Trẻ bị trúng gió nguyên nhân do đâu và cách điều trị

Trẻ bị trúng gió do đâu và cách điều trị

Tác giả:

Mạnh Thắng

Khoa nhi

Số lần xem:

65

Trúng gió được biết với tên gọi khác là bị cảm. Trường hợp này có thể gặp ở bất kỳ đối tượng nào, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trẻ bị trúng gió bởi vì sức đề kháng của trẻ yếu dễ bị ảnh hưởng bởi tác nhân từ môi trường bên ngoài. Bé bị cảm gió cần được xử lý kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm. Vậy trẻ em bị trúng gió nguyên nhân do đâu? Có thể nhận biết bằng dấu hiệu nào và cách xử trí ra sao?

1. Trẻ bị trúng gió là gì và biểu hiện ra sao?

Trẻ bị trúng gió có những biểu hiện ra sao

Bé bị trúng gió thường xảy ra đột ngột với các biểu hiện như ớn lạnh, nôn ói. Trong dân gian thường gọi là bị trúng “gió độc” khiến trẻ bị gặp các bất thường về sức khỏe.

Trong Đông y, hiện tượng trúng gió được hiểu là “thời khí”. Nghĩa là bệnh do sự thay đổi của khí hậu thời tiết gây ra. Trẻ bị trúng gió nghĩa là bị gió độc xâm nhập vào bên trong cơ thể gây nên tình trạng nôn, mệt mỏi, đau đầu.  Còn trong Tây y, trúng gió là hiện tượng cảm lạnh, do cơ thể gặp lạnh đột ngột

Các chuyên gia y tế của phòng khám gia đình Tâm Đức cho biết, hiện tượng trúng gió rất phổ biến trong đời sống. Trẻ bị trúng gió là khi cơ thể đột ngột gặp gió lạnh, không kịp thích ứng. Gió lạnh sẽ đi vào cơ thể theo được hô hấp hoặc lỗ chân lông bị hở.

Do hệ thống miễn dịch của trẻ còn yếu nên sẽ gây ra các triệu chứng cảm lạnh. Nhiều trường hợp trẻ em bị trúng gió không kịp thời can thiệp bị vẹo cổ cấp, đau thắt lưng cấp. Thậm chí năng hơn bị liệt dây thần kinh ngoại biên số 7 ở người bệnh.

Biểu hiện trẻ bị trúng gió

Các dấu hiệu trẻ bị trúng gió, cảm gió cha mẹ cần nắm vững để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

  • Trẻ bị trúng gió thường bị lạnh sống lưng, ớn lạnh sau gáy, tay chân cũng lạnh.

  • Trẻ trúng gió dễ bị nôn mửa, sốt rét kèm theo tình trạng chảy nước mũi kéo dài. Bị đau bụng, tiêu chảy gây mất nước khiến cơ thể mệt mỏi, lả người đi.

  • Nhiều trường hợp trẻ trúng gió bị hôn mê, toàn thân co cứng…. cần được nhanh chóng can thiệp y tế.

Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị trúng gió

Ngay cả với các bé sơ sinh cũng có thể bị cảm gió nếu trang phục không đủ ấm. Với trẻ sơ sinh biểu hiện bệnh sẽ khó nhận biệt hơn nhưng cha mẹ cần lưu ý các dấu hiệu sau:

  • Bé sơ sinh bị trúng gió thường chảy nước mũi, bị đau bụng, tiêu chảy, nôn nhẹ.

  • Bé bị cảm gió có dấu hiệu bỏ bú, cơ thể mệt mỏi, bé bị lả đi. Cơ thể bên ngoài nóng nhưng bị rét bên trong.

  • Trường hợp trẻ bị cảm lạnh nặng có thể bị co cứng toàn thân, thậm chí hôn mê.

Cha mẹ có con nhỏ không nên chủ quan với các tình trạng trúng gió. Trẻ bị mệt mỏi, cơ thể ốm yếu, dễ bị lây chéo bệnh. Nếu nhận thấy các bất thường ở trẻ, bạn nên đưa bé đến nhi khoa để theo dõi và kiểm tra ngay lập tức.

2. Tìm hiểu nguyên nhân trẻ bị trúng gió

Trẻ bị cảm gió do nhiễm lạnh

Trẻ bị trúng gió do rất nhiều nguyên nhân, tuy nhiên có 3 nguyên nhanh chính khiến bé bị cảm mạo:

  • Thời tiết giao mùa từ mùa thu sang mùa đông hoặc từ mùa xuân sang hè. Do thời tiết biến thiên đột ngột từ nóng sang lạnh, từ lạnh sang nóng khiến cơ thể trẻ dễ bị cảm lạnh. Không chỉ trẻ em, mà nhiều người lớn vào thời điểm giao mùa cũng bị trúng gió do cơ thể chưa thích nghi với các hiện tượng thời tiết.

  • Tiết trời ẩm, mưa nhiều và kéo dài cũng là nguyên nhân khiến trẻ em bị trúng gió.

  • Trời mùa đông, nhiệt độ xuống thấp đột ngột khiến cơ thể dễ mắc bệnh cảm, viêm đường hô hấp…

Đối với trẻ em, việc phòng ngừa bệnh vô cùng quan trọng. Nhằm đảm bảo sức khỏe toàn diện, tránh các bệnh lý không mong muốn bạn có thể chọn bác sĩ gia đình để theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên.

3. Trẻ bị trúng gió phải làm sao?

Cách xử lí cho trẻ khi bị trúng gió

Nhiều cặp vợ chồng trẻ mới bắt đầu hành trình làm cha mẹ thường bối rối và lo sợ không biết trẻ bị trúng gió phải làm sao? Liệu trẻ em bị trúng gió có nguy hiểm không?

Hiện tại, do có hai cách hiểu khác nhau về trúng gió nên bạn có thể áp dụng 2 cách như dưới đây:  

Xử trí trẻ bị trúng gió theo Đông Y

Đây là phương pháp điều trị cho trẻ bị trúng gió theo Đông Y. Được áp dụng trong giai đoạn đầu trẻ bị bệnh và đem lại hiệu quả cao.

Cạo gió cho trẻ: Phương pháp cạo gió được lưu truyền trong dân gian và rất nhiều gia đình sử dụng để đánh gió. Khi trẻ bị trúng gió bạn đem một quả trứng gà luộc chín sau đó cho vào một đồ vật nhỏ bằng bạc cạo nhẹ vùng lưng, tay chân cho trẻ.

Khi cạo gió nên nằm ở trong phòng thoáng mát, không bị gió lùa. Trường hợp nếu đồ bạc có màu đen nghĩa là trẻ bị cảm gió, nếu chuyển màu đỏ do cảm nắng. Tuy nhiên, nếu trong gia đình không ai biết về phương pháp này thì không nên thử.

Nhằm giảm thiểu tình trạng trẻ bị trúng gió mẹ có thể xoa dầu vào gan bàn chân, ban tay giữ ấm. Hoặc cho bé uống trà gừng, ăn cháo tía tô để giải cảm và làm ấm cơ thể. Ngoài ra, cho bé ngửi tinh dầu cũng giúp cơ thể được thư giãn, giảm nhức đầu.

Điều trị cho trẻ bị trúng gió theo Tây Y

Trường hợp bé bị trúng gió, các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cảm có chứa paracetamol để giảm thiểu các triệu chứng sốt, chảy nước mũi, mệt mỏi… Ngoài ra, trẻ được bổ sung kèm thêm vitamin C để nâng cao hệ thống miễn dịch cơ thể. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo bác sĩ nhi khoa, bạn cũng nên bổ sung dinh dưỡng đa dạng nâng cao sức đề kháng cho trẻ.

4. Trẻ bị trúng gió có cần đưa đến bác sĩ không?

Trẻ em bị cảm lạnh cần phải làm gì?

Hiện nay, vẫn có nhiều bậc cha mẹ thắc mắc trẻ bị trúng gió có cần đưa đến bác sĩ không? Trên thực tế, trẻ bị cảm gió không phải bệnh lý quá nguy hiểm. Nếu biết cách xử lí, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm và sức khỏe của bé cũng hồi phục dần.

Tuy nhiên nhiều trường hợp trẻ bị trúng gió nặng gặp các dấu hiệu như: toàn thân co cứng, cơ thể dại đi, có dấu hiệu hôn mê cần được đưa đến bệnh viện kịp thời. Bởi các biến chứng nguy hiểm như: Liệt dây thần kinh ngoại biên số 7, đau thắt cơ cấp, vẹo cổ cấp… ảnh hưởng lớn đến thể trạng sức khỏe sau này.

Phải làm gì khi trẻ bị trúng gió?

Trẻ bị trúng gió cần được đưa đến bệnh viện nhanh chóng để thăm khám và chẩn đoán. Hoặc chọn dịch vụ bác sĩ gia đình để thăm khám cho bé tại nhà. Với dịch vụ bác sĩ khám tại nhà chỉ sau 30 phút, đội ngũ bác sĩ chuyên môn y tế sẽ có mặt để chẩn đoán cho bé. Bác sĩ sẽ đánh giá tổng quát tình trạng, vấn đề bệnh lý gặp phải và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Các triệu chứng như nôn mửa, sốt, ớn lạnh, đau đầu sẽ được khắc phục nhanh chóng. Chỉ sau 1-2 ngày bé sẽ hoàn toàn hồi phục và khỏi bệnh. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ đưa ra cách phòng tránh và bảo vệ sức khỏe cho trẻ sau khỏi bệnh.

So với thăm khám tại bệnh viện công, bác sĩ gia đình cung cấp dịch vụ y tế kịp thời. Nhanh chóng xử lý các vấn đề bất thường của trẻ. Cha mẹ không mất công di chuyển, chờ đợi đến lượt trẻ được thăm khám và điều trị. Lựa chọn dịch vụ bác sĩ khám bệnh tại nhà giúp bạn rút ngắn thời gian điều trị. Tiết kiệm công sức, tiền bạc, sức khỏe của con được bảo đảm mau chóng.

5. Cách phòng ngừa trẻ bị trúng gió

Lựa chọn bác sĩ gia đình thăm khám và điều trị khi bé bị cảm lạnh

Trẻ bị trúng gió có thể thường xuyên diễn ra do sức đề kháng yếu. Hệ thống miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Để giảm thiểu nguy cơ bé bị cảm gió cha mẹ nên có các phương pháp phòng ngừa như sau:

  • Không nên tắm đêm, tắm quá muộn sau 21h cho bé. Cần tắm cho trẻ trong phòng ấm áp, kín gió. Sau khi tắm xong dùng khăn khô để lau người ngay tránh hiện tượng bị mất nhiệt dẫn đến cảm lạnh. Ngay cả khi ở trong mùa hè vẫn có nguy cơ trẻ bị trúng gió.

  • Giữ ấm đầy đủ cho con trong những ngày trời lạnh, mưa ẩm nhiều, giao mùa hoặc mùa đông. Khi có sự thay đổi đột ngột thời tiết chú trọng bảo vệ các vùng như tai – mũi – họng họng, bàn tay, bàn chân. Thường xuyên đeo khẩu trang, mặc áo dài tay cho trẻ khi đi ra ngoài để tránh các tác nhân gây hại từ môi trường.

  • Trường hợp trẻ thường xuyên ở trong điều hòa cần tránh khí lạnh phả thẳng vào người. Nên cho trẻ vận động đi lại giúp máu lưu thông khắp cơ thể.

  • Bổ sung chế độ dinh dưỡng đầy đủ các nhóm tinh bột, chất béo, chất đạm, chất khoáng đảm bảo cơ thể phát triển toàn diện và nâng cao sức đề kháng cho bé.

  • Trường hợp bé bị trúng gió, nôn mửa nhiều cần nhanh chóng có sự can thiệp của y tế. Cha mẹ không nên chủ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như đã đề cập trong bài.

6. Địa chỉ khám cho trẻ bị trúng gió uy tín tại Hà Nội 

Khi bé bị trúng gió, cảm lạnh hoặc bất cứ vấn đề sức khỏe nào nhưng bạn ngại đến bệnh viện. Bạn có thể chọn bác sĩ gia đình để thăm khám, chẩn đoán cho bé nhanh chóng. Phòng khám gia đình Tâm Đức- Địa chỉ cung cấp dịch vụ y tế tại nhà uy tín chất lượng cho mọi nhà. 

Tâm Đức sở hữu đội ngũ bác sĩ chuyên gia y tế hàng đầu, chuyên môn kinh nghiệm lâu năm. Chúng tôi sẵn sàng có mặt nhanh chóng để thăm khám, chẩn đoán và xử lý các vấn đề bé gặp phải. Đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp luôn theo dõi, cập nhật tình hình sức khỏe cho bé. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ 24/7 chỉ cần gọi đến số Hotline: 0911 528 893 để đặt lịch. Tâm Đức hỗ trợ và cung cấp dịch vụ y tế mau chóng.

Mọi chi tiết xin liên hệ thông tin dưới đây: 

Phòng khám gia đình Tâm Đức

Địa chỉ:14 /26 khu tt bệnh viện quân y 354 Phố Đội Nhân – Vĩnh Phúc – Ba Đình – Hà Nội

Website: http://khambenhtainha.com.vn

Email: [email protected]

Điện thoại: 0911 528 893.