Thông báo xét tuyển Nghiên cứu sinh khóa 30 năm 2018 — Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
by
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng thông báo tuyển nghiên cứu sinh năm 2018 như sau:
1. Các chuyên ngành đào tạo tiến sỹ: Gồm 5 chuyên ngành:
a) Lâm sinh (mã số: 9 62 02 05)
b) Di truyền và chọn giống cây Lâm nghiệp (mã số: 9 62 02 07)
c) Điều tra Quy hoạch rừng (mã số: 9 62 02 08)
d) Quản lý tài nguyên rừng (mã số: 9 62 02 11)
đ) Kỹ thuật chế biến lâm sản (mã số: 9 54 90 01)
2. Điều kiện dự tuyển đào tạo tiến sĩ:
Người dự tuyển đào tạo tiến sĩ phải có các điều kiện sau:
1. Có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ.
2. Là tác giả 01 bài báo hoặc báo cáo liên quan đến lĩnh vực dự định nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học hoặc kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành có phản biện trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển.
3. Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ sau:
a) Bằng tốt nghiệp đại học hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho người học toàn thời gian ở nước ngoài mà ngôn ngữ sử dụng trong quá trình học tập là tiếng Anh hoặc tiếng nước ngoài khác;
b) Bằng tốt nghiệp đại học các ngành ngôn ngữ nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;
c) Chứng chỉ tiếng Anh TOEFL iBT từ 45 trở lên hoặc Chứng chỉ IELTS (Academic Test) từ 5.0 trở lên do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển;
d) Người dự tuyển đáp ứng quy định tại điểm a khoản này khi ngôn ngữ sử dụng trong thời gian học tập không phải là tiếng Anh; hoặc đáp ứng quy định tại điểm b khoản này khi có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài không phải là tiếng Anh; hoặc có các chứng chỉ tiếng nước ngoài khác tiếng Anh ở trình độ tương đương (quy định tại Phụ lục I) theo quy định tại điểm c khoản này do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận cấp trong thời hạn 02 năm (24 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển thì phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn (có thể diễn đạt những vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh).
4. Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có trình độ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ theo quy định cụ thể của Viện.
3. Hình thức đào tạo:
– Đào tạo tập trung: 3 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 4 năm đối với những người có bằng đại học.
– Đào tạo không tập trung: 4 năm đối với những người có bằng Thạc sĩ và 5 năm đối với những người có bằng đại học.
4. Đối tượng ưu tiên:
Những thí sinh sau đây thuộc diện ưu tiên: Đồng bào các dân tộc ít người, đang công tác tại các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa và thương binh. Các thí sinh thuộc 2 hoặc 3 đối tượng trên cũng chỉ được hưởng ưu tiên một lần.
5. Hồ sơ dự tuyển:
– Đơn xin dự tuyển (theo mẫu đính kèm);
– Lý lịch khoa học (theo mẫu đính kèm);
– Sơ yếu lý lịch (theo mẫu đính kèm);
– Bản sao văn bằng, chứng chỉ có chứng thực hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu (trong trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp);
– Minh chứng kinh nghiệm nghiên cứu khoa học quy định tại khoản 2 Điều 5 của Quy chế này và thâm niên công tác (nếu có);
– Đề cương nghiên cứu (theo mẫu ở phụ lục II)
– Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu;
– Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
– Giấy khám sức khỏe còn thời hạn tối thiểu 3 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
Toàn bộ hồ sơ trên trình bày trên khổ A4, theo chiều dọc trang giấy. Các giấy tờ đựng trong túi hồ sơ kích thước 25cm x 34cm và gửi tới Ban đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
6. Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển
7. Quyền lợi của nghiên cứu sinh:
– Cán bộ, công chức được cơ quan cử đi học sau đại học theo chỉ tiêu, đang còn trong thời hạn học tập, kể cả thời gian được gia hạn, được Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo theo quy định hiện hành.
– Được cung cấp đầy đủ các thông tin về việc học tập của mình.
– Được sử dụng thư viện; tài liệu khoa học; phòng thí nghiệm; các trang thiết bị; cơ sở vật chất khác của cơ sở đào tạo và tham gia sinh hoạt khoa học tại đơn vị chuyên môn theo quy định.
– Các quyền khác theo quy định của pháp luật
8. Thời gian đăng ký, xét tuyển:
+ Đăng ký, nhận hồ sơ: từ tháng 6 đến hết 15/10/2018
+ Xét tuyển: Dự kiến cuối tháng 10/2018
9. Địa chỉ nhận hồ sơ dự tuyển: Hồ sơ dự tuyển gửi qua đường bưu điện hoặc nộp trực tiếp tại Ban đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Địa chỉ gửi hồ sơ qua đường bưu điện như sau: Ban Đào tạo, Hợp tác Quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Phường Đức Thắng, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Chi tiết CV: Công văn tuyển sinh 2018.
Thông tin chi tiết xin liên hệ: bà Nông Phương Nhung hoặc Hoàng Nguyễn Việt Hoa – Ban Đào tạo, Hợp tác quốc tế – Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
Điện thoại: 04.38.362.232; Fax : 04.38.389.722; Email: [email protected] hoặc [email protected] ,
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam trân trọng thông báo và kính mời các cá nhân, tổ chức có nhu cầu biết để chủ động đăng ký./.
Tin mới nhất
Các tin khác