Viện Khoa học & Công nghệ Môi trường

  1. Nghiên cứu xây dựng công nghệ tích hợp hóa lý – sinh học thích ứng, hiệu quả, an toàn và bền vững với môi trường sinh thái để xử lý nước rỉ rác tại các bãi chôn lấp tập trung

Cơ quan quản lý: Đề tài cấp nhà nước – thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp nhà nước “Khoa học và Công nghệ phục vụ phòng tránh thiên tai, bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên”, mã số: KC.08/11-15

Thời gian thực hiện: 2012 – 2014

Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS. Đặng Xuân Hiển

Kết quả chính đạt được:

  • Quy trình công nghệ xử lý tích hợp hóa lý- sinh học-sinh thái để xử lý hiệu quả nước rỉ rác, an toàn và bền vững với môi trường, đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường theo quy định hiện hành công suất 30 m3/ngày; 50 m3/ngày; 100 m3/ngày; Bộ bản vẽ kỹ thuật và chỉ tiết của dây chuyền 30 m3/ngày; 100 m3/ngày;

  • Mô đun của dây chuyền công nghệ tích hợp hóa lý-vi sinh- sinh thái xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt quy mô pilot công suất 30m3/ngày;

  • Chế phẩm vi sinh BK-BIOLEACHATE [BIO-CNLM-PAH (Rhodococcus sp. BNSH3, Paracoccus sp. BNSP3, Enterobacter sp. BNST1); BIO-CNLM-PN (P. plecoglossicida 4T16, B. amyloliquefaciens 3HP10,  B. subtilis TCN1Đ60); BIO-CNLM-S (Thiobacillus sp. NNS1, Thiobacillus sp. NNS5, Thiobacillus sp. BNS4 ); BIO-CNLM-N (Nitrosomonas sp. BNPĐ58, Nitrosomonas sp. BNPĐ60, Nitrobacter sp. BN2NM, Nitrobacter sp. BN5NM);

  • Quy trình công nghệ lên men và sản xuất chế phẩm vi sinh ứng dụng cho hệ thống xử lý sinh học nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt;

  • Bộ bản vẽ và thuyết minh thiết kế kỹ thuật hệ thống xử lý nước rỉ rác từ bãi chôn lấp rác thải sinh hoạt đô thị công suất 30 m3/ngày; 50 m3/ngày;100m3/ngày;

  • Phân vi sinh BK-BIOMAP, một loại phân bón nhả chậm từ struvite thu hồi từ quá trình kết tủa ni trơ trong nước rỉ rác bằng kỹ thuật MAP

  • Quy trình oxy hóa quang hóa BK-PHOTOXYD để xử lý các chất hữu cơ khó phân hủy trong nước thải/nước rỉ rác

  • Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí  khoa học quốc tế  (2 bài); Bài báo khoa học đăng trên Tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước (24 bài);

  • Đào tạo Thạc sĩ (24 thạc sĩ); Tham gia đào tạo nghiên cứu sinh (03 NCS); đã trực tiếp đào tạo trên 30 kỹ sư liên quan đến kỹ thuật xử lý nước rỉ rác;

  • Giải thưởng Techmart quốc tế Việt Nam 2015 về Dây chuyền công nghệ thiết bị xử lý nước rỉ rác tại bãi chôn lấp rác tập trung.

 

 

  1. “Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải điện tử gia dụng

 

Thuộc chương trình: “Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường” thực hiện “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025”

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Huỳnh Trung Hải

Thời gian thực hiện: 1/2012-12/2013

Mục tiêu đề tài:

  • Xây dựng và phát triển công nghệ tái chế thu hồi các vật liệu có giá trị từ chất thải điện tử gia dụng thân thiện với môi trường, phù hợp với điều kiện của Việt Nam trên cơ sở ứng dụng các quá trình phân tách vật lý và hóa học;

  • Hiệu chỉnh và đánh giá hiệu quả công nghệ tái chế thu hồi kim loại có giá trị từ chất thải điện tử gia dụng thông qua việc triển khai thử nghiệm mô hình tái chế chất thải điện tử gia dụng quy mô 1 tấn thiết bị thải/ngày;

  • Xây dựng công nghệ xử lý chất thải nguy hại phát sinh trong quá trình thu hồi vật liệu, xử lý chất thải điện tử gia dụng.

Các kết quả nghiên cứu đạt được:

  • Mô hình hệ thống thiết bị dạng pilot thu hồi các kim loại màu (nhôm, đồng, chì, thiếc) từ bản mạch in của chất thải điện tử gia dụng có công suất 1 tấn chất thải điện tử gia dụng/ngày;

  • Mô hình xử lý chất thải nguy hại phát sinh, công suất tương đương với lượng chất thải nguy hại có trong 1 tấn chất thải điện tử gia dụng/ngày;

  • Thu hồi một số vật liệu như: đồng, chì clorua, oxýt thiếc, nhôm sulphát, nhôm, sắt, v.v;

  • Hồ sơ thiết kế hệ thống thiết bị thu hồi kim loại có giá trị từ bản mạch in chất thải điện tử gia dụng và xử lý chất thải nguy hại phát sinh dạng pilot công suất đương đương 1 tấn thiết bị/ngày

  • Quy trình công nghệ tiền xử lý, tháo dỡ, phân loại chất thải điện tử gia dụng;

  • Quy trình công nghệ hòa tách và thu hồi các thành phần kim loại có giá trị trong bản mạch in chất thải điện tử gia dụng;

  • 4 bài báo khoa học, đào tạo 4 học viên cao học;

Đề tài cấp Nhà nước: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị sử dụng công nghệ nhiệt phân để xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ”

 

 

  1. Nghiên cứu thiết kế, chế tạo thiết bị sử dụng công nghệ nhiệt phân để xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ

 

Thuộc chương trình: “Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường” thực hiện “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025”

Cơ quan chủ quản: Bộ Công thương

Thời gian thực hiện: 2010 – 2013

Chủ nhiệm đề tài: TS. Vũ Đức Thảo

Kết quả chính đạt được:

  • Với quan điểm “rác thải là nguyên liệu đặt không đúng chỗ” và với mục đích xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ và tạo ra sản phẩm có ích. Nhóm thực hiện đề tài đã đưa ra một quy trình công nghệ để xử lý rác thải có nguồn gốc hữu cơ thành than có thể dùng trong xử lý môi trường, công nghiệp và dân dụng. Kết quả đạt được của đề tài là thiết kế chế tạo thành công lò nhiệt phân có công suất 50kg/ngày sử dụng nhiên liệu dầu DO để xử lý chất thải rắn có nguồn gốc hữu cơ: phế phẩm nông (rơm rạ, vỏ trấu), lâm nghiệp (mảnh tre, gỗ, …), rác thải sinh hoạt. Lò sử dụng công nghệ nhiệt phân trong điều kiện không có oxy, gia nhiệt gián tiếp đa vùng có tận dụng khí sinh ra trong quá trình nhiệt phân để đốt cấp nhiệt một phần cho buồng đốt. Lò nhiệt phân hoạt động liên tục, ổn định có khả năng xử lý được nhiều loại chất thải rắn hữu cơ khác nhau, tạo ra sản phẩm than có hàm lượng cacbon cao đồng thời xử lý tốt về mặt môi trường so với các thiết bị lò đốt rác thải khác. Ngoài việc giảm được lượng chất thải rắn ra môi trường, sản phẩm than tạo ra có thể ứng dụng trong bảo quản rau quả, thực phẩm, trong xử lý môi trường hoặc làm nguyên liệu thô cho nhiều ngành công nghiệp khác.

Đề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp oxi hóa tiên tiến (AOP) trong xử lý nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học”

 Cập nhậtĐề tài cấp Nhà nước: Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp oxi hóa tiên tiến (AOP) trong xử lý nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học”

 

  1. “Nghiên cứu ứng dụng các phương pháp oxi hóa tiên tiến (AOP) trong xử lý nước thải chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học”

 

Thuộc chương trình: “Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ phát triển ngành công nghiệp môi trường” thực hiện “Đề án phát triển ngành công nghiệp môi trường đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2025”

Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS Nguyễn Ngọc Lân

Thời gian thực hiện: 2011-2012

Mục tiêu đề tài:

  • Phát triển công nghệ oxy hóa nâng cao (AOP) trong xử lý nước thải của một số ngành công nghiệp có chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học.

  • Nghiên cứu đề xuất mô hình hệ thống thiết bị  phù hợp để xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học bằng phương pháp oxi hóa nâng cao (AOP).

  • Thiết kế chế tạo lắp đặt Pilot công suất 100 lít/h để xử lý nước thải có chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học tại cơ sở sản xuất  và đánh giá hiệu quả xử lý.

Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:

  • Tổng quan về công nghệ AOP và khả năng ứng dụng để xử lý các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học trong nước thải công nghiệp. Chọn lựa các phương pháp tối ưu để nghiên cứu hoàn thiện.

  • Tìm hiểu thu, thu thập các thông tin về các công nghệ sản xuất công nghiệp phát sinh ra dòng thải có chứa các hợp chất hữu cơ khó phân hủy sinh học phổ biến ở Việt Nam. Lựa chọn loại nước thải sử dụng để kiểm chứng lại các kết quả nghiên cứu từ nước thải tự tạo (dệt nhuộm, nước rích rác, chứa phenol, lignin…)

  • Đã nghiên cứu xử lý bậc 2 nước thải một số loại hình công nghiệp chứa các CHC khó phân hủy sinh học như nước rích rác, dệt nhuộm, giấy bằng các phương pháp AOP: fenton, fenton điện hóa, peroxone. Mỗi phương pháp đều tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả xử lý và xác định được các thông số tối ưu để đạt được hiệu suất xử lý cao nhất và đạt tiêu chuẩn thải đối với nước thải công nghiệp (QCVN 40:2011/BTMT).

  • Lựa chọn được phương pháp AOP phù hợp đề xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học là phương pháp peroxone. Sự lựa chọn này được áp dụng cho triển khai thiết kế chế tạo mô hình pilot xử lý nước thải dệt nhuộm công suất 100L/h được đặt tại Trung tâm xử lý nước thải – KHCN Dệt may Phố Nối B (Thuộc VINATEX).

Đề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”

 Cập nhậtĐề tài cấp Nhà nước “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam”

 

  1. Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng nghề Việt Nam

 

Cơ quan chủ quản: Cấp Nhà nước – Thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” – Mã số KC.08.

Cơ quan chủ trì: Chương trình “Bảo vệ môi trường và phòng tránh thiên tai” mã số KC 08.

Thời gian thực hiện: 2001 – 2004

Chủ nhiệm đề tài: GS. TS. Đặng Kim Chi

Kết quả chính đạt được:

a. Về khoa học

  • Lần đầu tiên có một đề tài nghiên cứu tổng hợp về môi trường các làng nghề Việt Nam, một đặc trưng của nông thôn Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế đang được Nhà nước và cộng đồng hết sức quan tâm.

  • Từ kết quả điều tra khảo sát hiện trạng kinh tế – xã hội và môi trường các làng nghề đã xây dựng tiêu chí và phân loại làng nghề một cách khoa học và phù hợp với điều tra nghiên cứu về môi trường làng nghề.

  • Dựa trên nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn, đã nghiên cứu định hướng các chính sách nhằm phát triển bền vững làng nghề phù hợp với hoàn cảnh Việt Nam, góp phần vào công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông thôn và đề xuất các giải pháp cải thiện môi trường các loại hình làng nghề phổ biến ở Việt Nam theo ngành sản xuất và sản phẩm.

  • Lần đầu tiên có bộ tài liệu hướng dẫn cải thiện môi trường làng nghề cho các loại hình làng nghề điển hình.

  • Đã thiết kế xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu và Website môi trường làng nghề, băng hình, áp phích… giúp cho công tác quản lý môi trường làng nghề, góp phần cung cấp thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức của cộng đồng.

b. Về đào tạo

  • Đã nâng cao trình độ khoa học cả về lý luận và thực tiễn cho các cán bộ tham gia đề tài, đã góp phần tham gia đào tạo 5 Thạc sĩ và 30 kỹ sư với các đề tài liên quan tới môi trường làng nghề.

  • Thông qua các mô hình trình diễn cải thiện môi trường làng nghề và các chương trình giáo dục truyền thông đã góp phần nâng cao nhận thức về BVMT của cộng đồng và bà con làng nghề.

c. Các tài liệu đã xuất bản

  1. Sách chuyên khảo:  Làng nghề Việt Nam và môi trường – Nhà Xuất bản Khoa học kỹ thuật 2005

  2. Tài liệu Hướng dẫn cải thiện môi trường các làng nghề – Nhà Xuất bản KHKT 2005

  • Chế biến nông sản thực phẩm

  • Dệt nhuộm

  • Sản xuất gốm và vật liệu xây dựng

  • Tái chế giấy

  • Tái chế nhựa

  • Tái chế kim loại

  • Thủ công mỹ nghệ

  1. Băng phát hình “Làng nghề và các giải pháp cải thiện môi trường” (VTV1, VTV2 phát 9 lần).

  2. Chương trình phần mềm cơ sở dữ liệu và Website môi trường làng nghề Việt Nam.

  3. 12 bài báo liên quan tới kết quả nghiên cứu về môi trường làng nghề

e.  Các thành tích:

  • Bằng khen của Bộ Khoa học và Công nghệ tặng Công trình có giá trị cao về khoa học và công nghệ.

  • Chứng nhận kết quả nổi bật trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ giai đoạn 2001 – 2005 (Bộ khoa học&Công nghệ)

  • Đạt giải Bạc về Sách hay Việt Nam 2006 (Làng nghề Việt Nam và Môi trường).

Đề tài cấp Nhà nước: Dự báo, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường.

 Cập nhậtĐề tài cấp Nhà nước: Dự báo, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường.

 

  1. Dự báo, đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tác động tiêu cực của quá trình phát triển năng lượng đến môi trường.

Cấp quản lý: Cấp Nhà nước – Thuộc chương trình KHCN trọng điểm cấp Nhà nước “Xây dựng chiến lược chính sách phát triển năng lượng bền vững” – Mã số KHCN.09

Thời gian thực hiện: 1996-2000

Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Đinh Văn Sâm

Nội dung nghiên cứu chính của đề tài:

  • Đánh giá hiện trạng tiềm năng công nghệ và tác động đến môi trường của hoạt động năng lượng.

  • Đánh giá hiện trạng tổ chức quản lý môi trường trong hệ thống năng lượng.

  • Dự báo các hệ quả môi trường trong quy hoạch phát triển năng lượng thời gian tới (2020)

  • Dự báo ảnh hưởng môi trường ở vùng biển Đông do các hoạt động năng lượng

  • Dự báo các hệ quả từ tình hình hoạt động năng lượng của thế giới, của khu vực đối với Việt Nam

  • Lựa chọn giải pháp cho chiến lược năng lượng bền vững

  • Định hướng chiến lược và chính sách BVMT để phát triển năng lượng bền vững

  • Đưa ra các giải pháp chiến lược BVMT – Phát triển năng lượng bền vững

 

Các đề tài nhánh cấp Nhà nước và các đề tài lẻ cấp nhà nước khác

 

  1. Nghiên cứu môi trường nước thải, nước bề mặt, trầm tích ao hồ, đất, chất tải rắn khu vực Công ty Supe Phốt phát và Hòa chất Lâm Thao  

     

Đây là đề tài nhánh thuộc đề tài cấp nhà nước: “Nghiên cứu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe, bệnh tật của cộng đồng dân cư khu vực Công ty Supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao. Đề xuất giải pháp khắc phục”.

Cơ quan chủ quản: Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường

Chủ nhiệm đề tài: ThS. Nghiêm Trung Dũng

Thời gian thực hiện: 2007-2010

Mục tiêu đề tài:

  • Đánh giá tình hình ô nhiễm môi trường khu vực Công ty Supe Phốt phát và Hòa chất Lâm Thao nhằm hỗ trợ cho việc tìm hiểu ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường tới sức khỏe cộng đồng dân cư trong khu vực Công ty.

Các kết quả nghiên cứu đã đạt được:

  • Đã xác định được hiện trạng chất lượng môi trường nước thải, nước mặt, đất, trầm tích ao hồ, chất thải rắn khu vực Công ty Supe Phốt phát và Hòa chất Lâm Thao.

  • Lập bản đồ hiện trạng môi trường khu vực Lâm Thao

  • Đề xuất các giải pháp kỹ thuật nhằm phục hồi ô nhiễm khu vực Công ty Supe Phốt phát và Hòa chất Lâm Thao