Viện Gút – nhiều đề tài nghiên cứu giúp bệnh nhân gút thoát khỏi nguy cơ tử vong do biến chứng

GS.Thomas Bardin làm việc với các bác sĩ & ê kíp nghiên cứu tại Viện Gút

KHPTO – Một nghiên cứu mới nhất trên 100 bệnh nhân gút nặng kèm theo bệnh lý cao huyết áp, suy động mạch vành, tiểu đường túy 2 được theo chặt chẻ và điều trị tại Viện Gút trong 12 tháng bằng phương kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền đã cho kết quả ấn tượng việc hạ nồng độ acid uric.

Tại hội thảo khoa học “Mô hình quản lý điều trị ngoại trú biến chứng của bệnh gút và một số bệnh mạn tính thường gặp” do Viện Gút phối hợp với Trường Đại học Paris 7 của Pháp tổ chức mới đây, GS. Thomas Bardin, Trưởng khoa Cơ Xương Khớp Bệnh viện Lariboisière, chuyên gia quốc tế về bệnh gút, cho biết bệnh gút hiện ngày càng tăng. Bệnh gút gây ra những cơn đau kinh hoàng. Cơn đau gút thường kéo dài vài ngày rồi trở lại bình thường – đây chính là lý do làm nhiều người chủ quan, cho rằng đây là bệnh cấp tính, không cần điều trị hoặc điều trị qua cơn đau rồi ngưng điều trị làm bệnh ngày càng trầm trọng hơn.

Thực chất, gút là bệnh mạn tính. Cần được theo dõi chặt chẻ xuyên suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, phần lớn điều trị gút chỉ tập trung điều trị cắt cơn đau mà không chú trọng hạ nồng độ acid uric trong máu, không tuân thủ phát đồ điều trị, bỏ ngang quá trình điều trị khi cơn đau không còn, người bệnh nghĩ đã khỏi bệnh và tự ý ngưng điều trị. Nếu bệnh không được điều trị tốt, có thể dẫn đến nguy cơ tử vong  hoặc biến chứng sang viêm khớp dạng thấp kèm suy thận và tim mạch.

GS. Thomas, cho rằng “Viện Gút là trung tâm duy nhất trên thế giới, tập trung nghiên cứu và điều trị riêng cho bệnh nhân gút – là nơi tập trung nhiều bệnh nhân nặng đến điều trị với đầy đủ trang thiết bị. Chính vì vậy, chúng tôi đã thực hiện được nhiều đề tài nghiên cứu khoa học tại đây được báo cáo tại nhiều hội thảo khoa học về bệnh gút trên thế giới và tìm ra những phát đồ điều trị hiệu quả nhất cho bệnh nhân gút, cũng như những biến chứng do gút gây ra.

Một nghiên cứu mới đây, trên 100 bệnh nhân được thực hiện tại Viện Gút. Trong đó, có 91 bệnh nhân có nhiều cục tophi; 32 tăng huyết áp; 7 bệnh tiểu đường typ 2; 31 rối loạn lipid máu; 47 bệnh tim mạch vành; 16 bệnh nhân bị suy tuyến thượng thận do lệ thuộc cortcoid, độ tuổi trung bình bệnh nhân là 47 tuổi, thời gian trung bình bị bệnh gút là 10 năm.

Chu_tich_trYYng_YYi_hYc_y_khoa_Paris_7

Chủ tịch trường Đại học Y khoa Paris 7 (áo vàng) đến thăm Viện Gút

Tất cả được theo dõi điều trị trong thời gian 12 tháng, bệnh nhân được điều trị kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền theo khuyến nghị của Liên đoàn chống các bệnh thấp khớp châu Âu (EUAR) và Hội thấp khớp học Mỹ (ACR) về điều trị hạ nồng độ acid uric máu– nhằm giảm acid uric trong máu theo phác đồ cụ thể cho từng bệnh nhân, mục đích hạ dần acid uric cho đến khi đạt nồng độ uric trong máu theo yêu cầu. Ngoài ra phẫu thuật một số trường hợp tophi phức tạp (mỗi tuần có từ 2-3 ca).

Kết quả điều trị trên 100 bệnh nhân này vô cùng ấn tượng so với những gì có thể đọc được trong y văn thế giới. Sau 1 năm điều trị hầu như không còn bệnh nhân nào phải dùng thuốc chống viêm giảm đau. Trong khi các thử nghiệm thuốc mới điều trị gút thường phải mất 4 – 5 năm mới đạt được kết quả này. Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân trong nhóm nghiên cứu được cải thiện đáng kể. Nghiên cứu này đã được công bố tại Hội nghị thường niên Hội Thấp khớp học Hoa Kỳ  và Hội Thấp khớp học Pháp vào tháng 11 và tháng 12/2017.

GS. Emmanuel LETAVERNIER, trường ĐH Paris 6 chia sẻ: Khi đến Viện Gút, ông gặp ngay một ca nặng, bệnh nhân còn trẻ, mới 40 tuổi, nghề nghiệp là nông dân ở miền Bắc vào Viện Gút điều trị. BN được chẩn đoán bệnh thận năm 2013 với mổ sỏi thận, không tái phát sau đó. Đến 2014 bị đau gút lần đầu tiên và đến 2015 thì xuất hiện tophi. Đến 2018, bệnh gút tiến triển nặng, nhiều cục tophi tại khớp mắt cá chân và bệnh viện cho là suy thận giai đoạn cuối chờ chạy thận.

Tuy nhiên, sau quá trình điều trị tích cực tại Viện Gút từ tháng 7 đến nay với phác đồ điều trị giảm acid uric kèm chế độ dinh dưỡng phù hợp đã cải thiện đáng kể tình trạng thiếu máu, tình trạng bệnh tiến triển và đặc biệt, không còn trong tình trạng cần chạy thận khẩn cấp. Từ mô hình điều trị trên mỗi năm Viện Gút giúp gần 1.000 bệnh nhân thoát khỏi nguy cơ tử vong sớm do biến chứng của bệnh gút và các bệnh mãn tính kèm theo.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp – Phó hiệu Trường ĐH Y khoa Phạm Ngọc Thạch, “Sở dĩ ở Việt Nam có nhiều ca bệnh gút nặng hơn so với các nước châu Âu không phải vì thiếu thuốc điều trị, mà do nhận thức, ý thức điều trị bệnh nhân còn rất thấp. Bệnh trở nặng phần lớn do không điều trị hoặc điều trị sai cách“.