Tất tần tật các lễ hội Tết trong tháng 1 dương và âm lịch tại Việt Nam – Vua Nệm

Tháng 1 có lẽ là khoảng thời gian đáng mong chờ nhất trong năm. Bởi vì tháng 1 là thời khắc khởi đầu của một năm mới tràn đầy hy vọng và cũng là dịp để gia đình sum vầy, đoàn viên trong những ngày Tết. Đặc biệt, để hưởng ứng không khí Tết sum vầy, hạnh phúc ấy cũng có rất nhiều lễ hội lớn được diễn ra.

Bài viết sau đây, Vua Nệm sẽ cùng bạn khám phá các lễ hội Tết trong tháng 1 dương lịch và âm lịch trên khắp 3 miền Việt Nam. Đừng bỏ lỡ những lễ hội vô cùng đặc biệt sau đây nhé!

1. Tết Dương lịch

Tết Dương lịch diễn ra vào ngày 1 tháng 1 mỗi năm (tính theo lịch dương). Ngày lễ này còn được gọi với rất nhiều cái tên như Tết Tây, New Year’s Day, New Year’s hoặc New Year. 

Không chỉ tại Việt Nam, Tết Dương lịch cũng chính là dịp lễ cực kỳ quan trọng của rất nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, cứ vào ngày 1 tháng 1 hằng năm, mọi người dân lao động, học sinh, sinh viên,… đều được nghỉ. Nhân dịp này, mọi người sẽ tổ chức tụ tập bạn bè, người thân vui chơi, ăn uống và cùng nhau xem pháo hoa đón chào năm mới.

các lễ hội Tết trong tháng 1

2. Các lễ hội tết trong tháng 1 âm lịch trên khắp 3 miền Việt Nam

Tại Việt Nam, thời gian trong năm không chỉ tính theo lịch dương mà còn tính theo lịch âm. Hơn nữa, lịch âm còn có vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa người Việt. Do đó, tháng 1 âm lịch chính là thời điểm diễn ra rất nhiều lễ hội lớn. Các lễ hội tết trong tháng 1 (tháng Giêng) bao gồm:

2.1. Tết Nguyên đán

Tết Nguyên đán còn được biết đến với cái tên Tết Cổ truyền, Tết ta, Tết Âm lịch, Tết cả, Tết… Đây chính là ngày Tết lớn nhất trong năm của mọi gia đình Việt. Tết Nguyên đán diễn ra muộn hơn Tết Dương lịch và sẽ diễn ra liên tiếp từ khoảng 7 – 8 ngày cuối năm cũ (tháng Chạp) và 7 ngày đầu năm mới (tháng Giêng).

Để chuẩn bị đón Tết Nguyên đán hầu như gia đình nào cũng tất bật trong việc dọn dẹp, sắm sửa và trang hoàng nhà cửa sao cho thật gọn gàng, tươm tất, mới mẻ với hy vọng loại bỏ mọi điều không may mắn để đón chào năm mới sung túc, bình an.

lễ hội tết

Trong những ngày Tết, mọi thành viên trong gia đình sẽ có thời gian để đoàn viên, sum họp, chia sẻ với nhau những điều đã diễn ra trong một năm vừa qua và kế hoạch cho một năm mới. Bên cạnh đó, ngày Tết Nguyên đán còn diễn ra một số hoạt động như đón giao thừa, xông đất đầu năm, mừng tuổi, thăm viếng, chúc Tết…  và hơn thế nữa là những lễ hội đặc sắc, độc đáo cũng được tổ chức vào dịp này.

2.2.

Lễ hội Tết trong tháng 1 –

Rước pháo làng Đồng Kỵ, Từ Sơn, Bắc Ninh

Đây là một trong những lễ hội được tổ chức sớm nhất trong tháng Giêng, thường sẽ được khai hội vào ngày mùng 4 Tết hằng năm. Lễ hội này được tổ chức nhằm tưởng nhớ ngày Thánh Thiên Cương với tâm điểm là những ống pháo dài 5 đến 6 mét sơn son thiếp vàng và gắn tứ linh được rước qua các trục đường chính của làng Đồng Kỵ.

2.3. Lễ hội núi Bà Đen

Vào mùng 4 tháng Giêng, hội xuân núi Bà Đen tại Tây Ninh sẽ được khai mạc và kéo dài cho đến hết tháng này và hội chính sẽ diễn ra từ ngày 15 đến 18. Đây là lễ hội Tết lớn tại  khu vực Đông Nam Bộ, ngày lễ được tổ chức rất linh đình, được các du khách từ mọi phương đến chiêm bái, cầu an hay cầu công danh sự nghiệp. 

Lễ hội núi Bà Đen

2.4. Lễ hội gò Đống Đa tại Hà Nội

Lễ hội này sẽ diễn ra vào mùng 5 Tết hằng năm, tại gò Đống Đa, P. Quang Trung, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội. Đây là dịp để tưởng nhớ tới công lao lớn lao của vua Quang Trung trong lịch sử chống giặc ngoại xâm. Buổi lễ diễn ra với các nghi lễ truyền thống và tổ chức trò chơi dân gian (múa rồng, múa lân, chơi cờ, chọi gà, đấu vật).

Tại Bình Định – quê hương của Vua Quang Trung, lễ hội này sẽ được tổ chức vào mùng 4 đến mùng 5 Tết. Ngoài nghi thức truyền thống, buổi lễ còn diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn võ thuật, đua thuyền, hát tuồng…

2.5. Lễ hội chùa Hương

Khi nhắc đến các lễ hội Tết trong tháng 1 tại miền Bắc, chắc chắn không thể thiếu lễ hội chùa Hương. Ngày lễ này được tổ chức tại Hà Nội, bắt đầu từ mùng 6 Tết và kéo dài cho đến hết tháng 3 âm lịch.

Trong khoảng thời gian này, các tín đồ Phật giáo sẽ đến chùa Hương để bái phật, cầu an và tham quan.

2.6. Lễ hội Gióng tại đền Sóc

Lễ hội này được tổ chức bắt đầu từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Giêng, tại Hà Nội, nhằm tưởng nhớ chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng. Trong ngày Lễ hội Gióng tại đền Sóc sẽ có vô số tín ngưỡng đổ về chiêm bái, tham gia các hoạt động mô phỏng trận đấu của Thánh Gióng với giặc ngoại xâm. 

Lễ tưởng niệm người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng

2.7.

Lễ hội Tết trong tháng 1 –

Hội Xoan

 

Cứ vào mùng 7 đến mùng 10 Tết mỗi năm, tại huyện Tam Thanh, Phú Thọ sẽ lại tổ chức Hội Xoan, tưởng nhớ về Xuân Nương (một nữ tướng tài giỏi của Hai Bà Trưng). Khởi đầu hội Xoan sẽ là tiệc cầu Xuân dâng Thành hoàng, sau đó là lễ hội diễn trò trình nghề, diễn ra ở bãi sông trước đình làng.

2.8. Lễ hội Lồng Tồng 

Đây là lễ hội truyền thống của người dân tộc Tày tại tỉnh Tuyên Quang và được tổ chức vào mùng 8 tháng 1 âm lịch, nhằm cầu cho một năm mới mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình hạnh phúc ấm no.

Lễ hội Lồng Tồng

Bên cạnh việc chuẩn bị và dâng lên thần linh những phần lễ quen thuộc (bánh chưng, thịt lợn, xôi ngũ sắc, trứng luộc), buổi lễ còn gắn liền với các trò chơi dân gian như ném còn, đi cà kheo, chọi gà, đánh đu, múa rối, múa võ, kéo co, đẩy gậy, hát then…

2.9.

Lễ hội Tết trong tháng 1 –

Lễ hội Yên Tử 

Cứ vào mùng 9 Tết hằng năm, tại núi Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh sẽ diễn ra lễ hội Yên Tử. Đặc biệt, ngày hội này và kéo dài từ tháng Giêng cho đến hết tháng 3 âm lịch với ý nghĩa tôn vinh công đức của Phật Hoàng Trần Nhân Tông (tổ sư đã sáng lập ra Thiền Phái Trúc Lâm).

Vào những ngày này, các tín đồ Phật giáo sẽ đến đây bái tổ Trúc Lâm, dâng hương cúng Phật, tham quan và tham gia hoạt động văn hóa dân gian…

2.10. Hội đền Hùng 

Lễ hội đền Hùng tại Phú Thọ, Việt Trì là một trong những ngày hội lớn tại khu vực miền Bắc. Lễ hội này sẽ bắt đầu từ mùng 9 Tết cho đến ngày 13 tháng 3 (âm lịch). Chính hội đền Hùng sẽ là ngày mùng 10 tháng 3 (ngày Giỗ tổ Hùng Vương), với mục đích tưởng nhớ công lao dựng nước, giữ nước của các vị vua Hùng.

Lễ hội đền Hùng

Vào dịp lễ này, người dân trên khắp mọi miền đất nước sẽ ghé thăm đền Hùng tại Phú Thọ để tham gia lễ, cúng bái cùng các hoạt động văn hóa nghệ thuật vô cùng đặc sắc.

2.11. L

ễ hội Tết trong tháng 1 –

Hội Lim

Hội Lim sẽ được tổ chức hằng năm vào ngày 12 đến ngày 14 tháng Giêng, tại huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Mở đầu hội Lim sẽ là lễ rước với sự tham gia của đông đảo người dân mặc lễ phục ngày xưa và đoàn rước kéo dài tới cả gần 1km. Tiếp theo là các trò chơi dân gian (đấu võ, đấu vật, nấu cơm, đấu cờ,…) và hội thi hát quan họ.

Hội thi hát quan họ

2.12. Lễ hội Khai ấn đền Trần 

Lễ hội này được tổ chức ở đền Trần, thành phố Nam Định, từ đêm ngày 14 đến rạng sáng ngày 15 tháng Giêng. Lễ Khai ấn sẽ bắt đầu từ giờ Tý (lúc giữa đêm). Sau khi hoàn tất lễ khai ấn, cửa đền sẽ mở để đón người dân cùng du khách thập phương vào dâng lễ đầu năm. Từ khoảng 5 giờ sáng ngày 15 tháng giêng sẽ bắt đầu phát ấn cho mọi người. 

2.13. Lễ hội cầu Ngư

 

Cứ vào ngày 12 tháng Giêng của các năm Tý, Ngọ, Mão, Dậu (3 năm một lần) thì lễ hội cầu Ngư lại diễn ra. Ngày hội này được tổ chức tại làng chài Thái Dương Hạ, Thuận An, Huế.

Lễ hội cầu Ngư là dịp để người dân tưởng nhớ công ơn truyền dạy nghề của vị Thành Hoàng Trương Quý Công, cũng như cầu bình an, ra khơi sóng yên biển lặng cho người dân làng chài.

2.14. L

ễ hội Tết trong tháng 1 – H

ội làng Sình

 

 lễ hội làng Sình tại Huế

Lễ hội làng Sình hay còn gọi là lễ hội đấu vật làng Sình. Đây là lễ hội nổi tiếng tại Huế, được tổ chức vào mùng 10 Tết hằng năm. Địa chỉ cụ thể của buổi lễ diễn ra tại đình làng Lại Ân (làng Sình) thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, Huế.

Lễ hội đấu vật làng Sình được tổ chức với mong muốn ai ai cũng khỏe mạnh, an yên, mùa màng bội thu, đồng thời nâng cao tinh thần thượng võ và lòng dũng cảm. 

2.15. Tết Nguyên Tiêu

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên có nguồn gốc từ lễ cổ truyền Trung Quốc. So với Tết Nguyên đán thì Tết Nguyên Tiêu cũng quan trọng không kém. Ngày Tết này sẽ diễn ra vào rằm tháng Giêng (15 tháng 1 âm lịch).

Vào dịp Tết Nguyên Tiêu các gia đình thường làm mâm cúng dâng ông và tổ tiên, đồng thời lập đàn lễ ngoài trời để cảm tạ sự che chở, giúp đỡ của đất trời. Bên cạnh đó, cũng có một số gia đình lên chùa cúng sao giải hạn, cầu bình an, thuận lợi.

Tại một số nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống sẽ có thể diễn ra nhiều lễ hội vô cùng đặc sắc như múa lân sư rồng, đố chữ, trình diễn ca kịch cổ truyền, thư pháp, thư họa…

Như vậy, Vua Nệm đã cùng bạn khám phá các lễ hội Tết trong tháng 1 dương lịch và âm lịch nổi tiếng tại Việt Nam. Hy vọng rằng, thông qua bài viết trên, bạn có thể hiểu thêm văn hóa dân tộc ta, nếu có cơ hội hãy thử tham gia một trong những lễ hội vô cùng đặc sắc trên nhé.