Thông tin kĩ thuật – BỊ CHÓ CẮN NÊN LÀM GÌ ?

Bị chó cắn nên làm gì để không nguy hiểm tính mạng

Bạn có biết bị chó cắn nên làm gì? Hầu hết các trường hợp bị bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của chó mắc bệnh dại trên vùng da tổn thương, nhiều trường hợp có thể bị nhiễm qua  con đường tiếp xúc hoặc hít phải khí dung bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, nguy cơ tử vong gần như 100% đối với cả người và động vật. Hãy cùng tìm hiểu cách phòng tránh bệnh dại cho chó ngay sau đây nhé!

Bị chó cắn nên làm gì

Chẳng may đang vui đùa hay đang đi đường bỗng nhiên bị chó cắn hoặc cào vào tay hay bắp chân làm bạn chảy máu, thì bạn nên chú ý thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa dại cho bản thân.

Sơ cứu vết thương

Bị chó cắn nên làm gì? Điều đầu tiên bạn hãy bình tĩnh đến vòi nước gần nhất để rửa sạch vết thương. Điều này giúp giảm thiểu virus bên ngoài cũng như các mầm mống nhiễm trùng khác tiềm ẩn trong vết cắn của chó.

Bạn nên dùng xà phòng để rửa vết thương dưới vòi nước chảy liên tục trong 10 – 15 phút. Nếu không có xà phòng thì vẫn nên để tạm vết thương dưới vòi nước. Đây là cách để sơ cứu hiệu quả bệnh dại.

Sau đó, bạn nên dùng cồn hoặc oxy già, povidone, iodine để sát trùng vết thương lần nữa, mục đích nhằm loại bỏ tối đa vi khuẩn có hại quanh vết thương. Lưu ý lúc khử trùng nhớ đổ cồn ra bông y tế rồi mới thấm nhẹ nhàng vào vết thương, không nên chà xát mạnh.

Nếu vết thương chảy máu sau khi bị chó cắn, trong quá trình rửa vết thương bạn không nên cầm máu, chỉ cầm sau 15 phút nếu máu vẫn tiếp tục chảy. Lúc này bạn nên cầm máu bằng các miếng gạc y tế.

Bệnh dại rất dễ lây qua vết chó cắn

Thực hiện tiêm phòng vắc xin sau khi bị cắn

Sau khi thực hiện sơ cứu vết thương theo các bước trên, bạn nên đến các cơ sở chuyên tiêm chủng để thực hiện việc tiêm phòng bệnh dại. Cần tiêm ngay vắc xin phòng dại nếu bạn thuộc các trường hợp sau:

  • Vết cắn sâu ở những vùng nguy hiểm như đầu, cổ, mặt, các chi, bộ phận sinh dục…
  • Khi chó có biểu hiện dại hay không thể theo dõi con vật sau khi cắn cũng cần nhanh chóng đưa nạn nhân đi tiêm phòng dại ngay lập tức.
  • Vết cắn có biểu hiện nhiễm trùng như: vết cắn trở nên đau hơn, đỏ và sưng tấy xung quanh vết thương, rỉ dịch hay mủ từ vết cắn, sốt cao hơn 38°C kèm lạnh run, sưng hạch bạch huyết,…

“Bị chó cắn nên làm gì?” – Tiêm phòng ngay nếu vết cắn sâu gây nguy hiểm

Không nên tiêm ngay mà cần theo dõi sau 10 – 14 ngày với các trường hợp sau:

  • Vết cắn nhẹ, không bị trầy xước và xa các vùng nguy hiểm
  • Chó đã được tiêm phòng ngừa dại, không có dấu hiệu bị bệnh dại 

Nếu nạn nhân đi tiêm muộn sau khi bị chó dại cắn thì huyết thanh sẽ không còn có tác dụng chỉ có thể tiêm vacxin phòng bệnh dại. Vì thế các nạn nhân phải tuân thủ nghiêm ngặt lịch trình và liều lượng tiêm được chỉ định. Ngoài ra bạn cũng theo dõi con chó đã cắn bạn xem có những biểu hiện bất thường hay không để bác sĩ nắm bắt tình trạng và đưa ra chỉ định phù hợp.

Theo dõi tình hình sau khi bị chó cắn

Một số lưu ý khi bị chó cắn

Không ai mong muốn mình sẽ bị chó cắn, nhưng khi bị chó cắn, đây là các lưu ý cho bạn:

  • Sau khi sơ cứu vết thương, nên tránh các chất kích thích như ớt bột, nước ép, nhựa cây hay chất kiềm dây vào vết thương.
  • Không nên băng bó hay đáp thuốc bịt kín vết thương.
  • Không nên tự ý khâu vết thương vì có thể làm virus dễ dàng xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng.
  • Nên theo dõi con chó xem có biểu hiện bất thường nào hay không. Sau 15 ngày, nếu con chó cắn bạn phát dại, chết thì nên đi tiêm vaccine phòng dại ngay lập tức. 

Theo dõi những biểu hiện bất thường của chó trong 15 ngày

Cách phòng tránh bệnh dại cho người và thú cưng

Dưới đây là các biện pháp để phòng ngừa bệnh dại, đảm bảo sức khỏe cho bản thân hay chính gia đình bạn và mọi người xung quanh:

  • Nên hạn chế nuôi chó, đặc biệt trong những gia đình có trẻ nhỏ
  • Khi chọn chó nuôi trong gia đình, nên chọn loài lành tính, không phải loài hung dữ như chó săn.
  • Tiêm vắc xin phòng dại cho chó của bạn định kỳ đầy đủ theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • Khi ra đường nên rọ mõm và dắt để đảm bảo chú chó không chạy linh tinh.
  • Cần huấn luyện chó thường xuyên để bớt hung hăng.
  • Nên hướng dẫn các em nhỏ cách tự bảo vệ bản thân cũng như không được đến gần động vật lạ, không được cầm đuôi hay trêu chó khi chúng đang ngủ.

Cần rọ mõm chó khi ra đường

Lời kết

Bên trên là một số lời giải thích về câu hỏi “bị chó cắn nên làm gì?”. Hy vọng qua bài chia sẻ bạn có thêm hiểu biết về cách sơ cứu khi bị chó cắn để không nguy hiểm tính mạng. Nếu bạn có bất kì câu hỏi hay cần sự tư vấn nào, đừng ngại ngần liên hệ với Vemedim qua hotline 0816 662 266 của để được chăm sóc và mua các sản phẩm chữa trị kịp thời nhé!