Trang chủ | Sở KHCN Tiền Giang

THÔNG TIN PHẦN MỀM

Phần mềm đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất phiên bản mới đánh giá theo Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN về “Hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất” có hiệu lực ngày 25/01/2020 thay thế Thông tư 04/2014/TT-BKHCN. 

Phần mềm đánh giá theo thông tư cũ có thể TRUY CẬP TẠI ĐÂY >>

MỤC TIÊU DỰ ÁN

  • Nâng cấp Hệ thống cơ sở dữ liệu doanh nghiệp, bổ sung nâng cấp modul khảo sát đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất trực tuyến

  • Điều tra thu thập các thông tin, phân tích, đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang theo Phụ lục I, Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN. 

  • Bổ sung modun tính toán điểm số nhóm thành phần E (Hiệu quả khai thác công nghệ); R (Năng lực nghiên cứu phát triển).

  • Sửa đổi toàn bộ tiêu chí nhóm thành phần T (công nghệ thiết bị sản xuất); O (tổ chức quản lý) I (năng lực đổi mới sáng tạo) theo các nội dung như: tên tiêu chí tính toán, thang điểm đánh giá của từng tiêu chí, số lượng tiêu chí trong từng thành phần, thay đổi công thức tính toán, biểu đồ so sánh…

  • Sửa đổi, bổ sung chuẩn so sánh ngành theo quy định tại Phụ lục II của Thông tư 17/2019/TT-BKHCN (bổ sung nhóm ngành công nghiệp chế tạo, chế tạo lắp ráp và các ngành công nghiệp hỗ trợ…

  • Bổ sung tính năng điều tra khảo sát trực tuyến (online) để doanh nghiệp có thể tự đánh giá trình độ và năng lực công nghệ.

  • Bổ sung tính năng cho phép Sở KHCN nhập khảo sát cho nhiều DN trong Tỉnh (dựa trên phiếu khảo sát thu thập trực tiếp- trường hợp không khảo sát online).

  • Bổ sung tiện ích mạng lưới kết nối: Mỗi Doanh nghiệp có nhu cầu giao thương kết nối với các Doanh nghiệp khác sẽ khai báo mục thông tin chia sẻ: (nhằm mục đích kết nối cung cầu)

Tổ chức CHỦ TRÌ

  • Viện Đánh giá khoa học và Định giá công nghệ (Viện Đánh giá) là tổ chức khoa học và công nghệ công lập trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ, giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng đánh giá khoa học và định giá công nghệ; nghiên cứu khoa học, đào tạo, cung cấp dịch vụ đào tạo, tư vấn về đánh giá khoa học, định giá công nghệ phục vụ quản lý nhà nước về KH&CN. Viện Đánh giá đã thiết kế xây dựng Hệ thống phần mềm, cơ sở dữ liệu về đánh giá trình độ công nghệ theo Thông tư số17/2019/TT-BKHCN và đã được triển khai ứng dụng tại nhiều địa phương.

  • Hệ thống này được thiết kế, xây dựng trên nền tảng “mã nguồn mở”, dễ dàng tích hợp hoặc mở rộng tính năng; Hệ thống được tích hợp đầy đủ các tiêu chí đánh giá, phân tích xác định điểm mạnh, điểm yếu của các thành phần công nghệ, hỗ trợ trích xuất các dữ liệu, biểu đồ tính toán, tích hợp nhiều tính năng khác về bảo mật và phân quyền quản lý, v.v.. làm cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, tổ chức KH&CN sử dụng trong việc đề xuất giải pháp, chính sách đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ tại doanh nghiệp, ngành hoặc tại địa phương. Hệ thống có thể cập nhật, so sánh thực trạng, tính toán được mức độ tăng trưởng, tình hình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp qua các kỳ thống kê; so sánh ngành giữa các địa phương khác (nếu sử dụng chung cùng hệ thống, nền tảng CSDL chung);

  • Hoạt động đánh giá trình độ công nghệ không những phục vụ cho nhiều địa phương, ngành, hay thậm chí từng doanh nghiệp đã và đang tự triển khai đánh giá thông qua khảo sát trực tuyến giúp doanh nghiệp có thể tự đánh giá hoặc cập nhật thông tin về thực trạng trình độ công nghệ của mình online và có thể xác định được thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu của các thành phần công nghệ (T-E-O-R-I) của doanh nghiệp hoặc của ngành

NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ THEO THÔNG TƯ SỐ 17/2019/TT-BKHCN

Ngày 10/12/2019 Bộ Khoa học & Công nghệ đã ban hành Thông tư số 17/2019/TT-BKHCN về “Hướng dẫn đánh giá trình độ và năng lực công nghệ sản xuất” có hiệu lực ngày 25/01/2020 thay thế Thông tư 04/2014/TT-BKHCN. Hiện nay, trình độ và năng lực công nghệ sản xuất được đánh giá thông qua việc phân tích, đánh giá tổng hợp năm nhóm yếu tố thành phần bao gồm:

Nhóm hiện trạng công nghệ, thiết bị sản xuất (nhóm T);

Nhóm hiệu quả khai thác công nghệ (nhóm E);

Nhóm năng lực tổ chức, quản lý (nhóm O);

Nhóm năng lực nghiên cứu phát triển (nhóm R) và

Nhóm năng lực đổi mới sáng tạo (nhóm I),