Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Tại Xã Lộc Quang

Rate this post

Download Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Tại Xã Lộc Quang. Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi địa phương. đây là bài tiểu luận được bạn sinh viên làm 9 điểm, các bạn tải về tham khảo nhé

Nhiều bạn sinh viên đang gặp khó khăn về viết bài tiểu luận có thể tham khảo dịch vụ viết thuê tiểu luận, chát qua zalo bài làm chất lượng cao nhé.

Đề cương Tiểu Luận Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường

MỤC LỤC
1. Đặt vấn đề
2. Mục đích nghiên cứu
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
1. Các khái niệm cơ bản
1.1. Khái niệm môi trường
1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường
2. Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước
2.1. Đặc điểm tự nhiên – xã hội của xã Lộc Quang huyện Lộc Ninh 5
2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh
3. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh
3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách
3.2. Tăng cường xây dựng hệ thống thu gom rác thải
3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát
3.4. Quan tâm đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác về môi trường
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

XEM THÊM ===> Tiểu Luận Pháp Luật Về Đất Đai Tại Xã Lộc Quang, Huyện Lộc Ninh

XEM THÊM ===>  Tiểu luận pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

XEM THÊM ===>  Tải 10 Bài Mẫu Tiểu Luận Môn Luật Quốc Tế Chọn lọc [FREE, Điểm cao]

Lời mở đầu Tiểu Luận về Pháp Luật Bảo Vệ Môi Trường

1. Đặt vấn đề

Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống, sự phát triển xã hội của các quốc gia và nhân loại, nó tác động hàng ngày, hàng giờ, trực tiếp ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của con người. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang diễn ra có tác động mạnh mẽ tới đời sống kinh tế, xã hội của mọi quốc gia, trong đó có ảnh hưởng nhiều mặt tới môi trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quan tâm tới bảo vệ môi trường.

Ở Việt Nam, Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014 và được Chủ tịch nước ký ban hành số 55/2014/QH ngày 23/06/2014 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Từ khi ban hành chủ trương và pháp luật về bảo vệ môi trường cho đến nay, chúng ta đã triển khai thực hiện rộng khắp trong cả nước, nhận thức và hành động về bảo vệ môi trường trong cộng đồng, trong xã hội ngày càng được nâng cao.

Xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh cũng không ngoại lệ, hiện nay trên địa bàn xã công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường đã và đang được triển khai và ngày càng được chú trọng nhiều hơn, đồng thời đạt được những kết quả tích cực nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được các vấn đề môi trường như mất cân bằng sinh thái, biến đổi khí hậu, sự cố môi trường, ô nhiễm môi trường… vẫn diễn ra, gây tác hại cho con người. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng đó, như ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn thấp, chưa áp dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến vào bảo vệ môi trường, đặc biệt hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ; công tác thực hiện pháp luật về môi trường chưa đạt được kết quả như mong muốn. Chính vì vậy, cần kịp thời có những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục những bất cập trên trong thời gian tới, nhằm tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững của địa phương trong tương lai. Từ những lý do nêu trên, tác giả chọn đề tài “Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước” làm Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường

2. Mục đích nghiên cứu

Thông qua khảo sát thực trạng công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sinh sống ở đây.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu

– Hệ thống hoá các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài nghiên cứu

– Đánh giá công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

– Đưa ra các giải pháp nâng cao công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

– Đối tượng nghiên cứu: Công tác thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước.

– Phạm vi nghiên cứu:

+Về không gian: nghiên cứu pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

+Về thời gian: Nghiên cứu hiện trạng môi trường và quá trình thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước từ năm 2016 – 2020.

5. Phương pháp nghiên cứu

– Phương pháp luận: Sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác – Lênin và các quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh.

– Phương pháp nghiên cứu: kết hợp nhiều phương pháp bao gồm phương pháp thống kê, phân tích, so sánh và tổng hợp, đặc biệt coi trọng phương pháp tổng kết thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh.

Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường Tại Xã Lộc Quang

Nội dung bài Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường

1. Các khái niệm cơ bản

1.1. Khái niệm môi trường

Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường 2014).

Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội…

Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan  tới chất lượng cuộc sống con người. Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: Môi trường tự nhiên và Môi trường xã hội.

1.2. Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

– Pháp luật về bảo vệ môi trường

Pháp luật là hệ thống các quy tắc do Nhà nước ban hành và bảo đảm thể hiện ý chí của giai cấp thống trị trong xã hội, là yếu tố điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nhà nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN), là nhà nước của dân, do dân và vì dân, do đó pháp luật thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và đông đảo nhân dân lao động.

Pháp luật XHCN là hệ thống các quy tắc xử sự thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng, do Nhà nước xã hội chủ nghĩa ban hành và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước trên cơ sở giáo dục và thuyết phục mọi người tôn trọng và thực hiện. Pháp luật giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố trong môi trường đã làm mất cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh cách xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ môi trưởng. Pháp luật quy định các quy tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Pháp luật có vai trò bảo vệ môi trường trong việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến bảo vệ môi trường.

Từ những phân tích và luận giải trên có thể rút ra khái niệm pháp luật về bảo vệ môi trường như sau: Pháp luật về bảo vệ môi trường là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong việc khai thác sử dụng, tiết kiệm, bảo vệ, giữ gìn, quản lý tài nguyên thiên nhiên (tổ chức quản lý hoạt động bảo vệ môi trường) nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu.

– Khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người được tiến hành phù hợp với yêu cầu của các quy phạm pháp luật. Khoa học pháp lý gọi đó là những hành vi hợp pháp. Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ thể pháp luật.

Để bảo vệ môi trường trước nguy cơ suy thoái và ô nhiễm đang diễn ra dưới tác động của con người, Nhà nước ta đã ban hành một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để những quy định pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống và trở thành hành vi xử sự, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về bảo vệ môi trường, phát huy tác dụng của nó trong thực tiễn, Nhà nước phải giữ vai trò cốt yếu trong việc thực hiện và tổ chức thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường.

Từ lý giải trên có thể hiểu khái niệm thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường như sau: Thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế, hợp pháp của các chủ thể pháp luật về bảo vệ môi trường, nhằm phát huy tính tích cực, chủ động trong thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường, phòng ngừa và xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đảm bảo quyền con người được sống trong môi trường trong lành và bảo đảm sự phát triển bền vững.

1.3. Nội dung thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Luật Bảo vệ môi trường

Bộ Luật này được Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23/6/2014, gồm16 chương với 171 điều.

Nội dung thực hiện pháp luật về BVMT của Việt Nam được thể hiện trong Luật Bảo vệ Môi trường, gồm các điểm: Ban hành và tổ chức việc thực hiện các văn bản pháp quy về bảo vệ môi trường, ban hành hệ thống tiêu chuẩn môi trường; Xây dựng, chỉ đạo thực hiện chiến lược, chính sách bảo vệ môi trường, kế hoạch phòng chống, khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường; Xây dựng, quản lý các công trình bảo vệ môi trường, các công trình có liên quan đến bảo vệ môi trường; Tổ chức, xây dựng, quản lý hệ thống quan trắc, định kỳ đánh giá hiện trạng môi trường, dự báo diễn biến môi trường; Thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án và các cơ sở sản xuất kinh doanh; Cấp và thu hồi giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường; Giám sát, thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp về bảo vệ môi trường, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; Đào tạo cán bộ về khoa học và quản lý môi trường; Tổ chức nghiên cứu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Thiết lập quan hệ quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

2.Thực trạng thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước

2.1. Đặc điểm tự nhiên-xã hội của xã Lộc Quang

2.2. Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh

Thực tiễn thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Những hạn chế cần khắc phục

3.Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh

3.1. Hoàn thiện cơ chế chính sách

3.2. Tăng cường xây dựng hệ thống thu gom rác thải

3.3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát:

3.4. Quan tâm đào tạo, bố trí cán bộ làm công tác về môi trường

Kết luận Tiểu Luận Pháp Luật Về Bảo Vệ Môi Trường

Thực hiện pháp luật về Bảo vệ môi trường là một nội dung quan trọng trong chiến lược và kế hoạch phát triển bền vững của mỗi địa phương. Nếu không đặt đúng vị trí của môi trường thì không thể đạt được mục tiêu phát triển và từng bước nâng cao đời sống của nhân dân. Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá ngày nay, sự phát triển bền vững phải dựa trên ba yếu tố cấu thành là kinh tế, xã hội và môi trường, đây là xu hướng chung của thế giới, các quốc gia châu Á và Nhà nước ta. Vì vậy, việc chú trọng công tác bảo vệ là một nhu cầu cấp bách, cần thiết góp phần trong sự phát triển bền vững của xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh trong thời gian tới, đồng thời đảm bảo chất lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn xã.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá công tác thực hiện pháp luật về Bảo vệ môi trường tại xã Lộc Quang, huyện Lộc Ninh, tiểu luận đã đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác này trong thời gian tới; nhằm hạn chế, khắc phục tình trạng suy thoái, ô nhiễm môi trường; đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong tiến trình phát triển chung của xã hội và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của môi trường đến chất lượng cuộc sống của nhân dân, xây dựng xã Lộc Quang ngày càng phồn vinh và phát triển hài hòa giữa kinh tế-xã hội với bảo vệ môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chính phủ (2016), Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  2. Chính phủ (2019), Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường.
  3. Lê Văn Khoa (2006), Thực hiện đồng loạt các giải pháp về môi trường, Tạp chí BVMT, Bộ Tài nguyên và Môi trường.
  4. Phan Như Thúc (2019), Giáo trình quản lý môi trường, Khoa Xây dựng và Công nghiệp, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
  5. Quốc hội nước CHXHCNVN (2014), Luật Bảo vệ môi trường năm 2014.
  6. Ủy ban nhân dân huyện Lộc Ninh (2019) Báo cáo kinh tế – xã hội huyện Lộc Ninh năm 2020.
  7. Ủy ban nhân dân xã Lộc Quang (2020), Báo cáo tổng kết năm 2020.

 

adminlvl