Luôn bình tĩnh, không được nóng vội

Như đã nói, chuyện gì cũng có nguyên nhân của nó, việc chồng bạn đột ngột đòi ly hôn cũng thế. Vì thế, đầu tiên bạn nên hít thở thật sâu để lấy lại bình tĩnh, không nên nóng vội mà kể lể hết “đầu trên xóm dưới”, cho cả làng biết rằng “Tôi đã hết lòng hết dạ, bỏ hết tuổi trẻ sức khỏe của mình với cái gia đình này mà anh ấy lại đối xử với tôi như vậy”, hay là “chắc chắn anh ta có nhân tình khác ở ngoài”…

Dù chuyện này có thể sẽ gây ra cho bạn một cú sốc, nhưng hãy cố kiềm nén cảm xúc của mình lúc này bạn nhé!

Tìm hiểu nguyên nhân

Nếu muốn biết vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn, điều quan trong cũng là vấn đề mấu chốt trong chuyện này đó là lý do chồng bạn muốn ly hôn là gì. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này, không phải nhất thiết là do người thứ ba.

Nguyên nhân có thể là xuất phát từ bản thân bạn đã quá vô tâm với chồng, hoặc có thể là do bạn hay cằn nhằn, khó chịu và đề ra nhiều tiêu chuẩn quá mức với chồng, khiến mâu thuẫn, xích mích giữa 2 vợ chồng tăng cao…. Và chỉ khi tìm hiểu được nguyên nhân, bạn mới có được quyết định sáng suốt nhất cho bản thân.

Cùng nhau trò chuyện để tìm hướng giải quyết

Sau khi đã nắm được nguyên nhân, nếu việc đó xuất phát từ bạn và bạn muốn níu kéo cuộc hôn nhân này, hãy thể hiện sự hối lỗi của mình một cách chân thành và cởi mở. Cùng chồng từng bước giải quyết, tháo gỡ những khúc mắc.

Nếu chồng muốn ly hôn vì cuộc sống hôn nhân làm cho anh ấy ngột ngạt và không thoải mái. Hãy cho anh ấy thời gian, một không gian riêng để anh có thể tự do làm những điều mà anh ấy muốn. Bạn không nên can thiệp quá nhiều vào cuộc sống riêng tư của chồng mình.

Bởi lẽ, có nhiều người đàn ông dù không thoải mái với vợ nhưng vì trách nhiệm, áp lực gia đình nên họ cố gượng ép, điều này chỉ làm cho cuộc hôn nhân trở nên tù túng. Đến một mức độ nào đó không thể chịu đựng được, họ nhất quyết đòi sống đòi chết ly hôn cho bằng được.

Thế nhưng, sau những trải nghiệm tự do bên ngoài, họ chợt nhận ra bản thân còn lưu luyến với gia đình rất nhiều nên muốn “nối lại tình xưa”.

Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn vì người thứ 3: Nếu một người đàn ông đột ngột đòi ly hôn vì có tình cảm với người khác, thường là người tình cũ của họ, Bởi nếu là một dạng đàn ông trăng hoa, bạn sẽ dễ dàng phát hiện ra những dấu hiệu ngoại tình của chồng ngay từ ban đầu, nên bỗng dưng đòi ly hôn, chắc hẳn người này đã khiến anh ấy yêu sâu đậm từ lâu.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Vợ nên làm gì khi chồng muốn ly hôn?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: hồ sơ đăng ký lại khai sinh, giấy phép sàn thương mại điện tử, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như thế nào?

Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. 

Hậu quả của việc ly hôn như thế nào?

– Hậu quả ly hôn đối với con cái 
Việc ly hôn không làm chấm dứt mối quan hệ cha con, mẹ con mà chỉ chấm dứt quan hệ vợ chồng, sau ly hôn cha mẹ có quyền và nghĩa vụ đối với con, bên cạnh đó cha mẹ còn có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người không trực tiếp nuôi con, việc trợ cấp nuôi con được hai bên thỏa thuận trên cơ sở pháp luật đối với trường hợp mà cả hai bên không thể thỏa thuận được thì sẽ do tòa án quyết định dựa trên điều kiện của từng trường hợp.
– Hậu quả đối với chia tài sản sau ly hôn: 
Đối với tài sản chung thì việc phân chia tài sản dựa trên nguyên tắc 
Hoàn cảnh gia đình của vợ chồng
Công sức đóng góp của mỗi bên trong việc tạo góp như thế nào duy trì và phát triển khối tài sản chung;
Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh nghề nghiệp;
Đối với tài sản riêng của bên nào thì vẫn thuộc của người đó.
Bên cạnh hậu quả về mặt tài sản thì hậu quả về mặt tình cảm của con cái sau ly hôn cũng rất lớn sẽ cảm thấy mất mát trong tình trạng thiếu tình thương.       

5/5 – (1 bình chọn)