Tester là gì? Mô tả công việc và kỹ năng cần thiết để làm Tester – JobsGO Blog

Đánh giá post

Nghề Tester là gì? Nó có phải thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin hay không? Thực trạng và tiềm năng phát triển việc làm khi theo đuổi sự nghiệp kiểm thử như thế nào? Cùng tìm hiểu và bỏ túi kiến thức bổ ích ngay với chia sẻ trong bài viết dưới đây nhé!

1. Tester là gì?

Tester chính là người thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm lỗi, sai sót hay các vấn đề nào đó sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của phần mềm sau đó báo lại cho bên kỹ thuật xử lý trước khi tung sản phẩm ra thị trường.

Tuỳ thuộc vào từng công ty mà Tester được chia thành nhiều nhánh như QC, QA, Automation Tester hay Manual Tester,…

kỹ năng cần có của testerkỹ năng cần có của tester

2. Tester làm công việc gì?

Một Tester sẽ đảm nhiệm những công việc chính sau đây:

  • Tìm kiếm các lỗi của hệ thống phần mềm.
  • Kiểm tra, thẩm định khả năng đáp ứng yêu cầu kỹ thuật và nghiệp vụ của các phần mềm.
  • Hoàn thiện các sản phẩm về mặt số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng.

Xem thêm: Mô tả công việc tester

3. Yêu cầu cần có của một Tester

Dưới đây là những yêu cầu cần có đối với một Tester chuyên nghiệp:

3.1. Kỹ năng phân tích

Kỹ năng phân tích vô cùng quan trọng với Tester. Cụ thể, nó sẽ giúp bạn có thể hiểu rõ từng yếu tố riêng lẻ của một hệ thống phần mềm phức tạp thông qua việc phân chia hệ thống đó thành các đơn vị nhỏ hơn.

3.2. Kỹ năng học hỏi

Tester là vị trí đòi hỏi rất nhiều về kỹ năng chuyên môn để có thể kịp thời giải quyết các vấn đề có thể đột ngột phát sinh trong quá trình chạy phần mềm. Chính vì vậy các Tester sẽ cần không ngừng học hỏi và cố gắng để năng cao khả năng bản thân.

công việc của testercông việc của tester

3.3. Kỹ năng giao tiếp

Một Tester rất ít khi làm việc độc lập. Thay vào đó, bạn sẽ cần phải kết hợp với rất nhiều các bộ phận khác. Chính vì thế, khả năng giao tiếp tốt là yêu cầu không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành một Tester chuyên nghiệp.

3.4 Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp các tester dễ dàng kết nối với các thành viên khác, nhất là developer. Công việc của một tester có thể hiểu là cầu nối giữa nhà phát triển phần mềm và người sử dụng phần mềm. Developer thì hoàn thiện phần mềm, còn khách hàng thì an tâm hơn về sản phẩm.

Xem thêm: Kỹ năng làm việc nhóm có vai trò quan trọng như thế nào?

4. Thực trạng nghề Tester hiện nay

Tester là gì bạn đã có câu trả lời. Nhưng thực trạng ngành này tại thị trường Việt Nam hiện nay như thế nào? Cụ thể như sau:

4.1. Nghề Tester hiện nay khát nhân lực

Mọi người đều cho rằng theo học ngành công nghệ thông tin sẽ theo nghề lập trình. Điều này khiến cho rất nhiều các sinh viên tốt nghiệp ra trường đều hướng đến những công việc có liên quan và không hề nghĩ đến nghề Tester. Nhu cầu tuyển dụng cao nhưng ứng viên lại ít.

4.2. Tương lai của nghề đang ngày càng mở rộng

tester là gìtester là gì

Như một số công ty công nghệ của nước ngoài, cứ một lập trình viên sẽ có 4 Tester đi kèm. Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn khác ở Việt Nam. Một Tester sẽ phải phục vụ cho 4 – 5 lập trình viên khác nhau. Đặc biệt là thường tại những công ty lớn mới có đội ngũ Tester mà thôi.

Chính vì thế mà tương lai của nghề rất rộng mở. Khi nhu cầu sử dụng và sản xuất ra các phần mềm công nghệ ngày càng nhiều. Đội ngũ Tester cần phải mở rộng cả về số lượng và chất lượng nhằm mang đến sản phẩm phần mềm tốt nhất trước khi tung ra thị trường.

4.3. Có ít người biết và quan tâm đến nghề Tester

Người ta thích thú và chú ý đến lập trình viên hơn, chính vì thế mà vị trí Tester đang ít được để ý đến. Số lượng người học công nghệ thông tin ra làm kiểm thử rất ít không chỉ bởi công việc ít hấp dẫn mà thu nhập so với lập trình viên cũng thấp hơn.

5. Đánh giá tiềm năng nghề Tester

Theo nghề Tester rất có tương lai, tại sao lại như vậy? Bởi:

  • Nghề Tester có nhu cầu tuyển dụng cao, cơ hội ổn định sự nghiệp lâu dài. Đặc biệt cơ hội tăng tiến với những người có nhiều năm kinh nghiệm là càng kỳ cao.
  • Nghề không hề nhàm chán mới công nghệ luôn đổi mới. Mỗi ngày các Tester sẽ phải làm việc với những phần mềm khác nhau, mang đến nhiều sự thú vị.
  • Nghề Tester quan trọng nhất là kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm hơn là tuổi trẻ. Bạn càng có nhiều kinh nghiệm thì hiệu quả công việc càng cao và chất lượng phần mềm được kiểm thử càng tốt.
  • Nhu cầu tuyển dụng Tester trong những năm gần đây liên tục tăng. Nếu các bạn có khả năng Anh thì cơ hội để có những việc làm hấp dẫn càng lớn. Không chỉ được làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ, bạn còn có cơ hội được làm tại các công ty nước ngoài.
  • Lương của một Tester mới chỉ khoảng 5 – 6 triệu đồng/tháng. Nhưng nếu đã có kinh nghiệm thì thu nhập có thể rơi vào khoảng 12 – 15 triệu đồng/tháng. Đặc biệt, khi có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài thì mức lương còn có thể lên 15 – 20 triệu đồng/tháng.

nghề testernghề tester

6. Một số câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp

Những câu hỏi phỏng vấn Tester thường gặp dưới đây chắc chắn sẽ giúp bạn có sự chuẩn bị tốt nhất khi tham gia ứng tuyển vào vị trí công việc này:

  • Tại sao bạn lại chọn công việc tester?
  • Theo bạn, khi nào nên dừng quá trình kiểm thử?
  • Khi bạn phát hiện ra lỗi nhưng lập trình viên lại không cho đó là lỗi. Vậy bạn xử lý như thế nào?
  • Theo bạn, tester cần tố chất gì? Bạn đánh giá mình đáp ứng được bao nhiêu?
  • Nếu đã test cẩn thận nhưng khách hàng vẫn phàn nàn, bạn làm thế nào?
  • Làm sao bạn biết mã (code) đã đáp ứng thông số kỹ thuật?
  • Kiểm tra có thể thực hiện ở lúc nào cũng được, đúng không?
  • Theo bạn, lỗi thường xuất hiện ở giai đoạn nào trong quá trình phát triển phần mềm?
  • Khi test, bạn cần bao nhiêu thử nghiệm phần mềm mới để có thể đưa ra kết quả?
  • Bạn làm thế nào nếu không có tiếng nói chung với team tester của mình?
  • Theo bạn, khi nào nên áp dụng kiểm tra tự động thay vì kiểm tra thủ công?
  • Bạn làm gì khi dự án đã kiểm thử lại phát sinh lỗi?

Xem thêm: [Giải đáp thắc mắc] Tuổi nghề lập trình viên là bao nhiêu?

Như vậy, bạn đã hiểu nghề Tester là gì rồi đúng không? Không những vậy các bạn còn nắm được những thông tin về công việc kiểm thử. Đây là một vị trí rất có tương lai. Để tìm việc làm cho bản thân, các bạn có thể truy cập vào JobsGo.vn để sở hữu những cơ hội hấp dẫn nhất nhé!

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO BannerJobsGO Banner