Thăng Tiến Đời Sống Cộng Đoàn | ĐA MINH ROSA LIMA

Đời sống thánh hiến là một lối sống bền vững trong Đức Kitô. Người tu sĩ được mời gọi sống trọn vẹn và viên mãn trong đời sống chung bằng việc tuân giữ ba lời khuyên Phúc Âm: khiết tịnh, khó nghèo và vâng phục một cách triệt để. Đây là một yếu tố cốt thiết cho người dâng hiến. Chúng ta được mời gọi dâng hiến và sống dấn thân ngay trong môi trường cộng đoàn nơi chúng ta hiện diện và lấy Đức Kitô là trung tâm của đời sống cộng đoàn. Dù rằng, cộng đoàn được quy tụ bởi các thành viên từ khắp mọi miền đất nước, khác biệt về văn hóa, quan điểm sống và tính cách… nhưng cốt lõi là mọi thành viên quy tụ lại với nhau vì chung một lý tưởng hướng đến Đức Kitô và làm chứng nhân cho Ngài trong thế giới tục hóa ngày nay. Quả thật, đời sống chung trong cộng đoàn thánh hiến đã tiêu tốn không ít giấy mực của các nhà tu đức, nhà thần học và các nhà huấn luyện; nó còn là nỗi lòng thao thức của người tu sĩ làm thế nào để thăng tiến đời sống cộng đoàn giữa một thế giới văn minh đầy đủ tiện nghi trong thời hội nhập.

I. 

TU SĨ

1. 

Bản chất

Trên hết, đời sống thánh hiến là một mầu nhiệm vì mối tương giao mật thiết giữa Thiên Chúa và người thánh hiến, cam kết sống tự nguyện độc thân suốt đời, là một mối tương quan khôn dò khôn thấu. Nơi mầu nhiệm này, con người không thể giải thích hay nghiên cứu như các ngành khoa học nhưng đó là một sự khám phá và truy tầm trong đức tin với lòng mến. Bước vào đời sống thánh hiến không dựa trên bài vị học thức hay kỹ năng làm việc tốt nhưng đó là sự trợ giúp của Chúa Thánh Linh và lời đáp trả tiếng gọi của Thiên Chúa, đời sống của người thánh hiến có giá trị không dựa trên việc họ làm nhưng ngay trong chính đời sống của họ

Hơn nữa, bản chất của đời sống thánh hiến không chỉ dừng lại ở việc mục vụ các giáo xứ hay cung cấp các phương thế cần thiết cho ơn cứu rồi các linh hồn nhưng nhắm đến một tương lai xa hơn là đạt đến đức ái trọn hảo và làm triển nở đời sống tâm linh

Người tu sĩ có nhiều cách thức khác nhau để cùng song hành với Giáo Hội hoàn vũ, phấn đấu để bước đến sự hoàn thiện như lời mời gọi của Thiên Chúa

. Ngoài ra, người sống bậc tu trì còn là chứng nhân cho Đức Kitô giữa trần gian và là dấu chỉ tiên báo vinh quang nước Trời.

Cuối cùng, khi nói đến bản chất của đời sống cộng đoàn phản ánh mầu nhiệm Thiên Chúa Ba Ngôi nên bản chất của cộng đoàn là hiệp nhất trong đa dạng. Trong cộng đoàn luôn có Chúa Thánh Thần thúc đẩy và hoạt động để giúp người tu sĩ tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa, sống đúng với đòi hỏi của Tin Mừng và đón nhận chị em như hồng ân Chúa ban tặng, hầu đời sống cộng đoàn trở nên trở nên mầu nhiệm nơi Hội Thánh nhằm phục vụ đời sống con người.

2. 

Đời sống cộng đoàn

Một yếu tố cốt thiết không thể thiếu trong đời sống thánh hiến là đời sống chung. Ngoài ba lời khuyên Phúc Âm, đời sống cộng đoàn chính là môi trường tốt giúp ta sống trọn vẹn hơn trong các tương quan với Thiên Chúa, với tha nhân và với chính mình. Là nơi mà chúng ta cảm thấy được cảm thông, chia sẻ và yêu thương dù đó không phải là một gia đình nhưng có bầu khí gia đình. Nơi đây không thể đáp ứng mọi nhu cầu của các thành viên nhưng giúp cho họ sống đúng với giá trị của người thánh hiến trong đời sống cầu nguyện chung. Cộng đoàn là đề tài muôn thuở của các bậc tu đức vì nơi đây có thể giúp người cho người tu sĩ nên thánh nhưng trái lại cũng làm cho họ thành quỷ dữ.

Các tu sĩ quy tụ và gắn kết với nhau là vì Đức Giêsu và lắng nghe Lời Chúa. Mọi thành viên trong cộng đoàn được liên kết trong tình yêu cùng hỗ trợ, cộng tác và suy phục lẫn nhau; cùng một lòng và để mọi sự làm của chung, đó là mẫu gương theo cộng đoàn tiên khởi. Đời sống cộng đoàn cùng thông hiệp với nhau nhờ hoa trái của Thánh Thần, do Thánh Thần khơi lên và được nuôi dưỡng bằng Lời và Thánh Thể trong đức tin và ân sủng. Trong cộng đoàn, các thành viên đều là chi thể của nhau trong cùng một thân thể không có sự phân biệt về học thức, về chức vụ, về công việc, chủng tộc, quốc gia, vùng miền,

… Ơn gọi của người tu sĩ đều được trân quý như nhau vì Thiên Chúa đều mời gọi và cách đáp trả của mọi người khác nhau rất độc đáo. Điều này, chúng ta nhận ra rằng trong một cộng đoàn hiệp nhất có sự đa dạng và sống động, bởi mỗi người đều nhận lãnh một vai trò và nhiệm vụ khác nhau, nhưng luôn có tinh thần phục vụ lẫn nhau.

Chính vì thế, cộng đoàn sẽ không tồn tại nếu như mỗi người chỉ tìm cho bản thân một khung trời riêng, không quan tâm gì đến người khác, nhưng cộng đoàn bao hàm những tương quan được đan dệt với nhau bằng sự phục vụ, yêu thương, nâng đỡ và có sự hiện diện của Thầy Chí Thánh. Nếu không như vậy thì cộng đoàn chỉ là một dạng của ký túc xá, nơi đó người tu sĩ chỉ sống gần với nhau, chứ không gắn kết với nhau và cộng đoàn chỉ là một nhà trọ tạm thời.

3. 

Ý nghĩa của đời sống cộng đoàn

Cộng đoàn thánh hiến chia sẻ cùng một đặc sủng, được cảm hứng nhờ đức ái, được củng cố bởi sự hiện diện của Thiên Chúa, liên kết với nhau bằng những ràng buộc đã được Hội Thánh thừa nhận và cam kết để mọi sự làm của chung hầu phục vụ nhau và xây dựng nhiệm thể Chúa Kitô

. Hình thức cộng đoàn triệt để được thể hiện trong cộng đoàn tu trì mang tính phổ quát, theo nghĩa luôn mở rộng cho bất cứ ai được Chúa mời gọi, theo khuôn khổ của những quy định được Giáo Hội chuẩn nhận

Cộng đoàn không phải là tập hợp nhiều người như những cá thể riêng biệt nhưng là hiệp thông các ngôi vị trong cùng một dự phóng Tin Mừng. Sự hiệp thông trong ngôi vị muốn nói đến tình thân ái, sự liên đới bền chặt tuy nhiều người nhưng họ trở thành một lòng một ý với nhau. Mỗi người là một ngôi vị độc lập, một cá thể riêng biệt với những điểm đặc trưng riêng và bất khả thay thế. Nhưng họ không sống như một ốc đảo mà tính cá vị hòa đồng vào trong cộng đoàn tính nhưng không bị hoà tan. Tính cộng đoàn không những không làm phương hại đến tính cá vị nhưng làm nổi bật điểm son của từng cá nhân trong cộng đoàn. Trong cộng đoàn dòng tu khác với những tập thể đơn thuần bởi những người sống cộng đoàn được quy tụ để sống cùng, sống cho và sống với nhau trong một môi trường

Cộng đoàn cũng không giống với một nhóm được quy tụ theo ý muốn và năng lực nhưng là sự hoà hợp các ngôi vị.

Quả vậy, việc thành lập, duy trì và thăng tiến cộng đoàn là công trình của Thần Khí với sự cộng tác của những người tu sĩ. Cộng đoàn sẽ mất đi ý nghĩa và sức sống khi quên đi đặc tính thiêng liêng của đời sống. Nơi đó, có bàn tay Thiên Chúa luôn hoạt động để ban trào tràn ân sủng của Người. Nếu không nhờ ơn Thánh Thần thêm sức, các thành viên trong cộng đoàn không thể nào chịu đựng được những con người rất khác biệt. Trên thực tế, đã có nhiều cộng đoàn được thành lập dưới sự nỗ lực của một ít người, nhưng chỉ sau một khoảng thời gian ngắn đã không còn tiếp tục tồn tại được. Sống với nhau vốn dĩ đã không phải là chuyện dễ dàng, sống với người mình không thích lại càng khó khăn hơn. Sống được với nhau, với những người mình không ưa, lại có thể cùng nhau thực thi sứ mạng, rồi dần dần trở thành anh chị em của nhau, đó chỉ có thể là công trình của Thiên Chúa. Thế nên, đời sống cộng đoàn mang một ý nghĩa sâu xa, được hình thành không phải nhờ sức lực hay sự thông minh của một vài người nhưng là sự hoạt động của Chúa Thánh Thần và ân sủng của Thiên Chúa.

II. 

NHỮNG THÁCH ĐỐ TRONG ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN

Đời sống thánh hiến là một cuộc hành trình đi tìm kiếm hạnh phúc đích thực nhưng chẳng có con đường nào được trải hoa hồng mà bàn chân lại không bị rỉ máu vì những mũi gai nhọn. Cũng thế, hành trình bước theo Chúa Kitô là một con đường tìm đến những giá trị mang tính chất vĩnh cửu và hoàn mỹ. Trên con đường đó cũng xuất hiện không ít những khó khăn, gian nan và thử thách mà đòi hỏi những ai muốn bước theo phải can đảm đối mặt, hy sinh và mạo hiểm. Thách đố đó trình bày ở đây chỉ giới hạn trong phạm vi của đời sống cộng đoàn.

1. 

Đời sống chung có nhiều người sống với nhau nhưng lại khác nhau về hoàn cảnh, văn hóa, vùng miền, suy nghĩ, lối sống, quan điểm và cả tuổi tác… Những khác biệt này ít nhiều cũng gây xung khắc hay va chạm trong đời sống thường ngày, không phải ai cũng hợp tính, không phải ai cũng có cùng sở thích, cùng quan điểm với mình. Phải chăng con người sống với nhau lâu thì càng trở nên xa lạ?

Khi bước vào đời sống thánh hiến, người tu sĩ mang vào dòng tu toàn bộ con người yếu đuối của mình mà không phải một con người nào khác thánh thiện hơn và cũng không phải khoác lên mình chiếc áo dòng thì sẽ thánh thiện nhưng con người ấy vẫn yếu đuối và giới hạn vẫn luôn tồn tại.

Trong môi trường chung dưới cùng một mái nhà, cùng ăn, cùng uống, cùng sinh hoạt với nhau, nhưng không phải ai cũng muốn xây dựng những tương giao cần thiết để thấu hiểu và cảm thông nhau. Hơn nữa, trong cộng đoàn luôn tồn tại một thứ cám dỗ rất lớn là con người muốn loại trừ những khác biệt, muốn nắn đúc người khác theo suy nghĩ và ý muốn của mình, muốn mình là khuôn mẫu để người khác phải sống theo

Những xung khắc, bất hòa và chia rẽ vẫn còn tồn tại khi mà mỗi thành viên trong cộng đoàn chưa biết dành thời gian để lắng nghe, thấu hiểu và đón nhận những vấn đề của nhau. Tất cả những khó khăn đó khiến cho tâm hồn của người tu sĩ bất an, đời sống cầu nguyện chỉ là hình thức, trong tương quan với Thiên Chúa và nguồn lương thực thần linh ngày càng cạn kiệt, tâm hồn họ càng khô héo, trái tim không còn cháy lên ngọn lửa của tình yêu và dần dần đời sống của người tu sĩ đi vào bế tắc. Lúc này, đời sống cộng đoàn trở thành địa ngục là nơi mà họ muốn lẫn tránh. Do đó, những bất hòa trong cộng đoàn chính là một thách đố lớn lao trong hành trình tâm linh của người sống đời thánh hiến.

Môi trường gia đình là nền tảng cũng như là môi trường đầu tiên cho mỗi người có kinh nghiệm sống với các tương quan. Nếu một người được sống trong môi trường giáo dục tốt ngay từ tấm bé, tâm sinh lý bình thường thì chắc hẳn khuynh hướng giới tính hay tính cách sẽ không phải là vấn đề quá bất cập. Nhưng trái lại, nếu một người không được giáo dục sống trong môi trường bạo lực gia đình, có sự sai lệch về giới tính… khi bước vào đời sống cộng đoàn dòng tu sẽ gây ra nhiều trở ngại lớn không chỉ riêng chính đối tượng nhưng có thể sẽ lôi kéo những người xung quanh làm xung khắc giữa các thành viên trong cộng đoàn.

Thực vậy, môi trường sống theo văn hóa, tập quáan của từng vùng miền khác nhau nên tính cách, phong thái, ngôn ngữ… dùng cũng khác nhau. Đất nước Việt Nam có ba miền nên cũng có sự khác biệt về lối sống như ở miền Bắc là hào hoa phong nhã, miền Trung là thắt lưng buộc bụng, miền Nam rộng rãi phóng khoáng những điều này cũng là một thách đố lớn trong sự hòa nhập của cộng đoàn. Ngoài ra, không phải ai sinh ra cũng có đầy đủ của cải vật chất và học lực như nhau có người sinh ra đã là “lá ngọc cành vàng” gia đình giàu có, có điều kiện để học hành đầy đủ, có tri thức; nhưng cũng có người sinh ra chỉ là một đứa trẻ “bán vé số” gia đình nghèo không đủ cơm ăn áo mặc, trình độ học vấn chỉ là lớp 12. Những điều đó làm cho họ có những khác biệt rất lớn, như là những cung bậc cảm xúc trong một bản hợp xướng.

Hơn nữa, trong cộng đoàn cũng không thiếu những người lấy việc trêu chọc người khác là một sở thích, không quan tâm, không tế nhị dù ở hoàn cảnh nào, thích thể hiện bản thân là người có kinh nghiệm rành đời, biết nhiều chuyện, trải nghiệm nhiều trong cuộc sống, chỉ thích nhắc nhớ người khác mà ít khi nhìn lại bản thân, thích làm cho mình nổi bật hơn những người khác. Cũng không thiếu những người chỉ muốn tương giao với Bề trên và người sống ngoài cộng đoàn chẳng lo chu toàn bổn phận và quan tâm những chị em sống cùng. Hay có ai đó chỉ biết lo giữ luật và xem luật như chuẩn mực tối cao lấy mình như một mẫu gương để người khác bắt chước. Những lúc đó, chúng ta cũng sẽ dễ bực mình với những người khờ khạo, luôn có lối hành xử khác người, hay có những người chỉ phục vụ khi mình là chỗ nhất và được coi trọng hoặc người chỉ biết dòm ngó đến người khác mà không lo tự đào luyện bản thân… Đây chính là sự phong phú của cộng đoàn và chính nó cũng làm nên sự phức tạp thoái lui của nhiều người sống trong cộng đoàn.

3. Cái tôi

 Mỗi người là một quà tặng vô giá, một kỳ quan có một không hai và rất độc đáo; đồng thời là một hữu thể giới hạn yếu đuối và đầy tội lỗi. Chúng ta cũng không quên tự bản chất con người có sự yếu đuối và ích kỷ. Yếu đuối của chúng ta có thể là sự sợ hãi, ước muốn và những thôi thúc từ nhu cầu thâm sâu trong con người mình. Từ những yếu đuối đó, bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể thực hiện những hành động ti tiện và gây ra những lỗi lầm đáng tiếc. Sống giữa một cộng đoàn đa dạng về nhân cách, nhận thức, văn hóa và ngay cả thế hệ, chúng ta dễ sinh ra bảo thủ, ích kỷ, ganh tỵ, đố kỵ và đặc biệt chỉ trích lẫn nhau. Mỗi người được sinh ra trong một hoàn cảnh và môi trường đào tạo riêng biệt. Do đó, chúng ta mang trong mình những ưu khuyết điểm rất lớn thay vì sửa đổi tập luyện thì chúng ta lại che giấu và phủ nhận chính nó.

Thực vậy, có những cá nhân không dám nhìn nhận bộ mặt thật của mình thay vào đó một bộ mặt giả dối, một con người có nhiều yếu kém, xấu nết mà không muốn cho ai biết đến. Do đó, để che đậy cái tôi xấu xí không bị bóc trần, nhiều người đã dùng nhiều trò bỉ ổi đến đớn hèn, người ta thường tạo nên những cái tôi giả tạo, ảo tưởng và vô tội nên Chocarne mới có câu: “Chỉ tin tưởng mình, chỉ nghe lời mình đó là nguồn sai lầm khốn nạn nhất.”

Cái tôi không dám thẳng thắn nhận những khuyết điểm, sự dốt nát, yếu kém của mình chỉ vì tự ái và sợ bị lột trần. Cái tôi tìm cách đổ lỗi cho người khác, cho hoàn cảnh, cho xui xẻo chứ không chịu lỗi nơi mình.

Thế nên, người tu sĩ sống cộng đoàn không chịu khiêm nhường nhìn nhận chính mình là một con người mỏng giòn với phận người có những giới hạn và thiếu sót cần được thay đổi và cảm thông từ người khác thì rất khó để tồn tại trong ơn gọi thánh hiến và người luôn cho mình là đúng thì đó là một hiểm họa cho bậc sống tu trì và gây trở ngại cho sự thăng tiến của cộng đoàn trên hành trình dâng hiến.

III. NHỮNG YẾU TỐ GIÚP CỘNG ĐOÀN THĂNG TIẾN

Để cộng đoàn thăng tiến trên hành trình theo Chúa, người tu sĩ cần xây dựng các mối tương quan trong đời sống với chính mình, với tha nhân và với chính Chúa. Đây là yếu tố nền tảng giúp cho cộng đoàn có tầm nhìn mới đi ra bên ngoài xã hội và lấy Đức Kitô là trung tâm của mọi hành động.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: “Hãy liên tục vun trồng các tương quan với Thiên Chúa là Cha.

Trong tương quan với Thiên Chúa không phải là một kho tàng mà chúng ta giữ gìn trong một góc cuộc sống để dành dùng dần nhưng phải được nuôi dưỡng, lớn lên mỗi ngày qua việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện và lãnh nhận các Bí tích, đặc biệt là Bí tích Sám hối và Bí tích Thánh Thể và sống tinh thần bác ái.

Mỗi ngày, người tu sĩ sống đời thánh hiến cần phải dành nhiều thời gian để “online”“chat” với Chúa như thế tình yêu của chúng ta dành cho Chúa mới bền chặt và liên lỉ bởi sự quan tâm tương thông với Ngài. Thực vậy, tình yêu cần sự đối thoại, chia sẻ và hiểu nhau. Đặc biệt khi sống cộng đoàn, người tu sĩ cần phải gắn kết với Thiên Chúa cách mật thiết bằng đời sống cầu nguyện, tham dự Thánh Lễ và suy gẫm Lời Chúa mỗi ngày. Để từ đó, đời sống nội tâm của họ ngày càng sâu sắc mà xác tín hơn trong ơn gọi và sẵn sàng hy sinh phục vụ người khác; đồng thời người tu sĩ không quản ngại những công việc khó, khổ hay phải đối diện với những thách đố trong cuộc sống hàng ngày thì đời sống của họ trở nên nhẹ nhàng và thanh thoát. Một trong những điều cốt thiết về đời sống chung trong tương quan với Thiên Chúa là cùng nhau cầu nguyện chung, đọc kinh chung, cùng tham gia và hiệp thông trong thánh lễ đó là sức mạnh tinh thần, lương thực nuôi dưỡng cái hồn của cộng đoàn nhờ vào sức mạnh của Đấng Siêu Việt.

Triết gia Levinas đã khẳng định rằng: “Chỉ có những người biết tạo mối tương quan đích thực với sự cô tịch mới có thể ở vào vị thế thiết lập được một tương quan với tha nhân.” Thế nên, đời sống thinh lặng nội tâm của mỗi thành viên trong cộng đoàn là điều quan trọng và rất cần thiết để tạo dựng cộng đoàn huynh đệ. Sự tĩnh lặng của người tu sĩ không phải là một phương thế để nhận một điều gì nhưng là món tặng tự hiến cho Thiên Chúa

 

Biết lắng nghe và thẩm thấu

Con người là một hữu thể tương quan và nhu cầu thâm sâu nhất của con người là yêu và được yêu. Để nhu cầu đó được đáp ứng một cách thỏa đáng cần có sự chia sẻ, cảm thông chân thành giữa người với người và được chia sẻ đúng nghĩa, là lời bày tỏ tâm tư chân thành từ tận đáy lòng. Đây chính là lúc chúng ta mở lòng ra với người khác để cùng cảm thông và thấm thấu trong nhau, vì những lời chia sẻ phát xuất từ con tim nên cần được lắng nghe bằng cả cõi lòng.

Trên thực tế không dễ gì để chia sẻ cuộc đời của mình cho người khác nên trước khi chia sẻ bản thân họ tự hỏi liệu lời chia sẻ đó có được người khác lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông không? Hay trái lại là những lời xì xầm to nhỏ sẽ tiếp diễn mỗi ngày trong cộng đoàn, là những làn sóng liên tiếp dội lên trong cõi lòng. Chính vì thế, để lắng nghe và thấm thấu người khác tâm sự là cả một nghệ thuật sống ở phía sau. Muốn vậy, mỗi người sống đời thánh hiến cần có sự kiên nhẫn, lòng trắc ẩn và sự cảm thông để lắng nghe bằng một tình yêu chân thành và thái độ ân cần. Từ đó, người chia sẻ cũng cảm thấy thoải mái và chân tình hơn, đặc biệt khi họ cảm nhận được sự tôn trọng sâu xa trong cách lắng nghe của chúng ta. Điều này có thể được gọi là “sự lắng nghe sáng tạo” vì nó tạo sự tin tưởng cho cả người nghe lẫn người chia sẻ.

Như vậy, từ việc lắng nghe đến sự thấu cảm là cả một chặng đường dài vì mỗi người là một thế giới khác biệt. Để vượt qua những khác biệt quá lớn giữa chính mình với tha nhân, ngoài việc ân cần lắng nghe với cả con tim chân thành, chúng ta cần đặt mình vào hoàn cảnh, địa vị, tập quán, văn hóa và sự hiểu biết của người chia sẻ. Để làm được như thế, ta phải đặt mình vào được trong tình huống của người chia sẻ và dĩ nhiên, chúng ta cảm được những gì người ấy đang cảm. Đó chính là những món quà, những hồng ân của cuộc sống mà không một thế lực có thể mang lại cho ta được. Khi đã lắng nghe được tiếng nói từ con tim của người khác, thấu cảm được từng nhịp rung động của tâm hồn ta dễ dàng đón nhận con người thật của tha nhân và tiến đến gặp gỡ chính con người thật của họ trong cuộc sống.

​​​​​

 Đón nhận

Trong đời sống công đoàn, chúng ta cần đón nhận tất cả những gì Chúa trao cho dù điều đó có phù hợp hay theo ý của chúng ta hay không. Có những lúc, chúng ta không nhận được những gì chúng ta xin hay cộng đoàn không thể đáp ứng đúng, đủ nhu cầu của mỗi thành viên trong cộng đoàn, điều đó làm chúng ta rất khó chịu và dễ phản ứng lại nhưng phải chăng không đáp ứng đủ là không tốt. Chúng ta nên đặt mình vào những hoàn cảnh và tình trạng thực tế của cộng đoàn, như thế chúng ta sẽ hiểu và dễ dàng đón nhận những điều đang xảy ra hàng ngày trong đời sống mà cộng đoàn đang phải đối diện. Nhiều khi đó lại là cơ hội tốt để chúng ta hiểu hơn về gia đình Dòng và cùng nhau san sẻ những khó khăn, những thiếu thốn và cùng nhau đồng cam cộng khổ với nhau. Hơn nữa, đây là cơ hội tốt để chúng ta tập luyện thêm nhân đức cho bản thân.

Vì thế, cách đón nhận của mỗi cá nhân sống trong cộng đoàn rất quan trọng, có thể đón nhận trong sự cam chịu nhưng cũng có thể đón nhận trong đức ái, vui tươi và cảm thông. Cách đón nhận tích cực sẽ đưa cộng đoàn đến sự hoàn thiện nhưng cách đón nhận tiêu cực sẽ gây chia rẽ, xáo trộn và làm cho mọi thành viên trong cộng đoàn căng thẳng và mệt mỏi. Đón nhận ở đây không dừng lại trong tương quan với Thiên Chúa nhưng ngay cả trong việc giao trách nhiệm và sứ vụ của cộng đoàn. Để cộng đoàn có tiếng nói chung, mỗi thành viên cần có sự đối thoại và chấp nhận những phân phó của người có trách nhiệm, cùng nhau chung xây cộng đoàn trong thánh ý Chúa qua việc đón nhận và tìm ý kiến chung.

Trong tương quan với chính mình, người tu sĩ cần ý thức và có cảm thức thuộc về Hội Dòng trong sự tự nguyện và tự do quyết định. Điều này giúp cho người tu sĩ trưởng thành trong sự phân định và lựa chọn của bản thân đồng thời tự chủ được trong mọi cảnh huống của cuộc sống.

Là người tu sĩ trưởng thành, chúng ta không dừng lại ở việc ngoan ngoãn để Bề trên trao công việc và theo những gì quy đinh, dưới một hình thức đã được rập khuôn từ trước, nhưng chúng ta cần có sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần hướng dẫn dù được trao trách nhiệm gì thì người tu sĩ cần phân định điều tốt hay điều xấu và sáng tạo trong việc hoàn thành bổn phận với trách nhiệm là một người trưởng thành. Song cũng đặt vào công việc với tất cả tình yêu và hướng tới vinh danh Thiên Chúa chứ không phải vì lợi ích bản thân.

Vì thế, để thăng tiến cộng đoàn theo thánh ý Thiên Chúa trên hết chúng ta cần hoàn thiện bản thân mình qua việc tuân giữ kỷ luật và vui vẻ chu toàn việc bổn phận trong bác ái. Ngoài ra, chúng ta phải biết rằng thinh lặng là điều quan trọng và cần thiết không chỉ bên ngoài mà ngay trong tâm hồn mình cũng phải tĩnh lặng. Đôi khi công việc mục vụ, việc bổn phận cùng với môi trường sống không yên tĩnh khiến cho ta cảm thấy lòng mình cũng khó đi vào sự thinh lặng để tìm lại chính mình, khó để nhận ra sự hiện diện của Thiên Chúa trong từng giây phút. Vì vậy, Cộng đoàn cần có những dịp tĩnh tâm để cho mọi thành viên có cơ hội bước vào cầu nguyện trong thinh lặng, hồi tâm, và gặp gỡ Chúa đối diện với cái hư không đáng sợ của bản thân mà biết phó thác hoàn toàn cho Thiên Chúa, cởi mở với tha nhân và sống hài hòa trong cộng đoàn.

2. 

Các yếu tố bên ngoài bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên trong làm suy giảm tương quan mật thiết giữa huynh đệ trong cộng đoàn. Vậy, làm sao để hài hòa giữa hai yếu tố để có những hoa trái thánh thiện của Chúa Thánh Thần trong đời sống chung.

Khả năng tiếp nhận ở đây là khả năng thích nghi với môi trường chung và sự hài hòa trong cuộc sống sao cho phù hợp với cộng đoàn. Thí dụ như sự phân chia giờ giấc sao cho quân bình, ổn định có giờ lao động chân tay, giải trí, thể thao, giờ chơi chung, giờ chia sẻ, nơi mọi người có thể thoải mái vui cười với nhau. Những hoạt động này, ngoài giúp cho cộng đoàn sống động còn giúp cho sức khoẻ, sự khiết tịnh, gắn kết các tương quan bị rạn nứt của các thành viên. Chính trong những thời điểm này mà anh chị em được hoà quyện cuộc sống của mình với nhau, chia sẻ với nhau những niềm vui nỗi buồn, thông tri cho nhau những điều mình biết và thể hiện sự liên đới dành cho nhau

Quả vậy, muốn sống tốt với nhau thì phải bỏ đi những thành kiến không tốt về nhau, trò chuyện nhiều, chia sẻ nhiều, đặc biệt là những chia sẻ thiêng liêng sẽ giúp xua tan đi mọi hiểu lầm, nghi kỵ, đôi khi cũng giúp vượt qua những rào cản vô hình mà bấy lâu nay mình đã xây dựng.

Luật dòng là một sự cần thiết cho đời sống của người tu sĩ. Sống có kỷ luật chính là phương thế tuyệt hảo để giúp người tu sĩ trung thành với lý tưởng theo sát Chúa Kitô, điều hòa bầu khí cộng đoàn và thu được những hoa trái tốt đẹp trong sứ vụ tông đồ. Trước hết, sống có kỷ luật người tu sĩ giữ được sự trung thành trong ơn gọi và thực thi sứ vụ tông đồ trong đức ái. Thực tế đời tu cho thấy, khi người tu sĩ không tuân giữ kỷ luật dễ dàng buông mình sống theo tự do, hành động theo sở thích và theo đuổi ý riêng hơn là tìm kiếm thánh ý Chúa.

Việc giữ kỷ luật của người tu sĩ không giống với việc giữ luật ở các công ty, xí nghiệp hay tập thể ngoài xã hội vì họ chỉ cần tuân thủ theo đúng hình thức, còn người tu sĩ không chỉ tuân giữ kỷ luật bên ngoài, mà còn cần có cả tâm tình yêu mến bên trong thì việc giữ luật mới nên trọn hảo, đồng thời thánh hóa chính bản thân. Trong việc tuân giữ kỷ luật giúp người tu sĩ xây dựng đời sống của mình trong một khuôn khổ nề nếp vững chắc, an toàn “mình giữ luật, luật sẽ giữ mình”. Tình yêu sẽ làm cho việc tuân giữ kỷ luật của người tu sĩ trở nên có giá trị, có ý nghĩa và đẹp lòng Chúa. Thái độ tuân giữ kỷ luật như thế cũng khiến người tu sĩ cảm thấy vui và hạnh phúc, chứ không thấy phải luật là gánh nặng. Chúng ta cũng không nên có thái độ xét đoán người khác khi họ chưa giữ kỷ luật tốt, nhưng hãy có sự cảm thông nâng đỡ để cùng giúp nhau giữ kỷ luật cách triệt để. Khi chúng ta yêu mến và tuân giữ kỷ luật, chúng ta sẽ được chính Thiên Chúa yêu mến đời tu sĩ trở nên thánh thiện.

Cộng đoàn cũng cần có thời gian để mọi thành viên ngồi lại với nhau, thẳng thắn nhìn nhận những điểm tốt điểm xấu của cộng đoàn để tìm cách phát huy hay khắc phục những vấn đề xảy ra. Tiếng nói của mỗi người đều cần được lắng nghe và tôn trọng. Cộng đoàn phải sống thực tiễn, thẳng thắn nhìn nhận những yếu đuối chứ không sống trên sự câu nệ của luật và ảo tưởng về sự thánh thiện. Phải biết cách khen tặng hay góp ý chân thành để giúp nhau sửa đổi trong tinh thần huynh đệ. Khi cần thì có thể đối thoại với tất cả sự tôn trọng lẫn nhau và tỉnh thức trong mọi hoàn cảnh.

Người nào có thiện chí sống đời cộng đoàn thì chắc chắn sẽ luôn cố gắng tiếp cận với nhiều anh chị em mà mình chưa biết rõ hay những người mình ít có cảm tình. Đây là một hành vi rất khó thực thi, vì nó đi ngược lại với xu hướng thúc đẩy của thân xác, nếu mình cảm thấy được mời gọi thì hãy làm và bước đến. Còn không, ít ra là đừng làm gì để khiến cho tương quan vốn dĩ chưa tốt ấy trở nên tồi tệ hơn. Nhưng dù sao thì việc biết mình, biết người, chấp nhận mình và chấp nhận người, sống khiêm tốn, bỏ mình, bỏ ý riêng là điều rất cần thiết. Muốn tâm hồn bình an và có thể có tương quan tốt với người khác, cần phải bỏ đi lòng thù hận, ganh đua theo nghĩa tiêu cực. Hãy cố gắng mang lấy vui buồn của người khác là của mình và thấy Chúa trong nhau, nhìn những khác biệt của anh em trong Chúa để có thể làm việc vượt trên thiện cảm và ác cảm. Để tránh những lệch lạc trong tương quan, cần phải học cách yêu anh chị em mình bằng một tình yêu nhưng không, nhân hậu và phổ quát. Ngoài ra, cũng phải học cách biết ơn nhau, phải biết mình cần đến nhau, biết mình là quà tặng của nhau, được Chúa gửi đến để bổ khuyết cho nhau.

Thời đại hôm nay rất cần những người tu sĩ dấn thân vào thế giới và cảm thấu tính ngôn sứ của mình, có khả năng thức tỉnh thế giới, nhất là có khả năng chứng tỏ mình người được Chúa tuyển chọn bằng những việc làm cụ thể, những tư tưởng và cách sống khác “người ta cứ dấu này mà nhận biết các con là môn đệ Thầy”.

Trong bối cảnh xã hội khủng hoảng, con người bị cuốn trong cơn lốc văn minh, văn hóa ngoại lai sôi động, tư cách đạo đức của người tu sĩ đang phải đối diện với những thử thách rất lớn. Nhân cách người tu sĩ được quan tâm hơn bao giờ hết. Nhất là khi sống cộng đoàn, người tu sĩ phải ý thức và tự đào luyện mình để hoàn thiện bản thân dưới sự trợ giúp và hướng dẫn của Chúa Thánh thần.

Ngoài xã hội, những tập thể được họp lại với nhau nhằm một mục đích nào đó nhưng nơi Giáo hội người tu sĩ quy tụ lại với nhau với một mục đích là sống với lý tưởng và tìm kiếm thánh ý Thiên Chúa. Phương tiện để đạt đến mục đích vĩnh cữu là ba lời khuyên Phúc Âm và sống với các nhân đức. Tuy nhiên những phương tiện vật chất làm cho người tu sĩ chịu rất nhiều ảnh hưởng, một số tu sĩ quá lệ thuộc vào các phương tiện hiện đại như Ipad, Laptop, điện thoại thông minh… nếu không ý thức được điều đó đồng nghĩa với việc đời tu đang bị phá hủy. Nhưng một người tu sĩ chính danh là sống biết biện phân và có sự cân nhắc trong mọi hoàn cảnh, trưởng thành trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại.

Hơn thế nữa, người tu sĩ chính danh là người có đời sống thánh thiện, gương mẫu, trung thành và tiết độ, vẫn sống đúng căn tính ơn gọi, luôn coi người khác trọng hơn mình, sống yêu thương, sẵn sàng phục vụ tha nhân. Biết ý thức và biết kiểm soát bản thân trong việc sử dụng các phương tiện hiện đại nhằm phục vụ và loan báo Tin Mừng. Đời sống tâm linh luôn ưu tiên đặt lên hàng đầu. Nhưng người tu sĩ chính danh ngày càng giảm theo năm tháng của thời đại. Vì thế, người tu sĩ chính danh cần lan tỏa hương thơm nhân đức, sống chứng tá trong cộng đoàn, đánh thức những con tim đang dần nguội lạnh do bị chi phối bởi những thứ bên ngoài xã hội. Trong lúc này đây, ngọn lửa của người tu sĩ chính danh cần được thắp sáng ngay trong môi trường sống của họ để ngọn lửa ấy bùng cháy trong trái tim mọi người.

Là thành viên của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima, tôi được mời gọi sống thánh thiện như một người nữ tu chính danh thực thụ để cùng với chị em vẽ lên trang sứ của Hội Dòng trên hành trình đức tin. Một hành trình có đủ gam màu khác nhau, nhưng nó bám rễ sâu trong Đức Kitô và được nuôi dưỡng trong tình yêu thương hiệp nhất. Là người con sống trong sự nâng đỡ và hướng dẫn của mẹ Hội Dòng, tôi được mời gọi trở về nguồn cùng với các anh chị Thánh của Dòng chìm sâu trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Ngang qua đời sống cầu nguyện tôi được kín múc nguồn mạnh thần thiêng, nơi đó có sự hiện diện của tình yêu Ba Ngôi là khuôn mẫu cho đời sống cộng đoàn của tôi. Đó là cách tôi sống để đáp lại đường hướng của Tổng Hội XI: “Ở lại với Chúa cùng nhau xây dựng cộng đoàn”.

Tuy nhiên, đời sống chung của tôi không thiếu những khó khăn và thách đố mà tôi đang phải đối diện nhưng tôi tin rằng những gì tôi trải qua là bài học, kinh nghiệm và cách thức Chúa giáo dục tôi thành một người nữ tu trưởng thành trong đời sống thánh hiến. Tôi vẫn luôn vui vẻ, sẵn sàng dấn thân không ngại khó và không ngại khổ để tiến bước trên con đường nhân đức. Tôi xác tín một cách minh nhiên rằng, tương lai phía trước vẫn luôn chờ đợi tôi.

KẾT LUẬN

Đời sống thánh hiến lấy Đức Kitô là trung tâm của đời sống. Vì thế, để thăng tiến cộng đoàn mỗi thành viên trước hết và trên hết đặt Thiên Chúa là cùng đích và nguồn mạch nuôi dưỡng đời sống tâm linh, là khuôn mẫu lý tưởng để dấn thân theo Ngài. Người tu sĩ cần phải biết quân bình đời sống về mặt thể lý, tâm lý, tinh thần và biết sống cởi mở với mọi người xung quanh, biết dành thời gian để lắng nghe chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh của chị em trong cộng đoàn; đồng thời sẵn sàng tha thứ và chấp nhận những giới hạn của bản thân cũng như của người khác, vui vẻ đón nhận những góp ý trong tình huynh đệ. Người tu sĩ biết đón nhận tất cả chị em với thân phận con người mỏng giòn, giới hạn và yếu đuối không tránh khỏi những sai lầm trong quá khứ nên cần biết động lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh của chị em trong cộng đoàn. Vì thế, thành viên trong cộng đoàn mỗi người đều phải ý thức trách nhiệm của mình, tế nhị với mọi người, sẵn sàng đối thoại nếu cần và luôn mang trong mình cảm thức thuộc về gia đình Dòng của mình để cùng nhau thăng tiến.

Đời sống cộng đoàn là cột trụ trong linh đạo Đa Minh. Thánh Tổ Phụ đã thiết lập một đời sống theo gương các thánh Tông Đồ vì thánh nhân đã tìm thấy nơi cộng đoàn tiên khởi những ý tưởng phù hợp cho việc rao giảng Tin Mừng. Đời sống cộng đoàn là không chỉ dừng lại ở một mái nhà chung là Tu viện mà còn có đặt của cải chung, sống chung, cầu nguyện chung, giải trí chung và học chung… Đối với tôi, đời tu viên mãn nhất là khi tôi được cùng với chị em trong cộng đoàn cùng đọc kinh thần vụ và tham dự thánh lễ chúc tụng Chúa, cùng nhau chia sẻ những công việc và những buổi chia sẻ Lời Chúa… Tất cả những điều đó làm cho đời sống của tôi ngày càng thăng hoa hơn, vui tươi trong sự dấn thân phục vụ.Là thành viên của Hội Dòng Đa Minh Rosa Lima, tôi được mời gọi sống thánh thiện như một người nữ tu chính danh thực thụ để cùng với chị em vẽ lên trang sứ của Hội Dòng trên hành trình đức tin. Một hành trình có đủ gam màu khác nhau, nhưng nó bám rễ sâu trong Đức Kitô và được nuôi dưỡng trong tình yêu thương hiệp nhất. Là người con sống trong sự nâng đỡ và hướng dẫn của mẹ Hội Dòng, tôi được mời gọi trở về nguồn cùng với các anh chị Thánh của Dòng chìm sâu trong ân sủng và tình yêu của Thiên Chúa. Ngang qua đời sống cầu nguyện tôi được kín múc nguồn mạnh thần thiêng, nơi đó có sự hiện diện của tình yêu Ba Ngôi là khuôn mẫu cho đời sống cộng đoàn của tôi. Đó là cách tôi sống để đáp lại đường hướng của Tổng Hội XI:Tuy nhiên, đời sống chung của tôi không thiếu những khó khăn và thách đố mà tôi đang phải đối diện nhưng tôi tin rằng những gì tôi trải qua là bài học, kinh nghiệm và cách thức Chúa giáo dục tôi thành một người nữ tu trưởng thành trong đời sống thánh hiến. Tôi vẫn luôn vui vẻ, sẵn sàng dấn thân không ngại khó và không ngại khổ để tiến bước trên con đường nhân đức. Tôi xác tín một cách minh nhiên rằng, tương lai phía trước vẫn luôn chờ đợi tôi.Đời sống thánh hiến lấy Đức Kitô là trung tâm của đời sống. Vì thế, để thăng tiến cộng đoàn mỗi thành viên trước hết và trên hết đặt Thiên Chúa là cùng đích và nguồn mạch nuôi dưỡng đời sống tâm linh, là khuôn mẫu lý tưởng để dấn thân theo Ngài. Người tu sĩ cần phải biết quân bình đời sống về mặt thể lý, tâm lý, tinh thần và biết sống cởi mở với mọi người xung quanh, biết dành thời gian để lắng nghe chia sẻ và cảm thông với hoàn cảnh của chị em trong cộng đoàn; đồng thời sẵn sàng tha thứ và chấp nhận những giới hạn của bản thân cũng như của người khác, vui vẻ đón nhận những góp ý trong tình huynh đệ. Người tu sĩ biết đón nhận tất cả chị em với thân phận con người mỏng giòn, giới hạn và yếu đuối không tránh khỏi những sai lầm trong quá khứ nên cần biết động lòng trắc ẩn trước hoàn cảnh của chị em trong cộng đoàn. Vì thế, thành viên trong cộng đoàn mỗi người đều phải ý thức trách nhiệm của mình, tế nhị với mọi người, sẵn sàng đối thoại nếu cần và luôn mang trong mình cảm thức thuộc về gia đình Dòng của mình để cùng nhau thăng tiến.

Trần Thị Thơm

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Canh Tân Đời Sống Thánh Hiến, dịch giả Linh mục Nguyễn Ngọc Kính, Phương Đông, 2014, tr.136-158.[1] FELIX PODIMATTAM,, dịch giả Linh mục Nguyễn Ngọc Kính, Phương Đông, 2014, tr.136-158.PERFECTAE CARITATISSắc lệnh canh tân đời sống dòng tu, số 15.[2] SẮC LỆNH, số 15.[3] X.Mt 5,48[4] HIẾN PHÁP DÒNG CHỊ EM ĐA MINH VIỆT NAM, số 32.[5] X. Gl 3,28[6] X.Mt 18,1; 20,26-28.[7] HIẾN PHÁP CHỊ EM ĐA MINH VIỆT NAM, số 31[8] CATHERINE M. HARMER, Đời tu trong thế kỷ XXI, 1997,trang 75

[9]

PHÊRÔ LÊ HOÀNG NAM, S.J. Đời Sống Cộng Đoàn Tu Sĩ, 17/4/2021, tại http://www.donggioanthienchua.net/doi-song-cong-doan-tu-si.html

[10]

LM. GIUSE NGUYỄN TRỌNG VIỄN, OP,

Thách đố của đời sống thánh hiến trong thời đại ngày nay, 17/4/2021, tại https://muoiman.net/index.php/vi/news/CAU-NGUYEN-MAN-NA/Thach-do-cua-doi-song-thanh-hien-trong-thoi-dai-ngay-nay-2965/

, 17/4/2021, tại https://muoiman.net/index.php/vi/news/CAU-NGUYEN-MAN-NA/Thach-do-cua-doi-song-thanh-hien-trong-thoi-dai-ngay-nay-2965/

[11]

PHÊRÔ LÊ HOÀNG NAM, S.J.

Đời sống cộng đoàn và những thách đố, 17/4/2021, tại https://dongten.net/2018/05/21/doi-song-cong-doan-va-nhung-thach-do/

Tuổi Trẻ & Những Thách Đố Trong Đời Sống Ơn Gọi, 18/4/2021, tại https://thinhviendaminh.net/dmx72-tuoi-tre-nhung-thach-do-trong-doi-song-on-goi/[12] PHÊRÔ TRẦN VĂN HÙNG,, 18/4/2021, tại https://thinhviendaminh.net/dmx72-tuoi-tre-nhung-thach-do-trong-doi-song-on-goi/[13] NGUYỄN THÁI HỢP, Để họ lớn lên (HCM: Đức tin & Văn hóa, 2005), tr. 322.Góc Nhìn Bàn Về Cái Tôi, 19/4/2021, tại https://giaophanphucuong.org/goc-nhin/ban-ve-cai-toi-2865.html.[14] GIÁO PHẬN PHÚ CƯỜNG,[15] TRẦN DUY NHIÊN, “Quà gởi em”, trong An-Phong, Nối lửa cho đời 03, tr.100.[16] ĐỨC THÁNH CHA PHAXICO, trong buổi tiếp kiến sáng thứ tư 10-4-2013 tại quảng trường thánh Phêrô. Ngoài các đoàn hành hương đến từ các nước Bắc Mỹ và Âu Châu, có các đoàn hành hương đến từ Á Châu như Philippines, Nam Hàn và Thái Lan.Tân phúc âm hóa đời sống cộng đoàn, Nxb Công Giáo, Hà Nội, 2014.[17] LM GIUSE ĐỖ VĂN THỤY,, Nxb Công Giáo, Hà Nội, 2014.Giúp nhau sống tốt đời sống cộng đoàn, 18/4/2021, tại  http://www.mcchrist.org/on-goi/giup-nhau-song-tot-doi-song-cong-doan-447.html.[18] PR. LÊ HOÀNG NAM,18/4/2021, tại http://www.mcchrist.org/on-goi/giup-nhau-song-tot-doi-song-cong-doan-447.html.[19] X. Ga 13, 35.