Viết văn tả cảnh đẹp quê hương em ( mn tả cảnh đẹp ở Hưng yên ) dài , ko coppy mạng , viết hay nhất có thể câu hỏi 3053318 – hoidap247.com

Nước Nam ta nhiều việc chẳng ai ghi chép nên bị phai mờ theo thời gian. Nhưng chính vì thế được pha trộn nhiều yếu tố thần thoại lý thú. Việc đào sông Bắc Hưng Hải quê tôi là ví dụ sinh động. Như mọi người đều biết, hòa bình lập lại (sau chống Pháp), miền Bắc xây dựng công trình đại thủy nông Bắc Hưng Hải, dẫn nước cho ba tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương. Nhưng chẳng mấy ai biết rằng thực ra xưa kia sông đã có rồi, ít ra là đoạn chảy qua làng tôi. Di tích sông cũ hiện vẫn còn, nhìn ảnh vệ tinh càng thấy rõ. Người địa phương gọi là sông Chợ. Bờ bên này là làng tôi, bên kia có một thôn gọi là làng Son. Giữa cánh đồng làng Son có một đàn voi đá ngựa đá tạc rất đẹp, không rõ từ bao giờ. Ngày nhỏ tôi cùng lũ trẻ mục đồng vẫn hay bơi qua sông, ra đấy cưỡi. Tục truyền voi đá ngựa đá là do mười tám ông quận công làng Son hiển danh một thời để lại. Không xa làng Son là làng Tía. Thời ấy đây có bà chúa cực kỳ quyền thế, gọi là bà chúa Tía. Dân hai làng được vua ban cho ân sủng đặc biệt: Đi thiên hạ ăn cơm quán không phải trả tiền, đánh chết người không phải đền mạng. Ở đời này, khi người ta được ân huệ quá lớn thường quên mất mình là ai, sinh nhờn và hay lạm dụng. Trong triều có vị quan trên thông thiên văn dưới tường địa lý, gọi là ông Thượng Cháy. Ông Thượng biết hai làng hiển đạt là nhờ dưới lòng đất có long mạch. Vốn ghét dân hai làng ngang ngược, liền tâu vua đào sông, nói thác ra rằng để các quận công và bà chúa Tía về quê bằng đường thủy cho tiện. Vua thì cũng ngây ngô chẳng hiểu gì, liền chuẩn y. Thế là sông đào, long mạch đứt. Mười tám ông quận công và bà chúa Tía tự nhiên lăn đùng ra chết! Sông ngày xưa thì ngoắt nghéo. Thủa nhỏ tôi vẫn nghe tiền nhân tôi nói: “Bẩy khúc Nga, ba khúc Đội”, nghĩa là chảy qua làng Nga uốn bấy khúc, qua làng Đội uốn ba khúc. Nguyên thời phong kiến cũng có tham nhũng (có thể không đến mức độ tệ như bây giờ). Dĩ nhiên chẳng ai muốn người ta đào sông qua ruộng nhà mình. Nếu có tiền thì đút lót cho quan coi việc đào sông. Được tiền quan lại chỉ sang ruộng nhà khác. Đến thời Pháp thuộc, người Pháp cũng nghĩ đến việc trị thủy, định đào lại sông này. Nhưng vì việc lớn quá, đành phải bỏ dở. Dân chúng thì bảo có quỷ thần ngăn trở. Phải đến khi cách mạng thành công, có thể quỷ thần cũng khiếp mà chạy sạch cả, nên mới đào được quy mô như ngày nay

Nhân ngày thành lập Hội đồng hương Hưng Yên tại Ba Lan, chép lại một số việc quê nhà để nhớ đến cội nguồn, thêm tự hào về nơi chôn nhau cắt rốn. 

Chúc bạn hc tốt!^^