Tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là gì? Các quy định về tiêu chuẩn, mã số, điều kiện xét thăng hạng và thi thăng hạng chuẩn chức danh nghề giáo viên các cấp được quy định như thế nào? Bài viết này chúng ta

Chức danh nghề nghiệp viên chức giáo viên là gì?

Chức danh nghề nghiệp giáo viên là tên gọi thể hiện trình độ, năng lực chuyên môn, của người giáo viên các cấp trong môi trường giáo dục Việt Nam.

Chứng chỉ chức danh nghề nghiệp giáo viên được cấp cho những người đã tham gia khóa học đầy đủ, đáp ứng các điều kiện theo quy định. Bằng có giá trị trên toàn quốc và lâu dài cho tới khi Bộ giáo dục có những quy định thay đổi mới.

Giáo viên có cần học chức danh nghề nghiệp

Theo quy định thì GV hạng III trở lên đều phải có chứng chỉ bồi dưỡng giáo viên theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp. Nội dung này được quy định tại văn bản 2499/BNV-CCVC báo cáo thủ tướng chính phủ về việc rà soát chứng chỉ bồi dưỡng công chức. Nội dung công văn đề xuất bỏ các loại chứng chỉ chức danh nghề trong đó có chức danh nghề viên các cấp.

Tuy nhiên, Bộ giáo dục đã ban hành Công văn 971/BGDĐT-NGCBQLGD về việc triển khai thực hiện mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập. Trong đó các hạng chức danh nghề giáo viên phải có chứng chỉ bồi dưỡng.

Các chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề hạng I giáo viên đã có sẽ được sử dụng để đăng ký dự thi/xét thăng hạng từ hạng II lên hạng I.

quy định về thăng hạng giáo viên

Mã số chức danh nghề nghiệp giáo viên

Quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp giáo viên, mã ngạch mỗi cấp khác nhau sẽ được quy định tại những văn bản pháp lý khác nhau. Sau đây là các văn bản quy định về mã số ngạch viên chức ngành giáo dục:

  • Thông tư 40/2020/TT-BGDĐT: Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học công lập.
  • Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT: Quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập.
  • Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT: Quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp hạng viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập.
  • Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT: Quy định về mã số, tiêu chuẩn bồi dưỡng chức chức danh nghề giáo viên và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập.
  • Thông tư 04/2021/TT-BGDĐT: Quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học phổ thông công lập.
  • Thông tư 03/2018/TT-BLĐTBXH: Quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
  • Thông tư 06/2017/TT-BNV: Quy định mã số chức danh nghề giáo viên dự bị đại học.
  • Thông tư liên tịch 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV: Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong cơ sở giáo dục công lập.
  • Thông tư 35/2020/TT-BGDĐT quy định về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp, bổ nhiệm và xếp lương đối với viên chức giảng dạy trong các trường cao đẳng sư phạm công lập.

chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học

Tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên

Hạng giáo viên giáo dục nghề nghiệp sẽ được quy định cụ thể tại các thông tư khác nhau. Về cơ bản hạng GV được chia làm hạng I, II, III. Ở mỗi hạng khác nhau sẽ có những tiêu chuẩn khác nhau, ở những bài trước chúng tôi đã phân tích rất chi tiết. Các bạn có thể click vào các đường link bên dưới bảng để tìm hiểu.

GV các cấp 
Xếp hạng giáo viên
Thông tư quy định chức danh nghề nghiệp giáo viên

Giảng viên
Giảng viên cao cấp hạng I
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên

Giảng viên chính hạng II

Giảng viên hạng III

Trợ giảng hạng III

Giáo viên mầm non
Giáo viên mầm non hạng I
Theo quy định tại Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT

Tiêu chuẩn chức danh nghề giáo viên mầm non

Giáo viên mầm non hạng II

Giáo viên mầm non hạng III

Giáo viên tiểu học
Giáo viên tiểu học hạng I
Theo quy định tại Thông tư 02/2021/TT-BGDĐT

Tiêu chuẩn chức danh nghề giáo viên tiểu học

Giáo viên tiểu học hạng II

Giáo viên tiểu học hạng III

Giáo viên THCS
Giáo viên THCS hạng I
Quy định chuẩn chức danh nghề giáo viên THCS tại Thông tư 03/2021/TT-BGDĐT

Tiêu chuẩn chức danh nghề giáo viên THCS

Giáo viên THCS hạng II

Giáo viên THCS hạng III

Giáo viên THPT
Giáo viên THPT hạng I
Thông tư quy định chức danh nghề giáo viên THPT

Tiêu chuẩn chức danh nghề giáo viên THPT

Giáo viên THPT hạng II

Giáo viên THPT hạng III

giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết hạng 3

Thăng hạng giáo viên năm 2022 

Chứng chỉ thăng hạng giáo viên là chứng chỉ được xem như là điều kiện đầu vào, là căn cứ để tuyển dụng giáo viên tại các cơ sở công lập. Việc thăng hạng giáo viên phải đáp ứng các điều kiện theo quy định như sau:

Điều kiện

thăng hạng giáo viên 2022

Quy định thăng hạng giáo viên tại Điều 3 Thông tư 20/2017/ TT- BGDĐT quy định giáo viên dự thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn, điều kiện để thăng hạng giáo viên như sau:

  • Cơ sở giáo dục có nhu cầu về vị trí việc làm của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi.
  • Được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ trong thời gian công tác 3 năm liên tục đến thời điểm hết hạn nộp hồ sơ.
  • Phải là người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt. Không thuộc các trường hợp bị thi hành kỷ luật…
  • Có đủ trình độ đào tạo, bồi dưỡng, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của chức danh nghề nghiệp ở hạng đăng ký dự thi theo quy định.

Hồ sơ thăng hạng giáo viên

Hồ sơ thăng hạng gồm:

  • 01 phiếu đăng ký dự thi thăng hạng theo mẫu
  • 01 Bằng tốt nghiệp chuyên ngành phù hợp bản photo công chứng.
  • 01 Bản sơ yếu lý lịch có giấy xác nhận của địa phương.
  • 04 Ảnh 3.4 chụp mới nhất.
  • 01 Quyết định tuyển dụng của cơ quan trúng tuyển.

Như vậy, thông qua bài viết này các bạn đã có những thông tin chi tiết về các vấn đề giáo viên có phải đi học chức danh nghề nghiệp không? Hy vọng các bạn sẽ có thể thăng hạng chức danh cao nhất trong sự nghiệp giảng dạy của mình.