Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt – Lạnh

Sinh viên sẽ được hóa thân như thế nào sau 5 năm học tại Viện Khoa học và Công nghệ Nhiệt – Lạnh  thuộc lĩnh vực Nhiệt Công nghiệp (hoặc Hệ thống và thiết bị Nhiệt )? Bài viết ngắn dưới đây của PGS. Phạm Văn Trí (nguyên Trưởng bộ môn Kỹ thuật Nhiệt từ nhiệm kỳ 2000 – 2005).

——————————————————————————————————————————————————————

Viện Khoa học & Công nghệ Nhiệt – Lạnh có 3 chuyên ngành đào tạo sâu:

1. Công nghệ Lạnh và Điều hòa không khí.

2. Công nghệ năng lượng và Nhiệt điện.

3. Hệ thống và thiết bị Nhiệt (hay còn gọi là Nhiệt công nghiệp).

Hiện nay, đa số sinh viên chọn chuyên ngành Công nghệ Lạnh và Điều hòa không khí. Chuyên ngành “Công nghệ năng lượng và Nhiệt điện” và chuyên ngành “Nhiệt công nghiệp” ít được lựa chọn. Vì sao ?

Thứ nhất, chuyên ngành “Công nghệ Lạnh và Điều hòa không khí” đang có nhu cầu lớn về nhân lực   trong thực tế. Không cần quảng cáo, không cần thuyết minh, sinh viên tự hiểu được tính chất ngành   nghề nằm ngay ở tên gọi của chuyên ngành.

Thứ hai, chuyên ngành “Công nghệ năng lượng và Nhiệt điện” cũng tương đối rõ về mục đích  và nội dung đào tạo, nhưng sinh viên vẫn e ngại vì còn hiểu lầm  rằng “lĩnh vực công tác bị giới hạn trong các nhà máy Nhiệt điện” và trên thông tin đại chúng còn nghe thấy Trung Quốc và một số nước khác đang hạn chế dần công suất của các Nhà máy nhiệt điện đốt nhiên liệu hóa thạch vì gây ô nhiễm môi trường do khí thải CO2.

Thứ ba, chuyên ngành “Nhiệt Công Nghiệp” (hiện nay còn gọi là “Hệ thống và thiết bị Nhiệt”), tên gọi này rất tường minh đối với các kỹ sư nhiệt sau khi được đào tạo, nhưng còn rất trìu tượng và rất xa lạ đối với các em sinh viên, họ không hiểu họ sẽ được đào tạo như thế nào và khi ra trường, lĩnh vực công tác của họ ra sao ?

Là một người công tác trong lĩnh vực “Nhiệt Công Nghiệp”, tôi xin chuyện trò cùng các em sinh viên, để các em định hướng và an tâm khi chọn ngành này trong lĩnh vực Kỹ thuật nhiệt. Câu hỏi lăn tăn rằng: “Em theo học ngành Công nghệ năng lượng và Nhiệt điện hoặc chuyên ngành Nhiệt công nghiệp, khi ra trường, em có thể công tác trong lĩnh vực kỹ thuật lạnh và điều hòa không khí được không ?

 Tôi xin trả lời: Hoàn toàn được và hoàn toàn tốt.

 Trên cơ sở nào tôi khẳng định như vậy ? Vì cơ sở cốt lõi của cả 3 ngành lớn nêu trên, các em đều được học (Nhiệt động học + Truyền nhiệt + Thủy khí động lực học), tuy các em theo học ngành Nhiệt Công nghiệp, nhưng các em vẫn được học học các môn học Kỹ thuật lạnh cơ sở, điều hòa không khí, nồi hơi.

Tôi xin cùng các em tìm hiểu về lĩnh vực của chuyên ngành “Nhiệt công nghiệp” (hoặc tên gọi mới “Hệ thống và thiết bị Nhiệt”).

I.) CÁC MÔN HỌC CHÍNH VÀ CỐT LÕI CỦA CHUYÊN NGÀNH

   “NHIỆT CÔNG NGHIỆP” hoặc “Hệ thống và thiết bị Nhiệt”

II.) NHỮNG ỨNG DỤNG THỰC TẾ TRONG CÔNG NGHIỆP ĐÃ SỬ DỤNG NHỮNG KIẾN THỨC CỦA CHUYÊN NGÀNH NÀY

A.)  Môn học thiết bị trao đổi nhiệt được ứng dụng như thế nào ? Cho ví dụ:

1. Ứng dụng :

Trong công nghiệp luyện kim, công nghiệp gốm sứ, trong lĩnh vực xử lý môi trường (lò đốt rác,…) v.v. : Nhiệt độ của khí thải ra khỏi lò còn cao (600oC),(thậm chí còn rất cao 900oC), chúng ta phải tận dụng nhiệt thừa này để nung nóng không khí. Không khí nóng này được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau ví dụ:

+ Để sấy giảm độ ẩm của rác thải trước khi đưa vào lò đốt.

+ Để sấy khô các vật gốm sứ trước khi đưa vào lò nung.

+ Để cấp không khí nóng cho thiết bị đốt dầu hoặc đốt gas, nhằm giảm suất tiêu hao nhiên liệu.

+ Để sấy thuốc lá, sấy khô các nông sản v.v.

2. Cho ví dụ bộ môn Kỹ thuật nhiệt đã thực hiện :

.

B.) Môn học lý thuyết cháy đã được ứng dụng thực tế như thế nào? Cho ví dụ:

1.Ứng dụng : Lý thuyết cháy giúp chúng ta hiểu được bản chất và các quá trình xảy ra khi đốt cháy nhiên liệu. Từ đó, ta thiết kế các thiết bị đốt và hệ thống cung cấp nhiên liệu, để nhiên liệu được đốt cháy hoàn toàn và bảo đảm luật môi trường khi phát thải khói. Trong thực tế, có rất nhiều thiết bị công nghiệp được cấp nhiệt bằng phương pháp đốt dầu, đốt gas. Sinh viên ngành Nhiệt công nghiệp đảm nhiệm việc thiết kế các mỏ đốt và hệ thống cấp nhiên liệu.

2.Cho ví dụ bộ môn Kỹ thuật nhiệt đã thực hiện:  

C.)  Môn học lò công nghiệp được ứng dụng như thế nào ? Cho ví dụ:

1.Ứng dụngMôn học lò công nghiệp cung cấp những kiến thức về:

+ Tính toán sự cháy của các loại nhiên liệu (rắn, lỏng, khí).

+ Tính được thời gian gia công nguyên liệu trong lò theo công nghệ nhiệt.

+ Biết tính toán các kích thước nội hình của lò.

+ Biết chọn các vật liệu chịu nóng và vật liệu cách nhiệt để xây lò.

+ Biết tính toán các trở lực trên đường dẫn khói và cấp không khí để chọn quạt gió, hoặc quạt hút, hoặc thiết kế ống khói.

 Sinh viên có thể công tác tại các nhà máy xi măng; nhà máy gạch ốp lát; các nhà máy gốm xứ, thiết bị vệ sinh, các nhà máy cán thép, nhiệt luyện thép, các nhà máy  xử lý rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp nguy hại v.v.

2.Cho ví dụ bộ môn Kỹ thuật nhiệt đã thực hiện:  

+ Ví dụ về lò điện trở tại công ty PHOCOMPANY ở Bát Tràng.

+ Lò nung liên tục nung thép cán hình tại Công ty TNHH Phương Trung ở Bắc Giang.

D.)  Môn học kỹ thuật sấy được ứng dụng như thế nào? Cho ví dụ:

1.Ứng dụngMôn học kỹ thuật sấy trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về trao đổi nhiệt và trao đổi ẩm của vật cần sấy; công nghệ và thiết bị sấy. Hiện nay, kỹ thuật sấy đã đạt được trình độ cao.

+ Các máy sấy phun được dùng để sấy khô các sản phẩm dạng lỏng (dung dịch) và dạng rắn pha lỏng (huyền phù) một cách đơn giản và hiệu quả. Sản phẩm sau quá trình sấy phun thường có dạng bột mịn, như các loại bột sữa, bột ngũ cốc… và dạng hạt mịn, như các chế phẩm dùng trong sinh học và sản xuất dược liệu.

+ Các thiết bị sấy nhiệt độ thấp dùng bơm nhiệt để sấy hoa quả, sấy thuốc bắc.

+ Các thiết bị sấy sữa, sấy jăm bông

+ Các thiết bị sấy vật liệu trong công nghệ gạch ốp lát, v.v.

2.Cho ví dụ bộ môn Kỹ thuật nhiệt đã thực hiện:  

+ Bộ môn kỹ thuật nhiệt có nhiều đề tài cấp Bộ và cấp Nhà nước về lĩnh vực sấy lạnh – bơm nhiệt.

+  Sấy jăm bông, thịt hun khói v.v.

+  Sấy thóc, sấy hoa quả v.v.

                                                                             

E.) Môn học Kỹ thuật môi trường được ứng dụng như thế nào? Cho ví dụ:

1.Ứng dụng  

 Môn học Kỹ thuật môi trường trang bị cho sinh viên những kiến thức: 

+ Khử bụi trong dòng khí thải bằng phương pháp ẩm hoặc phương pháp khô.

+ Khử các khí có tính axít (Cl2, HCl, F2, SO2, NOX); các khí độc dioxin; furan.

+ Xử lý nước (nước thải công nghiệp, nước rỉ rác  v.v.).

2.Cho ví dụ bộ môn Kỹ thuật nhiệt đã thực hiện trong lĩnh vực này:  

 Bộ môn Kỹ thuật nhiệt đã cùng Doanh nghiệp: Công ty Máy Xây dựng Vinabima Tiên Sơn nghiên cứu, chế tạo, lắp đặt nhiều lò đốt rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại có công suất đốt đạt tới 5 tấn/h tại Bắc Ninh, Thái Bình,Thanh Hóa. Khi thiết kế lò đốt rác thải sinh hoạt và hệ thống xử lý khí thải của lò sử dụng rất nhiều kiến thức về lò công nghiệp và xử lý bụi, xử lý khí để tuân thủ các quy chuẩn quốc gia về Luật môi trường.Bộ môn đã có bằng độc quyền sáng chế về lĩnh vực lò đốt rác (số bằng 16656).

Hình ảnh về lò đốt rác thải sinh hoạt công suất 4 tấn/h (96 tấn/ngày đêm) bộ môn đã cộng tác với  Công ty Cổ phần Máy xây dựng Vinabima Tiên sơn thiết kế, chế tạo và lắp đặt tại Công ty Môi trường Đô thị Thái Bình năm 2018. 

Chúc các em thành công!