Thực trạng một năm thực hiện dạy học hoạt động trải nghiệm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học

Thực trạng một năm thực hiện dạy học hoạt động trải nghiệm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học

Lượt xem: 3009

Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc, không phải là một môn học nhưng nó lại vô cùng cần thiết đối với HS, bởi vì chính các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới.

– Tỉnh Cà Mau có 222
trường tiểu học, 09 trường 2 cấp học (trong đó 01 trường ngoài công lập), 191
điểm lẻ; 6.846 cán bộ quản lý và giáo viên; 3.838 lớp và 108.568 học sinh; 3.537
phòng học (kiên cố 2309, bán kiên cố 1228); Học 2 buổi/ngày, 2.575 lớp với 73.844
học sinh, chiếm tỷ lệ 68,01%; bán trú có 22 trường, 235 lớp với 4961 học sinh,
tỷ lệ 6,71%.

– Chất lượng giáo
dục: Học sinh hoàn thành chương trình lớp học (khối 1-5): 106410/108568 tỷ
lệ 98,01%, học sinh bỏ học 298/108568 chiếm tỷ lệ 0,27%.

Trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018,
hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục bắt buộc, không phải là một môn học
nhưng nó lại vô cùng cần thiết đối với HS, bởi vì chính các hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp trong chương trình giáo dục phổ thông mới các yêu cầu của chương
trình rất cụ thể với từng khối lớp với 4
nội dung
: Hoạt động hướng vào bản thân; Hoạt động hướng đến xã hội; Hoạt động
hướng đến tự nhiên và Hoạt động hướng nghiệp.

Xuất phát từ mục tiêu chung của hoạt động trải
nghiệm là hình thành, phát triển ở HS năng lực thích ứng với cuộc sống, năng lực
thiết kế và tổ chức hoạt động; đồng thời góp phần hình thành, phát triển các phẩm
chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể. Hoạt động
trải nghiệm giúp HS khám phá bản thân và thế giới xung quanh, phát triển đời sống
tâm hồn phong phú, biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên và tình người,
có quan niệm sống và ứng xử đúng đắn, đồng thời bồi dưỡng cho HS tình yêu đối với
quê hương, đất nước, ý thức về cội nguồn và bản sắc của dân tộc để góp phần giữ
gìn, phát triển các giá trị tốt đẹp của con người Việt Nam trong một thế giới hội
nhập.

Hiện nay, hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp
dựa trên mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, dó đó việc đề
xuất giải pháp nâng cao hiệu quả, chất lượng đối với công tác giáo dục trải
nghiệm nhằm hướng đến mục tiêu giúp
cho HS việc hình thành và phát triển ở HS các năng lực thích ứng cuộc sống;
năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động; đồng thời góp phần hính thành, phát triển
các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung quy định trong Chương trình tổng thể đó
là đóng góp vào hoạt động bồi dưỡng 5 phẩm
chất HS
: Yêu nước, Nhân ái, Chăm chỉ, Trung thực, Trách nhiệm và các năng lực
chung của HS là Năng lực tự học và tự chủ, Năng lực giao tiếp và hợp tác, Năng
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.

Thực trạng một năm thực hiện dạy học hoạt động trải
nghiệm theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cấp Tiểu học

1. Hoạt động dạy học

          –
Hoạt động trải nghiệm là môn học mới trong chương trình Giáo dục phổ thông 2018
và thực hiện từ năm học 2020-2021 bắt đầu lớp 1 theo lộ trình. Hoạt
động trải nghiệm gồm 03 mạch nội dung đối với lớp 1 (Hoạt động hướng vào bản
thân, hoạt động hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên); 04 mạch nội
dung đối với lớp 2, lớp 3, lớp 4, lớp 5 (Hoạt động hướng vào bản thân, hoạt động
hướng đến xã hội, hoạt động hướng đến tự nhiên và hoạt động hướng nghiệp).

          – Hoạt động trải nghiệm được thực hiện
thông qua bốn loại hình hoạt động chủ yếu: Sinh hoạt dưới cờ, sinh hoạt lớp, hoạt
động giáo dục theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ, trong đó câu lạc bộ là loại
hình tự chọn.

          – Hoạt động trải nghiệm được tổ chức
theo quy mô nhóm, lớp học, khối lớp hoặc quy mô trường và được tổ chức trong và
ngoài lớp học, trong và ngoài trường học.

– Qua hoạt động trải nghiệm học sinh có thể trải nghiệm
sáng tạo như một trò chơi khám phá thế giới bất tận, càng đào sâu càng say mê
hơn. Không những vậy, môn học này còn giúp các em hình
thành
phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các
năng lực và tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của
cá nhân; học sinh có thể giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn không theo chuẩn đã
có, hoặc nhận biết được vấn đề trong các tình huống tương tự, độc lập nhận ra
chức năng mới của đối tượng, tìm kiếm và phân tích được các yếu tố của đối tượng
trong các mối tương quan của nó, hay độc lập tìm kiếm ra giải pháp thay thế và
kết hợp được các phương pháp đã biết để đưa ra hướng giải quyết mới cho một vấn
đề thông qua môn học này.

          –
Nội dung giáo dục của địa phương được tích hợp trong Hoạt động trải nghiệm bao
gồm: những vấn đề cơ bản hoặc thời sự về văn hoá, kinh tế, xã hội, môi trường,
hướng nghiệp…

2. Thuận lợi

Tổ chức các hoạt động
tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động trải nghiệm theo hướng
tiếp cận năng lực học sinh: Nhiều cơ sở giáo dục đã thực hiện tốt việc
chuyển các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động
ngoại khóa theo hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động
rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa
phương. Qua đó, từng bước đã tạo được sự chuyển biến tích cực, nâng cao chất lượng
hoạt động giáo dục học sinh tại các cơ sở giáo dục.

– Để
bảo đảm triển khai môn học Hoạt động trải nghiệm có hiệu quả, Sở Giáo dục và
Đào tạo đã ban hành Công văn số 2323/SGDĐT-GDPT ngày 13/11/2019 về Hướng dẫn thực hiện
nội dung Hoạt động trải nghiệm cấp Tiểu học trong Chương trình giáo dục phổ
thông 2018 từ năm học 2020-2021. Theo đó, khuyến khích tổ chức
các hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường đối với các trường tiểu học có đủ
điều kiện nhưng cần đảm bảo mục tiêu giáo dục và an toàn cho học sinh. Ngoài
các nội dung của Hoạt động trải nghiệm được quy định trong chương trình, các
trường tiểu học có thể tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài nhà trường, hoạt
động câu lạc bộ (tự chọn) thực hiện ngoài giờ lên lớp theo gợi ý của Sở
GD&ĐT.


Căn cứ quy mô và nội dung của từng hoạt động cụ thể việc tổ chức Hoạt động trải
nghiệm, đặc biệt tổ chức ở quy mô khối lớp, quy mô trường phải có sự tham gia,
phối hợp, liên kết của nhiều lực lượng giáo dục: giáo viên chủ nhiệm, Tổng phụ
trách Đội, giáo viên dạy học các môn chuyên (Âm nhạc, Mĩ thuật, Giáo dục thể
chất), lãnh đạo nhà trường, các tổ chức chính trị, xã hội, cha mẹ học sinh, các
nhà tài trợ,… Các hoạt động trải nghiệm được tổ chức ngoài lớp học, ngoài
trường học khuyến khích cha mẹ học sinh và yêu cầu Ban đại diện cha mẹ học sinh
tham gia tổ chức và quản lý cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và nhà trường.

3. Khó khăn

Bên cạnh những kết quả
đạt được, việc tổ chức hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính
khóa ở một số địa phương vẫn còn chậm chuyển biến. Việc thực hiện tổ chức hoạt
động trải nghiệm, rèn kỹ năng sống vẫn còn mang tính hình thức, chưa thực chất
và hiệu quả chưa cao.

Hoạt
động tải nghiệm là môn học hoàn toàn mới đối với giáo viên; tổ chức tập huấn,
bồi dưỡng còn ngắn, thời gian trải nghiệm dạy chưa có, mặc dù các trường được
giao chủ động lựa chọn các hình thức tổ chức cụ thể phù hợp với điều kiện của
nhà trường và địa phương, tuy nhiên không tránh khỏi những lúng túng, khó khăn
trong thực hiện.

– Một số cơ sở giáo
dục tiểu học, cơ sở vật chất chưa đảm bảo cho việc dạy 2 buổi/ngày cũng như điều
kiện về sân bãi, sự an toàn cho học sinh trong hoạt động trải nghiệm nên còn
nhiều hạn chế.

– Tình hình dịch bệnh, việc thực hiện các hoạt
động trải nghiệm định kì theo chủ đề (tham quan dã ngoại, tổ chức sự kiện, hoạt
động thiện nguyện..) còn gặp khó khăn.

4. Nguyên nhân gặp khó khăn trong việc tổ chức Hoạt động
trải nghiệm:

– Tổ
chức Hoạt động trải nghiệm theo chủ đề ở một số trường thuộc xã vùng sâu, vùng
xa, vùng đặc biệt khó khăn, đòi hỏi kinh phí di chuyển, phương tiện xe cộ, ăn
uống cho  học sinh khá cao, công tác huy động xã hội hóa rất khó, đôi lúc
dẫn đến tình trạng hiểu nhầm là lạm thu.

– Việc
lựa chọn các công trình, di tích để tổ chức hoạt động trải nghiệm cũng gặp
không ít khó khăn. Các địa điểm trên địa bàn còn ít, một số nơi chưa đảm bảo
được tính nhân văn, tính lịch sử, có nơi không có người thuyết minh, việc trải
nghiệm dễ bị hình thức. Cơ hội tiếp cận kiến thức của học sinh chưa được đảm
bảo.

– Tài liệu giáo dục
địa phương theo chương trình GDPT 2018 đang trong thời gian hoàn thiện, vì vậy
chưa tích hợp GDĐP vào môn Hoạt động trải nghiệm.

5. Một số giải pháp thực hiện trong thời gian tới

Đã qua, việc tổ chức cho HS tham
gia các hoạt động học tập
trải nghiệm đã được quan tâm thực hiện thường xuyên thông qua các hình thức
khác nhau như: Trong các buổi, tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần dưới sân trường,
các buổi sinh hoạt lớp chủ nhiệm…Bên cạnh đó, là một số hình thức
chưa được quan tâm thực hiện như: Học tập trải nghiệm, tư vấn hướng nghiệp qua hoạt động sinh hoạt
chuyên đề; sinh hoạt câu lạc bộ, nhóm sở thích; các hội thi, hội thảo; Học tập trải nghiệm qua hoạt động tham quan, thực tế; Hoạt động tham quan nơi
lao động sản xuất; Hoạt
động tình nguyện nhân đạo…

Theo kết quả khảo sát thực trạng đối với công
tác giáo dục trải nghiệm trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện nay là chưa đồng đều về mức độ thực
hiện và kết quả, hiệu quả đạt được giữa các nội dung, hình thức, phương pháp tổ
chức thực hiện. Để thực hiện giải pháp: Nâng cao hiệu quả, chất lượng đối với công tác giáo dục trải nghiệm cần tập trung những nội dung cơ bản sau:

Thứ nhất, đổi mới và tăng cường công tác tuyên truyền
nhằm nâng cao nhận thức của phụ huynh HS, HS, các thành viên trong nhà trường
và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm; Phát huy
vai trò của tổ chức Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trong việc tổ chức và
phối hợp tổ chức các hoạt động trải nghiệm; Phát huy vai trò của tổ chức Đoàn
thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chi đoàn GV, trong việc tổ chức và phối hợp tổ
chức các hoạt động trải nghiệm cho HS: Khuyến khích, các tổ chức Đoàn thành lập
mô hình các câu lạc bộ học thuật, câu lạc bộ sở thích, qua đó giúp HS phát huy
năng khiếu và đam mê của mình. Giúp HS có cơ hội khám phá và phát triển năng lực
bản thân, được tìm hiểu những giá trị văn hóa, lịch sử, những nét đẹp của quê
hương, đất nước, con người, qua đó các em được bồi đắp lối sống có trách nhiệm,
được rèn luyện các năng lực, phẩm chất tiềm ẩn.

Thứ hai, năm học 2021-2022 và những năm tiếp theo, Sở Giáo dục
và Đào tạo sẽ chỉ đạo các Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện, thành phố thực hiện
đúng, đủ nội dung, chương trình hoạt động trải nghiệm theo quy định hiện hành
(03 tiết/tuần). Cụ thể 35 tiết sinh hoạt dưới cờ (nhóm lớn, quy mô
trường); 35 tiết sinh hoạt lớp (nhóm lớn, quy mô lớp học); 35 tiết Hoạt động
trải nghiệm theo chủ đề, hoạt động câu lạc bộ (quy mô lớp học, nhóm lớp học),
xây dựng kế hoạch dạy học cụ thể của môn học trên cơ sở linh hoạt giữa môn học
với môn học, giữa lớp học này và lớp học khác, có sự bàn bạc, thống nhất với
cha mẹ học sinh.

Thứ ba, nhà trường phải hướng dẫn Giáo viên xây dựng kế hoạch
có sự tham gia của học sinh và ý kiến đóng góp của CMHS, có sự thống nhất chỉ
đạo chung của nhà trường. Khuyến khích giáo viên có các hình thức tổ chức sáng
tạo, khám phá, tương tác, phân hóa đối tượng… và sử dụng các phương pháp dạy
học huy động 100% học sinh tham gia, khơi gợi các em suy nghĩ về những trải
nghiệm, phát triển kĩ năng phân tích, tổng hợp, … 

Thứ tư, cán bộ quản lý và giáo
viên có kế hoạch tuyên truyền vào đầu năm học, phân tích rõ những ích lợi khi
học sinh tham gia trải nghiệm theo chủ đề. Phối hợp với các bộ phận, địa phương
chặt chẽ, lập kế hoạch cụ thể, chi tiết đầy đủ về thời gian, địa điểm, đặc biệt
là kinh phí. Có sự thảo luận thống nhất rõ ràng với các bộ phận, đặc biệt là
CMHS. Kêu gọi sự đồng thuận từ phía CMHS hỗ trợ đối với những trường hợp đặc
biệt khó khăn. Huy động nhà hảo tâm, mở cơ chế cho CMHS góp sức người, sức của
trên tinh thần tự nguyện. Chú ý tính vừa sức, phù hợp với tình hình địa phương.
Quản lí thu chi chặt chẽ. Tránh trường hợp lạm thu trong nhà trường.

          Thứ năm, thống nhất
về các công trình, di tích, các nơi các em đến để đảm bảo tính thuận lợi, an
toàn có ý nghĩa lịch sử và tính nhân văn sâu sắc.

          Cuối cùng, tăng cường kiểm tra giám sát việc thực hiện mục
tiêu, nội dung chương trình môn HĐTN do giáo viên tổ chức trong khuôn viên nhà
trường hoặc khuôn viên ngoài nhà trường từ khâu soạn giáo án đến khâu tổ chức
hoạt động đánh giá. Chỉ đạo công tác kiểm tra đánh giá hoạt động trải nghiệm,
nội dung tinh gọn, tránh rườm rà, cồng kềnh hồ sơ; nhất quán trong đánh giá;
cách ghi chép học bạ phải cụ thể, mô tả được năng lực của từng cá nhân học
sinh.

Tựu
trung lại,
môn học HĐTN là một môn học được xây dựng trên qua
điểm “Học đi đôi với hành”, tổ chức linh hoạt, mang lại lợi ích thiết thực cho
học sinh. Đây là môn học được kết nối giữa nhà trường, gia đình và xã hội đáp
ứng mục tiêu giáo dục hiện nay.

Hoạt động trải nghiêm thật sự rất cần
thiết để giúp cho học sinh phát triễn toàn diện về năng lực đặc thù và phẩm chất
của mình, là “Cầu nối” nhà
trường, kiến thức các môn học…. với thực tiễn cuộc sống một cách có tổ chức,
có định hướng…. Ngoài ra, còn phát huy được sự sáng
tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.
Hoạt động này còn giúp học sinh có những trải nghiệm thú vị, bổ ích từ đó hình
thành và phát triển các giá trị và kỹ năng sống phù hợp cho các em. Trải nghiệm
với thực tiễn cũng là cơ hội để các em ý thức được tầm quan trọng của việc học
tập và quyết tâm nỗ lực cố gắng hơn nữa trong các lĩnh vực hoạt động của bản
thân./.