Thị trường tiêu thụ bồ câu ra ràng sẽ như thế nào trong tương lai?

8568188887_a492c7c3a6_c.jpg

1. Về thị trường tiêu thụ của bồ câu ra ràng hiện nay
Như đã có phân tích ở bài viết trước: “Phải khẳng định là thị trường chim bồ câu thịt hiện nay tập trung chính ở một số trung tâm lớn: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. Ở những thị trường này thì cũng chỉ tập trung ở khu trung tâm, chứ vùng ngoại thành thì cũng rất khó tiêu thụ, vì đúng như có ý kiến cho rằng bà con mình vẫn còn có tư tưởng “ăn bồ câu bị bệnh phong”. Do mình chủ yếu tập trung nghiên cứu thị trường TP.HCM, tạm đưa ra các con số về việc tiêu thụ ở thành phố là khoảng 6.000 con/tuần. Trong số này, các nhà hàng ở thành phố là tiêu thụ nhiều nhất, thị phần còn lại là ở những quán nhậu “cốc” (tổng cộng 2 thị phần này chiếm đến 70%), phần còn lại là bà con ăn nhỏ lẻ, mua ngoài chợ, hoặc về quê mua lên, nuôi nhỏ lẻ để ăn,… Phân tích như vậy để thấy thị trường bán lẻ sau khi trừ phân khúc các nhà hàng thì phần còn lại cũng không lớn. Vả lại, điều cần lưu ý là các quán ăn của người Hoa thì tiêu thụ bồ câu rất lớn, vì từ lâu người Hoa đã ăn bồ câu vì biết rằng trong thành phần thịt bồ câu có nhiều bài thuốc, rất bổ dưỡng. Người Hoa thậm chí chỉ hầm bồ câu với thuốc bắc, rồi lấy phần nước để uống, ít ăn hoặc không ăn xác bồ câu. Do đó, đến 60% thị trường bồ câu thịt ở TP.HCM là do người Hoa tiêu thụ. Người Việt cũng có dùng, nhưng chỉ số ít biết đến công dụng mới dùng hoặc là những anh đi nhậu cũng dần dần biết đến món bồ câu. Trong những năm gần đây, số người Việt biết và ăn bồ câu ở TP tăng dần đều qua các năm. Vì vậy, thị trường ở đây cũng không giảm.

Thực tế việc mua bán ở trang trại mình cũng có lúc lên xuống, nhưng quả thật những mối nhà hàng mà mình đã giao vào những ngày đầu tiên thành lập trại đến giờ chưa bao giờ giảm; đồng thời qua tổng kết thì số lượng đặt hàng tăng bình quân 10% mỗi năm.

8135270711_97bf12c210_c.jpg

2. Con đường tiêu thụ sản phẩm bồ câu ra ràng: qua theo dõi thực tiễn, nhận thấy có 3 con đường đưa bồ câu ra ràng đến với người tiêu dùng:
2.1. Người chăn nuôi cung cấp trực tiếp hoặc qua các đầu mối thương lái để cung cấp cho các nhà hàng.
2.2. Bán trong các chợ, siêu thuị, nhà phân phối bán sỉ, lẻ,….
2.3. Một số lượng lớn bồ câu được nhập từ TQ và bán trực tiếp vào các hệ thống nhà hàng lớn của thị trường.

Trong 3 con đường đó, đa số người chăn nuôi hoặc thương lái người Việt Nam khó có thể bán được với giá bán cao, vì hầu như không được bán cho chủ, mà chủ yếu là qua hệ thống nhân viên quản lý và đều phải trích hoa hồng. Còn sản lượng bán trong các chợ, siêu thị,… số lượng không đáng kể (mặc dù có tăng trong thời gian gần đây).

8455995532_7133814290_c.jpg

8577009960_b801acf707_c.jpg

3. Văn hóa ẩm thực liên quan đến bồ câu như thế nào?
Có thể tạm kết luận là: nếu người biết ăn thịt bồ câu thì biết và dùng rất nhiều; còn người không biết hoặc chưa biết nhiều về công dụng của bồ câu thường không ăn hoặc ăn rất ít. Tuy nhiên, qua khảo sát thì thấy rằng ai đã từng ăn 1 lần thịt bồ câu ra ràng đều cho rằng thịt ăn rất ngon.

Ngoài người Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, các quốc gia còn lại trên thế giới thì chắc không ăn thịt bồ câu và không phát triển ngành nghề kinh doanh liên quan đến loại thực phẩm này.

8326169574_87b8ff55a2_c.jpg

5214526476_22e1e607f7_z.jpg

4. Nhà cung cấp ở Việt Nam chiếm bao nhiêu % thị trường tiêu thụ nội địa?

Bây giờ nếu tập hợp tất cả những trại nuôi có quy mô công nghiệp (theo mình quy mô công nghiệp phải nuôi ít nhất 400 – 500 cặp trở lên), thì rõ ràng cả nước Việt Nam chẳng có bao nhiêu trang trại. Đa số bà con vẫn còn nuôi theo kiểu truyền thống (thả bay tự do hoặc quây lưới nuôi tràn làn trong nhà), số lượng không lớn, do đó không thể nào bán được số lượng lớn, mà cũng chỉ bán nhỏ, lẻ, không sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào.

Với tư duy như vậy, quả thật, theo khảo sát tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta cung cấp khoảng 2/9 nhu cầu thị trường, 7/9 còn lại do “anh bạn bên kia bên giới” chi phối. Vậy muốn nâng thị phần lên 5/9, thì chúng ta phải làm gì? Hoặc tự mình tăng sản lượng đàn giống, tăng maketing, mở rộng ra các kênh phân phối. Hay là hợp tác với “phía bạn” để giảm dần tỷ lệ hàng hóa mua bồ câu bên TQ; Hoặc cuối cùng là hợp tác 100% với đối tác này để phát triển sản xuất trong nước và cung cấp luôn cho thị trường?

Nên nhớ nếu để cung cấp đủ thị phần 5/9 thị trường TPHCM thì tổng đàn bồ câu nuôi công nghiệp phải từ 15.000 đến 20.000 ngàn cặp bố mẹ.

8569294926_e66295c075_c.jpg

8568195135_bb06f3c410_c.jpg

8455989648_615d600473_c.jpg

8584293239_f0294e2c02_c.jpg

(Còn tiếp: Những khó khăn và thất bại của người nuôi bồ câu Việt Nam hiện nay)

Mong tiếp tục đón nhận ý kiến góp ý của diễn đàn.

Cũng như bất kỳ ngành nghề sản xuất, kinh doanh nào, vấn đề đầu ra cho sản phẩm đều rất quan trọng, ảnh hưởng quyết định đến tương lai của nhà sản xuấn. Cũng là một người chăn nuôi, sản xuất, mình muốn trao đổi về vấn đề “thị trường tiêu thụ của bồ câu ra ràng trong tương lai như thế nào?”. Để trả lời cho câu hỏi này quả thật không phải do chính những người chăn nuôi chúng ta quyết định, mà hoàn toàn do nhiều yếu tố khác. Tuy vậy, nếu trả lời cho câu hỏi và giải bài toán như trên, chắc chắn chúng ta sẽ đúc kết những vấn đề để quyết định xem có nên đầu tư vào nghề chăn nuôi bồ câu công nghiêp hay không?1. Về thị trường tiêu thụ của bồ câu ra ràng hiện nayNhư đã có phân tích ở bài viết trước: “Phải khẳng định là thị trường chim bồ câu thịt hiện nay tập trung chính ở một số trung tâm lớn: TP.HCM, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Cần Thơ, Đà Nẵng. Ở những thị trường này thì cũng chỉ tập trung ở khu trung tâm, chứ vùng ngoại thành thì cũng rất khó tiêu thụ, vì đúng như có ý kiến cho rằng bà con mình vẫn còn có tư tưởng “ăn bồ câu bị bệnh phong”. Do mình chủ yếu tập trung nghiên cứu thị trường TP.HCM, tạm đưa ra các con số về việc tiêu thụ ở thành phố là khoảng 6.000 con/tuần. Trong số này, các nhà hàng ở thành phố là tiêu thụ nhiều nhất, thị phần còn lại là ở những quán nhậu “cốc” (tổng cộng 2 thị phần này chiếm đến 70%), phần còn lại là bà con ăn nhỏ lẻ, mua ngoài chợ, hoặc về quê mua lên, nuôi nhỏ lẻ để ăn,… Phân tích như vậy để thấy thị trường bán lẻ sau khi trừ phân khúc các nhà hàng thì phần còn lại cũng không lớn. Vả lại, điều cần lưu ý là các quán ăn của người Hoa thì tiêu thụ bồ câu rất lớn, vì từ lâu người Hoa đã ăn bồ câu vì biết rằng trong thành phần thịt bồ câu có nhiều bài thuốc, rất bổ dưỡng. Người Hoa thậm chí chỉ hầm bồ câu với thuốc bắc, rồi lấy phần nước để uống, ít ăn hoặc không ăn xác bồ câu. Do đó, đến 60% thị trường bồ câu thịt ở TP.HCM là do người Hoa tiêu thụ. Người Việt cũng có dùng, nhưng chỉ số ít biết đến công dụng mới dùng hoặc là những anh đi nhậu cũng dần dần biết đến món bồ câu. Trong những năm gần đây, số người Việt biết và ăn bồ câu ở TP tăng dần đều qua các năm. Vì vậy, thị trường ở đây cũng không giảm.Thực tế việc mua bán ở trang trại mình cũng có lúc lên xuống, nhưng quả thật những mối nhà hàng mà mình đã giao vào những ngày đầu tiên thành lập trại đến giờ chưa bao giờ giảm; đồng thời qua tổng kết thì số lượng đặt hàng tăng bình quân 10% mỗi năm.2. Con đường tiêu thụ sản phẩm bồ câu ra ràng: qua theo dõi thực tiễn, nhận thấy có 3 con đường đưa bồ câu ra ràng đến với người tiêu dùng:2.1. Người chăn nuôi cung cấp trực tiếp hoặc qua các đầu mối thương lái để cung cấp cho các nhà hàng.2.2. Bán trong các chợ, siêu thuị, nhà phân phối bán sỉ, lẻ,….2.3. Một số lượng lớn bồ câu được nhập từ TQ và bán trực tiếp vào các hệ thống nhà hàng lớn của thị trường.Trong 3 con đường đó, đa số người chăn nuôi hoặc thương lái người Việt Nam khó có thể bán được với giá bán cao, vì hầu như không được bán cho chủ, mà chủ yếu là qua hệ thống nhân viên quản lý và đều phải trích hoa hồng. Còn sản lượng bán trong các chợ, siêu thị,… số lượng không đáng kể (mặc dù có tăng trong thời gian gần đây).3. Văn hóa ẩm thực liên quan đến bồ câu như thế nào?Có thể tạm kết luận là: nếu người biết ăn thịt bồ câu thì biết và dùng rất nhiều; còn người không biết hoặc chưa biết nhiều về công dụng của bồ câu thường không ăn hoặc ăn rất ít. Tuy nhiên, qua khảo sát thì thấy rằng ai đã từng ăn 1 lần thịt bồ câu ra ràng đều cho rằng thịt ăn rất ngon.Ngoài người Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, các quốc gia còn lại trên thế giới thì chắc không ăn thịt bồ câu và không phát triển ngành nghề kinh doanh liên quan đến loại thực phẩm này.4. Nhà cung cấp ở Việt Nam chiếm bao nhiêu % thị trường tiêu thụ nội địa?Bây giờ nếu tập hợp tất cả những trại nuôi có quy mô công nghiệp (theo mình quy mô công nghiệp phải nuôi ít nhất 400 – 500 cặp trở lên), thì rõ ràng cả nước Việt Nam chẳng có bao nhiêu trang trại. Đa số bà con vẫn còn nuôi theo kiểu truyền thống (thả bay tự do hoặc quây lưới nuôi tràn làn trong nhà), số lượng không lớn, do đó không thể nào bán được số lượng lớn, mà cũng chỉ bán nhỏ, lẻ, không sử dụng bất kỳ công cụ kinh doanh hiện đại nào.Với tư duy như vậy, quả thật, theo khảo sát tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, chúng ta cung cấp khoảng 2/9 nhu cầu thị trường, 7/9 còn lại do “anh bạn bên kia bên giới” chi phối. Vậy muốn nâng thị phần lên 5/9, thì chúng ta phải làm gì? Hoặc tự mình tăng sản lượng đàn giống, tăng maketing, mở rộng ra các kênh phân phối. Hay là hợp tác với “phía bạn” để giảm dần tỷ lệ hàng hóa mua bồ câu bên TQ; Hoặc cuối cùng là hợp tác 100% với đối tác này để phát triển sản xuất trong nước và cung cấp luôn cho thị trường?Nên nhớ nếu để cung cấp đủ thị phần 5/9 thị trường TPHCM thì tổng đàn bồ câu nuôi công nghiệp phải từ 15.000 đến 20.000 ngàn cặp bố mẹ.