Tế bào di truyền và sinh học phân tử trong nghiên cứu bệnh máu (P2) | BvNTP

KỸ THUẬT TẾ BÀO DI TRUYỀN TRONG NGHIÊN CỨU BỆNH MÁU

Như đã trình bày trên, các bất thường mức NST có thể được phát hiện nhờ kỹ thuật tế bào di truyền. Đối với bệnh máu, kỹ thuật này chủ yếu được ứng dụng phát hiện bất thường NST trong bệnh ác tính.

Để phân tích NST người ta phải làm cho tế bào phân-chia, sau đó ức chế lại ở giai đoạn có hình ảnh NST điển hình, rồi dùng dung dịch nhược trương phá vỡ màng tế bào và nhuộm NST theo các kỹ thuật khác nhau.

Các bất thường NST được phân tích và ký hiệu theo danh pháp Quốc tế về NST người. Danh pháp quy định đánh số NST, ký hiệu cánh, vùng và băng NST cũng như ký hiệu từng bất thường NST.

22 cặp NST thường được đánh sô ố từ 1 – 22

Một NST có hai cánh, cánh ngắn ký hiệu là p, cánh dài ký hiệu là q

Trên mỗi cánh có các vùng, trong mỗi vùng có các băng, các vùng và các trong vùng được đánh số từ 1 trở đi và từ phía tâm ra ngoài. Ví dụ ký hiệu là chỉ vị trí ở băng 7, vùng 2, cánh dài, NST X, ký hiệu 9q34 là để chỉ vị trí ở băng 4, vùng 3, cánh dài, NST số 9.

Một số ký hiệu và tên gọi bất thường NST:

 

KỸ THUẬT SINH HÓA PHÂN TỬ

Cơ sở của kỹ thuật

Cấu trúc ADN là một chuỗi xoắn kép, hai sợi đơn có trình tự các nucleotid bổ sung cho nhau theo quy luật: Adenin (A) – Thymidin (T)

Guanin (G) – Cytosin (C)

ADN bị cắt bởi men hạn chế. Men có vị trí cắt đặc trưng cho đoạn ADN có trình tự nucleotid đặc thù.

ADN có thể được tổng hợp theo cơ chế nửa bảo tồn trong điều kiện nhân tạo nếu cổ men và một đoạn mồi.

ADN có thể tách thành hai sợi đơn trong một số điều kiện, sau đó tổ hợp lại một cách đặc thù (nhờ trình tự các nucleotid bổ sung).

Các kỹ thuật nghiên cứu

Cắt bằng men hạn chế và điện di (RFLPs = Restriction Fragment Length Polymorphisms).

Sử dụng các men hạn chế cắt ADN tại các vị trí đặc hiệu, sau đó điện di và so sánh độ dài của đoạn ADN giữa hai vị trí cắt. Kỹ thuật này có thể giúp phát hiện các thêm đoạn, mất đoạn gen hay phát hiện đột biến điểm tại vị trí men bình thường chọn cắt.

Kỹ thuật lai

Sử dụng các mẫu dò (probe) có gắn chất phát hiện. Mẫu dò là một đoạn sợi đơn ADN nhân tạo có trình tự nucleotid tương đồng với trình tự nucleotid ở đoạn
gen cần phát hiện. Sau khi cho các điều kiện tác động để ADN ở đoạn gen tách ra hai sợi đơn rồi lại cho trả về điều kiện bình thường với sự có mặt mẫu dò. Mẫu dò sẽ gắn vào đoạn ADN tương đồng trên gen. Một trong các kỹ thuật lai được dùng phổ biến hiện nay là kỹ thuật FISH (Fluorescence in Situ Hibridization).

Kỹ thuật PCR (Polymerase Chain Reaction)

Trong điều kiện nhất định, sợi đôi ADN tách thành hai sợi đơn. Trong điều kiện khác mỗi sợi đơn có thể làm khuôn để tổng hợp sợi đôi đặc thù với sự có mặt của men polymerase, và một đoạn mồi (một đoạn sợi đơn ADN tức là đoạn olygonucleotid có trình tự nucleotid tương đồng với ADN trên gen), năng lượng và nucleotid.

Người ta chiết tách ADN, dùng các đoạn mồi đặc thù cho hai đầu đoạn gen cần thu nhận để tổng hợp một khối lượng lớn ADN cần phân tích, từ đó dùng các kỹ thuật phát hiện khác.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương – Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp