Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình – Luận văn, đồ án, đề tài tốt nghiệp

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn
để phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ
có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và xã hội (KTXH) của đất nước.
Ở Việt Nam, sau 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý
đất đai đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, xét trên tổng thể công tác quản lý đất đai
vẫn còn một số tồn tại là: hệ thống quy hoạch, KHSDĐ chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.

pdf

27 trang

|

Chia sẻ: lecuong1825

| Lượt xem: 2730

| Lượt tải: 5

download

Bạn đang xem trước

20 trang

tài liệu Tóm tắt Luận án Nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hoà Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
NGUYỄN THỊ KHUY
NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG
THAM VẤN CỘNGĐỒNG TRONG QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG SƠN, TỈNH HOÀ BÌNH
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
MÃ SỐ : 62 85 01 03
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
HÀ NỘI – 2015
Công trình hoàn thành tại:
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Người hướng dẫn: 1. TS. NGUYỄN ĐÌNH BỒNG
2. TS. ĐỖ THỊ TÁM
Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THANH TRÀ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN TUẤN
Trường Đại học Khoa học Tự nhiên
Phản biện 3: TS. THÁI THỊ QUỲNH NHƯ
Tổng cục Quản lý đất đai
Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Học viện họp tại:
Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Vào hồi giờ, ngày tháng năm 2015
Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
– Thư viện Quốc gia Việt Nam
– Thư viện Học viện Nông nghiệp Việt Nam
– Thư viện Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội
1MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn
để phân bố các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc
phòng, an ninh. Hệ thống quản lý đất đai chặt chẽ và chính sách đất đai phù hợp sẽ
có tác động tích cực đối với sự phát triển kinh tế và xã hội (KTXH) của đất nước.
Ở Việt Nam, sau 10 năm thi hành Luật Đất đai năm 2003, công tác quản lý
đất đai đã dần đi vào nề nếp. Tuy nhiên, xét trên tổng thể công tác quản lý đất đai
vẫn còn một số tồn tại là: hệ thống quy hoạch, KHSDĐ chưa đáp ứng được yêu cầu
thực tiễn. Tình trạng quy hoạch “treo”, dự án “treo”, các vướng mắc trong công tác
bồi thường, thu hồi đất, giải phóng mặt bằng đang gây ảnh hưởng xấu đến đời sống
của nhân dân, làm chậm tiến độ triển khai nhiều dự án đầu tư và gây lãng phí đất đai.
Nguyên nhân của tình trạng nêu trên là trong quá trình hoạch định, xây dựng và triển
khai các nội dung quản lý Nhà nước về đất đai chưa sát với thực tiễn, chưa đáp ứng
được yêu cầu tổng thể chung về phát triển KTXH. Mặt khác, việc tham vấn ý kiến của
nhân dân, cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển khai chính sách đất đai chưa
được thực hiện hoặc việc thực hiện chỉ là hình thức, ít hiệu quả. Nhiều nơi khi triển
khai công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng không có sự tham gia và giám sát của
người dân đã làm cho việc thực thi pháp luật thiếu sự ủng hộ từ cộng đồng.
Tham vấn cộng đồng (TVCĐ) là công cụ quan trọng giúp cơ quan Nhà nước
có thêm nguồn thông tin sát thực phục vụ cho việc xây dựng và thực thi chính
sách, pháp luật. Trên thế giới TVCĐ là bắt buộc đối với việc ban hành và tổ chức
thực hiện chính sách pháp luật nói chung, trong đó có chính sách pháp luật đất đai.
TVCĐ đã được thực hiện ở Việt Nam từ những năm 1980 dưới hình thức lấy ý
kiến nhân dân vào Hiến pháp và các dự án luật, pháp lệnh, vào những vấn đề có
quan hệ tới lợi ích rộng rãi của nhiều người. TVCĐ đã được quy định trong Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi năm 2008. Tuy nhiên, đánh giá thực
tiễn TVCĐ trong quá trình thực hiện các văn bản đó như thế nào đang còn rất ít
nghiên cứu, đặc biệt đối với các chính sách đất đai. Để hệ thống pháp luật về đất
đai đi vào cuộc sống và được nhân dân đồng tình ủng hộ thì việc thực hiện TVCĐ
trong quá trình hoạch định, xây dựng hệ thống pháp luật về đất đai và trong quá
trình thực thi pháp luật là hết sức cần thiết.
Huyện Lương Sơn cách thủ đô Hà Nội khoảng 43 km là cửa ngõ của tỉnh
miền núi Hoà Bình, nối Hà Nội với miền Τây Bắc Việt Nam. Những năm gần đây
công tác quản lý đất đai của địa phương có nhiều tiến bộ, cơ cấu sử dụng đất có
chuyển biến rõ rệt từ nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, huyện đã
2bước đầu thực hiện việc TVCĐ trong quản lý đất đai và đạt được những kết quả
khả quan, tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế, bất cập. Vì vậy, nghiên cứu thực
trạng TVCĐ trong quản lý đất đai là rất cần thiết nhằm góp phần nâng cao hiệu
quả quản lý và sử dụng đất.
2. Mục tiêu nghiên cứu
– Đánh giá thực trạng tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng và triển
khai một số nội dung quản lý đất đai nhằm tìm ra những tồn tại của việc xây dựng
và thực thi chính sách đất đai tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
– Đề xuất giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quá trình xây dựng
và triển khai chính sách đất đai phù hợp với thực tiễn công tác quản lý đất đai trên
địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về tham vấn cộng
đồng trong quản lý đất đai.
b) Ý nghĩa thực tiễn
– Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần tăng cường hiệu quả của công tác quản lý
đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
– Các giải pháp đề xuất nhằm tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý
đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình có thể áp dụng cho các địa
phương có điều kiện tương tự.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là: tham vấn cộng đồng trong một số
nội dung quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình:
+ Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất (gọi tắt là giấy chứng nhận – GCN);
+ Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;
+ Bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Các đối tượng tham vấn: các tổ chức; hộ gia đình, cá nhân; cộng đồng dân
cư và cơ sở tôn giáo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
– Phạm vi về nội dung: công tác quản lý Nhà nước về đất đai theo quy định
của Luật Đất đai 2003 bao gồm 13 nội dung. Đề tài tập trung nghiên cứu 03 nội
dung chính trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai, đó là: (1) Đăng ký và cấp
GCN; (2) Quy hoạch, KHSDĐ; (3) BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Đây là
3các nội dung có nhiều hoạt động cần có TVCĐ.
– Phạm vi không gian: nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa giới hành
chính của huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình.
– Phạm vi thời gian: các vấn đề liên quan đến đối tượng và địa bàn nghiên
cứu trong giai đoạn triển khai thực hiện Luật Đất đai 2003 (từ năm 2004 đến năm
2013) và có xem xét bổ sung quá trình xây dựng pháp luật đất đai năm 2013.
5. Những đóng góp mới của đề tài
– Xác định được sự cần thiết, hệ thống hóa cơ sở lý luận, căn cứ pháp lý và
thực tiễn về TVCĐ trong công tác quản lý đất đai. Đó là cơ sở quan trọng để tăng
cường hiệu quả thực thi chính sách đất đai góp phần giảm thiểu những tác động
tiêu cực của chính sách.
– Xác định những tồn tại và đề xuất giải pháp tăng cường TVCĐ trong một số
nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: đăng ký và cấp GCN; quy hoạch, KHSDĐ;
BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn huyện Lương Sơn, góp phần
tăng cường năng lực quản lý đất đai, đáp ứng yêu cầu phát triển KTXH bền vững.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở lý luận về tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai
Quản lý Nhà nước về đất đai tập trung vào cách thức Chính phủ xây dựng
và thực hiện chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không
phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước quản lý đất
đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau.
Cộng đồng được hiểu là một nhóm người cùng sống trong một môi trường
có những điểm tương đồng về văn hóa, kinh tế, xã hội truyền thống, phong tục tập
quán, có các quan hệ trong sản xuất và đời sống gắn bó với nhau thường có ranh
giới không gian trong một thôn bản.
Tham vấn là cách mà đối tượng chủ thể thường dùng hỏi hoặc tham khảo ý
kiến của các khách thể về vấn đề mà chủ thể dự kiến sẽ đưa ra hoặc ban hành.
Tham vấn cộng đồng là việc một cộng đồng được tham khảo (hỏi hoặc phát biểu ý
kiến) về những mối quan tâm của họ về một chủ trương, chính sách hay kế hoạch,
dự án nào đó.
Các cấp độ và hình thức tham vấn cộng đồng: phương thức quản lý dựa
vào cộng đồng được chia thành 5 cấp độ: cấp độ thông báo; cấp độ tham vấn; cấp
độ cùng thực hiện; cấp độ đối tác; cấp độ trủ trì.
Trong thực tế, ở Việt Nam, các nghiên cứu thường chấp nhận mô hình 4
mức độ tham gia của cộng đồng, phù hợp với khẩu hiệu “dân biết, dân bàn, dân
4làm, dân kiểm tra” thực hiện theo quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban
hành. Theo đó, phương thức quản lý dựa vào cộng đồng được phân chia thành: cấp
độ thông báo; cấp độ tham vấn; cấp độ hợp tác; cấp độ tự quản lý.
Mặc dù mỗi mô hình có cách phân chia sự tham gia của cộng đồng thành
các mức độ khác nhau tùy thuộc theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Nhưng xét
về bản chất bên trong, các mô hình này cũng có những điểm tương đồng nhất định,
đó là phân chia tham vấn cộng đồng thành 4 mức độ khá tách bạch là thông báo,
tham vấn, hợp tác và tự quản lý.
1.2. Kinh nghiệm của một số nước và tổ chức quốc tế về quản lý đất đai có sự
tham vấn cộng đồng
Từ công tác TVCĐ trong việc xây dựng văn bản pháp luật, quản lý đất đai,
xây dựng ở Pháp; quản lý đất đai đô thị có sự TVCĐ ở Canada, Cộng hòa Liên
bang Đức, Nhật Bản, Singapore, theo hướng dẫn của các tổ chức quốc tế rút ra bài
học kinh nghiệm cho việc thực hiện công tác TVCĐ tại Việt Nam.
1.3. Tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai ở Việt Nam
Công tác TVCĐ trong lĩnh vực quản lý đất đai có rất nhiều thuận lợi do đây
là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên khi triển khai cũng gặp một số
khó khăn như: một số phương án quy hoạch, chương trình, dự án chưa được các cơ
quan có trách nhiệm cung cấp thông tin công khai, minh bạch nhiều tổ chức xã hội,
nhà kinh tế, nhà khoa học và người dân chưa chủ động tham gia góp ý cho các dự
án, chính sách, quy hoạch dẫn đến sự thiếu đồng thuận của người dân địa phương
với cơ quan chủ trì xây dựng chính sách, quy hoạch, dự án làm cho việc tổ chức
thực hiện bị chậm, tốn kém thời gian và kinh phí.
1.4. Định hướng nghiên cứu của đề tài
Tham vấn cộng đồng trong xây dựng và thực thi chính sách là rất quan trọng
nhằm nâng cao hiệu quả của việc thực thi chính sách. Trên thực tế, việc tham gia
của cộng đồng trong xây dựng và thực thi chính sách đã được quy định tại các văn
bản pháp lý. Tuy nhiên, đánh giá thực tiễn sự tham gia của cộng đồng trong quá
trình thực hiện các văn bản đó như thế nào đang còn rất ít nghiên cứu, đặc biệt đối
với các chính sách đất đai. Do vậy, đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp tăng
cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai trên địa bàn huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình là rất cần thiết nhằm trả lời các câu hỏi: (1) Quy trình, nội dung và cách
thức TVCĐ trong quản lý đất đai hiện nay ở Việt Nam ra sao? (2) Kết quả thực hiện
TVCĐ trong quản lý đất đai ở huyện Lương Sơn hiện nay thế nào? (3) Cần có các
giải pháp nào để tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai ở huyện Lương Sơn?
Để trả lời các câu hỏi trên, đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề
5chính đó là: (1) Phân tích thực trạng TVCĐ trong quản lý đất đai; rà soát các văn
bản quy định TVCĐ từ đó tiến hành đánh giá việc thực hiện tham vấn tại địa bàn
nghiên cứu bằng cách so sánh kết quả điều tra với quy định tham vấn của pháp
luật. (2) Kết quả thực hiện TVCĐ trong quản lý đất đai với các nội dung cụ thể là:
trong đăng ký và cấp GCN; trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; trong bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. (3) Các giải pháp tăng
cường TVCĐ trong quản lý đất đai được đề xuất đối với từng nội dung.
CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Nội dung nghiên cứu
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội huyện Lương Sơn
Điều kiện tự nhiên; điều kiện kinh tế và xã hội; tình hình quản lý sử dụng đất.
2.1.2. Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai huyện Lương Sơn
– Hình thức, thời điểm thông tin tới cộng đồng.
– Hình thức, thời điểm tiếp nhận thông tin từ cộng đồng.
– Thực trạng tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận.
– Thực trạng tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Thực trạng tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
2.1.3. Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai tại huyện Lương Sơn
– Đánh giá tham vấn cộng đồng trong đăng ký và cấp giấy chứng nhận.
– Đánh giá tham vấn cộng đồng trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Đánh giá tham vấn cộng đồng trong bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất.
2.1.4. Giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai
– Nhóm giải pháp về chính sách: ban hành các văn bản hướng dẫn và tổ chức
thực hiện Luật Đất đai 2013; tăng cường TVCĐ trong quản lý đất đai trên địa bàn
huyện Lương Sơn.
– Nhóm giải pháp về kỹ thuật: giải pháp tăng cường TVCĐ trong đăng ký và
cấp GCN; giải pháp tăng cường TVCĐ trong quy hoạch, KHSDĐ; giải pháp tăng
cường TVCĐ trong BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
– Số liệu thứ cấp được thu thập từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, Phòng Kinh tế, Phòng Thống kê, Ban Quản lý dự án thuộc UBND huyện
Lương Sơn; Phòng Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất, Văn
phòng UBND, HĐND và từ các nghiên cứu đã có trước đây.
62.2.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Huyện Lương Sơn gồm 20 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn trong đó có 1 thị
trấn và 19 xã. Dân số toàn huyện là 97.446 người. Từ xa xưa Lương Sơn là địa bàn
sinh sống của người Mường (chiếm hơn 65% dân số toàn huyện). Người Kinh sống
xen lẫn với người Mường và chiếm khoảng hơn 20% dân số toàn huyện, còn lại
là người Dao và các dân tộc khác chiếm tỷ lệ nhỏ. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội, tình hình sử dụng và quản lý đất đai huyện Lương Sơn được chia thành 4
vùng: vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4.
2.2.3. Phương pháp thu thập tài liệu số liệu sơ cấp
Số liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra hộ gia đình, cá nhân, cộng
đồng dân cư và các tổ chức sử dụng đất tại 4 vùng nghiên cứu. Đối tượng điều tra
gồm: hộ gia đình cá nhân; các cộng đồng sử dụng đất: dòng họ, đại diện các thôn;
các tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính sự nghiệp. Phương pháp chọn hộ điều tra
là ngẫu nhiên. Các thông tin cần thu thập là thông tin chung về hộ/tổ chức điều tra;
tình hình sử dụng đất của hộ/tổ chức; sự tham gia đánh giá của hộ/tổ chức trong các
nội dung đăng ký và cấp giấy chứng nhận; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Mỗi xã/thị trấn điều tra 64
phiếu, bao gồm: hộ gia đình cá nhân 50 phiếu; đại diện của cộng đồng dân cư sử
dụng đất 6 phiếu (đại diện của 6 cộng đồng); tổ chức kinh tế và cơ quan hành chính
sự nghiệp 8 phiếu (đại diện của 8 tổ chức). Tổng số phiếu điều tra là 256 phiếu.
2.2.4. Phương pháp phân tích số liệu và đánh giá tham vấn
Thực trạng TVCĐ được đánh giá thông qua việc so sánh quá trình thực hiện
các quy định tham vấn tại địa phương với quy định của các văn bản pháp luật hiện
hành. Các chỉ tiêu dùng để so sánh và đánh giá tham vấn gồm:
– Tham vấn trong đăng ký và cấp GCN được đánh giá thông qua các tiêu
chí: kế hoạch công khai biểu mẫu cấp GCN; xác định nguồn gốc sử dụng đất; công
khai danh sách đủ điều kiện cấp GCN; thông báo về thực hiện nghĩa vụ tài chính;
thông báo thời gian trao GCN.
– Tham vấn trong quy hoạch, KHSDĐ được đánh giá thông qua các tiêu chí:
quy hoạch đất công trình sự nghiệp; quy hoạch đất khu công nghiệp; quy hoạch đất cơ
sở sản xuất kinh doanh; quy hoạch đất di tích danh thắng; quy hoạch đất nghĩa trang
nghĩa địa; quy hoạch đất cơ sở văn hóa; quy hoạch đất cơ sở y tế; quy hoạch đất cơ sở
giáo dục; quy hoạch đất cơ sở thể dục thể thao; quy hoạch đất ở.
– Tham vấn trong BTHT&TĐC khi nhà nước thu hồi đất được đánh giá
thông qua các tiêu chí: chính sách về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà
nước thu hồi đất; bản đồ hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất; quyết định phê
7duyệt dự án đầu tư; bản vẽ chi tiết khu đất Nhà nước thu hồi; các công trình hạ
tầng được đầu tư kinh phí; quyết định thu hồi đất; trình tự thủ tục bồi thường; kết
quả giải quyết khiếu nại, tố cáo; kết quả kiểm kê đất đai và các tài sản gắn liền với
đất; giá dự kiến bồi thường;
Mỗi nhóm tiêu chí được xác định bằng các tiêu chí cụ thể. Mỗi tiêu chí được
đánh giá bằng 5 mức: rất tốt; tốt; trung bình; kém; rất kém
Các số liệu điều tra được tiến hành xử lý thông qua các bước sau:
Bước 1: Mã hóa số liệu theo thang đo khoảng cách và phân tích định tính
bằng việc xây dựng phát triển hệ thống khái niệm/thang đo.
Bước 2: Định lượng bằng việc sử dụng phương pháp phân tích T-test để
kiểm định mức độ khác nhau giữa các vùng, giữa các đối tượng sử dụng đất theo
các nhóm yếu tố quan sát.
2.2.5. Xây dựng thang đo và các biến quan sát
Sử dụng phương pháp phân tích định lượng và định tính (thống kê mô tả)
trong SPSS để thống kê đặc tính của các đối tượng điều tra theo nhóm. Thống kê
theo vùng, theo nhóm đối tượng, tính trung bình trọng số, tần suất xuất hiện
Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá mức độ tham vấn theo 5 mức độ
từ: Rất tốt: 5; Tốt: 4; Trung bình: 3; Kém: 2; Rất kém:1. Chỉ số đánh giá chung là
số bình quân gia quyền của số lượng người trả lời theo từng mức độ áp dụng và hệ
số của từng mức độ. Phân cấp đánh giá mức độ tham vấn cộng đồng: Rất tốt ≥
4,20; Tốt: 3,40 – 4,19; Trung bình: 2,60 – 3,39; Kém: 1,8 – 2,59; Rất kém: < 1,80.
2.2.6. Phương pháp thống kê
Sử dụng kiểm định ANOVA để kiểm định sự sai khác về một số chỉ tiêu
giữa các vùng điều tra và giữa các đối tượng điều tra. Dựa vào giá trị P (p-value)
(SPSS viết tắt p-value là sig.) cụ thể như sau: Nếu p-value (sig.) ≤ α (mức ý nghĩa),
bác bỏ giả thuyết H0. Nghĩa là có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các vùng
hoặc các đối tượng điều tra ở mức độ tin cậy 100%- α. Nếu p-value (sig.) > α (mức ý
nghĩa), chấp nhận H0. Nghĩa là không có sự khác biệt của chỉ tiêu nghiên cứu giữa các
vùng hoặc các đối tượng điều tra ở mức độ tin cậy 100%- α. Trong nghiên cứu này
mức ý nghĩa α là 0,05% nghĩa là ở mức độ tin cậy 95%.
2.6.7. Phương pháp so sánh
So sánh thực trạng TVCĐ tại huyện Lương Sơn với quy định của pháp luật
trong 3 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai: đăng ký và cấp GCN; quy hoạch,
KHSDĐ; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất. Từ đó rút ra các tồn tại trong quá
trình tham vấn ở các vùng nghiên cứu để đánh giá và đưa ra giải pháp.
82.2.8. Phương pháp SWOT
SWOT là tập hợp viết tắt những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh:
strengths (điểm mạnh); weaknesses (điểm yếu), opprtunities (cơ hội) và threats (thách
thức). Khung phân tích SWOT thường được trình bày dưới dạng lưới, bao gồm 4
phần thể hiện 4 nội dung chính của SWOT: điểm mạnh; điểm yếu; cơ hội và thách
thức. Trong nghiên cứu này, khung phân tích SWOT được sử dụng để tìm hiểu những
điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với TVCĐ trong quản lý đất
đai của từng vùng nghiên cứu tại huyện Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình. Kết quả phân tích
ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để ra quyết định lựa chọn
giải pháp tăng cường tham vấn cộng đồng trong quản lý đất đai với mỗi nội dung như:
đăng ký và cấp GCN; quy hoạch, KHSDĐ; BTHT&TĐC khi Nhà nước thu hồi đất.
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tại huyện Lương Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Lương Sơn
Lương Sơn là huyện miền núi thấp của tỉnh Hòa Bình, với tổng diện tích tự
nhiên là 37.707,99 ha. Lương Sơn nằm trên trục Quốc lộ 6A, cách trung tâm thủ đô
Hà Nội 43 km về phía Tây Bắc và cách thành phố Hòa Bình 33 km về phía Đông
Nam. Với vị trí là cầu nối giữa các tỉnh Tây Bắc và Hà Nội, huyện Lương Sơn có
những điều kiện thuận lợi để phát triển về mọi mặt KTXH, đặc biệt quá trình công
nghiệp, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ.
3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế và xã hội
Trong những năm gần đây kinh tế huyện Lương Sơn có bước tăng trưởng khá
(năm 2013 đạt 18,50 %). Cơ cấu kinh tế của huyện trong những năm qua có chuyển
dịch theo hướng tích cực, tăng dần tỷ trọng các ngành công nghiệp – xây dựng, giảm
tỷ trọng dịch vụ, nông – lâm – ngư nghiệp (