TRIẾT LÝ ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH TRONG HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT Ở HỘI AN


     Từ tứ trụ, con người xây dựng lên hệ đếm can, chi. Hệ đếm can, chi lại xây dựng trên cơ sở ngũ hành, phương vị, màu sắc,… Vì vậy mà mỗi con người được sinh ra đã được xác định cho mình một mệnh, một hành, một phương, một màu,… Từ mỗi sự vật, hiện tượng đó, người thầy bói có thể lý giải được mối quan hệ về tuổi tác giữa vợ chồng thông qua các thuật đoán số tử vi, bát trạch, ngũ hành, âm dương,… Xem tuổi trong hôn nhân có nhiều cách như vậy, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú ý vào mối quan hệ tương sinh và tương khắc. Ví dụ, người nam mệnh Hỏa gặp người nữ mệnh Thổ thì thuộc quan hệ tương sinh vì theo quan hệ tương sinh thì Hỏa sinh ra Thổ (lửa cháy ra tro bụi) và người nam mệnh Hỏa gặp người nữ mệnh Thủy thì xét theo ngũ hành thì thuộc quan hệ tương khắc vì theo quan hệ tương khắc Hỏa khắc Thủy (nước dập tắt lửa). Thật ra, để lý giải theo đời sống thường nhật thì ta có thể hiểu được vấn đề như sau: Hỏa (nam) và Thổ (nữ) là tương sinh vì Hỏa so với Thổ thì Hỏa là dương mà Thổ là âm. Mà trong hôn nhân, dương thịnh hơn âm có nghĩa là người chồng mạnh mẽ hơn vợ bao giờ cũng là điều tốt hơn và phù hợp với văn hóa hôn nhân của người Việt, nơi mà vai trò của người cha, người chồng, người anh trong gia đình phải đảm nhận những công việc nặng nhọc, làm ra của cải cho gia đình. Hỏa (nam) và Thủy (nữ) là tương khắc vì Hỏa so với Thủy thì Thủy là dương mà Hỏa là âm. Trong hôn nhân, âm mà thịnh hơn dương có nghĩa người vợ mạnh mẽ hơn người chồng thì gia đình không hài hòa, dễ dẫn đến đỗ vỡ vì quan niệm của người đàn ông Việt Nam thì bao giờ cũng muốn người vợ của mình là người phụ nữ hiền hậu, đảm đang việc nhà, chăm lo cho gia đình, ít đàn ông nào muốn vợ mình là người của xã hội. Cách xem tuổi theo mô hình âm dương, ngũ hành ở trên nếu được lý giải theo đời sống xã hội như vậy, ta có thể thấy được triết lý sống của nó.
      Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tục truyền thống của (3).  Tất cả lễ vật dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ. Màu đỏ màu của sự sống (dương), sự vui mừng.
      Sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo cô gái đã có nơi có chỗ. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên theo quan niệm số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ(4).
Sau lễ hỏi, thì chuẩn bị chọn ngày, giờ, tháng tốt để tiến hành lễ cưới. Ngày, giờ, tháng cưới cũng được sử dụng thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành,… để xác định ngày tốt, xấu. Sau khi xác định ngày giờ, cả hai gia đình chuẩn bị sửa sang nhà cửa, dựng rạp để đón dâu. Cách trang hoàng nhà cửa quan trọng nhất là bàn thờ gia tiên. Bàn thờ được trang hoàng trang trọng với đôi đèn, một cây chạm khắc hình Long (nam, dương) và một cây chạm khắc hình Phượng (nữ, âm); mâm ngũ quả (ngũ hành); bình hoa, nhang, trầm,… để cho đôi nam nữ cẩn mình khấn vái thông báo với tổ tiên họ chính thức là vợ chồng.
Đoàn đón dâu nhà trai gồm có ông bà, cha mẹ, cô chú, cậu mợ, anh chị,… nhưng phải đủ đôi, đủ cặp và chọn một người có tuổi còn đủ vợ chồng (âm dương đầy đủ), kiêng người góa vợ/góa chồng (thiếu âm/dương), giỏi ăn nói, đối đáp để làm chủ lễ, cùng một đoàn thanh niên trẻ, đẹp, chưa lập gia đình (dương) để bưng lễ vật. Đoàn đưa dâu nhà gái cũng tương tự, nhưng người đón lễ vật của nhà trai là các cô gái trẻ, đẹp, chưa lập gia đình (âm).
       Lễ vật cưới là theo yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên gia đình trong lễ hỏi. Thông thường cũng bao gồm quả trầu câu, quả rượu chè, quả bánh, quả trang sức, quả nem chả,… nhưng số lượng hay chất lượng cũng tùy thuộc vào kinh tế từng gia đình và biểu hiện âm dương, ngũ hành tương tự như trong lễ hỏi.
Về trang phục cưới cũng như trong trang trí của người Việt thường chọn màu đỏ làm chủ đạo vì theo quan niệm ngũ hành, màu đỏ là màu của phương Nam, màu của niềm vui và mọi sự tốt lành. Vì vậy, việc trang trí nhà cửa cũng như áo cưới của cô dâu thường là màu đỏ(5).
      Trong lễ cưới, còn có các tục thể hiện triết lý âm dương như tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn. Gia đình cũng lựa chọn một người phụ nữ cao tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể; chiếu phải một đôi – một chiếc trải ngửa, một chiếc trải sấp (một âm một dương) úp vào nhau(6). Tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến “bách niên giai lão”.
      Vợ chồng là một cặp âm – dương. Cho nên trong đời sống vợ chồng thì chỉ một vợ, một chồng thì gia đình mới hạnh phúc. Vì vậy có câu “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”, có nghĩa là một âm một dương mới gọi là đạo. Đạo vợ chồng cũng tương tự như vậy. Ngày xưa trai năm thê bảy thiếp, nhưng sống theo lối sống như vậy sẽ dẫn đến bất hòa trong gia đình. Chính vì vậy mà luật pháp nhà nước đã quy định lại chỉ có một vợ một chồng trong hôn nhân.
       Sự hòa hợp giữa hai vợ chồng đó là sự hòa hợp giữa hai cực âm và cực dương. Nếu âm dương không cân bằng thì sẽ sinh ra bất hòa. Người chồng hoặc người vợ vượt quá chức năng của mình sẽ dẫn đến gia đình mất hòa khí. Chính vì vậy mà trong dân gian, các bà mẹ thường lo con trai của mình bị cô gái sau này ức hiếp nên thường dặn dò người con trai để ý một số hành động của người vợ như không được để người vợ móc áo quần chồng lên áo quần của mình hoặc không để người vợ bước qua người của người chồng khi lên giường. Quan niệm dân gian cho rằng, nếu để người vợ làm vậy thì âm sẽ thịnh, dương sẽ suy, như vậy người vợ sẽ ức hiếp người chồng sau này.
      Như đã nói ở trên, âm dương, ngũ hành là các mối quan hệ luôn vận động và chuyển hóa cho nhau. Âm dương không phải cái gì cao siêu mà đó là hai mặt đối lập của vấn đề. Ngũ hành không có nghĩa là 5 yếu tố kim mộc thủy hỏa thổ trong vũ trụ mà đó là mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Từ việc mượn 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ Hành và 2 cực Âm và Dương trong thuyết Âm Dương mà ta lý giải ra những vấn đề của xã hội. Đặc biệt là trong hôn nhân, mối quan hệ âm dương trong hôn nhân không có gì khác hơn là mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa nam và nữ. Giải quyết hài hòa mối quan hệ vợ chồng, nam – nữ ắc hẳn gia đình sẽ hạnh phúc. Mối quan hệ Ngũ Hành trong hôn nhân không có gì khác hơn là mối quan hệ giữa gia đình và các vấn đề trong cuộc sống, trong xã hội. Nếu ta biết giải quyết hài hòa các mối quan hệ cũng như khắc phục được những nhược điểm thì hôn nhân sẽ hạnh phúc. Việc dự đoán về hôn nhân của con người trong xã hội phải dựa trên nhiều bình diện như đặc điểm di truyền, truyền thống và hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, môi trường giáo dục, ý thức cá nhân, mức độ tình cảm,… Nhưng những dự đoán chỉ nhằm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi, quan niệm sống sao cho phù hợp, góp phần tạo ra một gia đình mới hạnh phúc, có ích cho bản thân và xã hội.
      Qua dẫn chứng và lý giải một số biểu hiện âm dương, ngũ hành trong hôn nhân của người Việt nói chung và người Việt ở Hội An nói riêng, ít nhiều có cơ sở do luận giải theo những vấn đề của tự nhiên và xã hội. Những vấn đề không luận giải được thì bản thân không dám bàn luận trong bài thảo luận này, dễ dẫn đến tình trạng mê tín dị đoan♠
 

       Chú thích:

      (1) Trần Long, Giáo trình “Triết lý âm dương trong văn hóa truyền thống Á Đông”, tr. 2-4.
      (2) Trần Ngọc Thêm, “Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, tr. 124.
      (3) Trần Ngọc Thêm, “Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, tr. 294.
     (4) http://vi.wikipedia.org
     (5) Trần Ngọc Thêm, “Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, tr. 152.
     (6) Trần Ngọc Thêm, “Tìm về Bản sắc Văn hóa Việt Nam”, tr. 209.

 
 

Theo các nhà tứ trụ học, con người sinh ra đã có vận mệnh. Vận là vận trình, là quá trình sống. Mệnh là giờ, ngày, tháng, năm sinh (tứ trụ). Vận và mệnh hợp với nhau thành vận mệnh cả cuộc đời của một con người. Sách Luận ngữ, Nhan Uyên viết rằng: Sống chết có mệnh, phú quý tại trời. Thế là người ta dùng giờ, ngày, tháng, năm sinh để đoán mệnh của con người. Và trong hôn nhân, việc xem tuổi của cả hai người nam và nữ để đoán mệnh được người xưa rất quan tâm. Tuy ngày nay việc quan niệm về số mệnh có phần phai nhạt, nhưng nếu ta hiểu theo triết lý khoa học sẽ thấy rõ được giá trị của nó.Từ tứ trụ, con người xây dựng lên hệ đếm can, chi. Hệ đếm can, chi lại xây dựng trên cơ sở ngũ hành, phương vị, màu sắc,… Vì vậy mà mỗi con người được sinh ra đã được xác định cho mình một mệnh, một hành, một phương, một màu,… Từ mỗi sự vật, hiện tượng đó, người thầy bói có thể lý giải được mối quan hệ về tuổi tác giữa vợ chồng thông qua các thuật đoán số tử vi, bát trạch, ngũ hành, âm dương,… Xem tuổi trong hôn nhân có nhiều cách như vậy, nhưng quan trọng nhất vẫn là chú ý vào mối quan hệ tương sinh và tương khắc. Ví dụ, người nam mệnh Hỏa gặp người nữ mệnh Thổ thì thuộc quan hệ tương sinh vì theo quan hệ tương sinh thì Hỏa sinh ra Thổ (lửa cháy ra tro bụi) và người nam mệnh Hỏa gặp người nữ mệnh Thủy thì xét theo ngũ hành thì thuộc quan hệ tương khắc vì theo quan hệ tương khắc Hỏa khắc Thủy (nước dập tắt lửa). Thật ra, để lý giải theo đời sống thường nhật thì ta có thể hiểu được vấn đề như sau: Hỏa (nam) và Thổ (nữ) là tương sinh vì Hỏa so với Thổ thì Hỏa là dương mà Thổ là âm. Mà trong hôn nhân, dương thịnh hơn âm có nghĩa là người chồng mạnh mẽ hơn vợ bao giờ cũng là điều tốt hơn và phù hợp với văn hóa hôn nhân của người Việt, nơi mà vai trò của người cha, người chồng, người anh trong gia đình phải đảm nhận những công việc nặng nhọc, làm ra của cải cho gia đình. Hỏa (nam) và Thủy (nữ) là tương khắc vì Hỏa so với Thủy thì Thủy là dương mà Hỏa là âm. Trong hôn nhân, âm mà thịnh hơn dương có nghĩa người vợ mạnh mẽ hơn người chồng thì gia đình không hài hòa, dễ dẫn đến đỗ vỡ vì quan niệm của người đàn ông Việt Nam thì bao giờ cũng muốn người vợ của mình là người phụ nữ hiền hậu, đảm đang việc nhà, chăm lo cho gia đình, ít đàn ông nào muốn vợ mình là người của xã hội. Cách xem tuổi theo mô hình âm dương, ngũ hành ở trên nếu được lý giải theo đời sống xã hội như vậy, ta có thể thấy được triết lý sống của nó.Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn là một nghi thức trong phong tụctruyền thống của người Việt . Lễ vật trong lễ hỏi được biểu hiện triết lý âm dương, ngũ hành rõ nhất. Tùy vào mỗi vùng, mỗi miền có những lễ vật khác nhau như trầu cau, rượu, chè, bánh, nem…. Nhưng trầu cau là thứ lễ vật không thể thiếu trong các đám cưới của người Việt. Nó vừa là thứ sính lễ, vừa là món quà tiếp khách “Miếng trầu là đầu câu chuyện”. Miếng trầu được người xưa chăm chút tem hình cánh phượng để mang tính thẩm mỹ và thể hiện sự khéo tay, lòng hiếu khách, mà nó còn được sắp đặt lá trầu đặt sấp, miếng câu đặt ngửa trong khay trầu, thể hiện tín ngưỡng phồn thực, biểu hiện rất rõ cho triết lý âm dương. Loại bánh thường được dùng trong lễ hỏi là bánh Su Sê (đọc chệch từ bánh Phu Thê). Bánh được làm bằng đường trắng, dừa, đậu xanh và các hương ngũ vị, rắc vừng (mè), bọc bằng hai khuôn (làm bằng lá cau hay lá dừa) hình vuông úp khít vào nhau. Đó là biểu tượng của triết lý âm dương (vuông tròn) và ngũ hành (ruột dừa trắng, nhân đậu vàng, rắc vừng đen, khuôn lá xanh, buộc lạt đỏ) biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp – hòa hợp của đất trời và của con người. Tất cả lễ vật dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ. Màu đỏ màu của sự sống (dương), sự vui mừng.Sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo cô gái đã có nơi có chỗ. Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên theo quan niệm số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễSau lễ hỏi, thì chuẩn bị chọn ngày, giờ, tháng tốt để tiến hành lễ cưới. Ngày, giờ, tháng cưới cũng được sử dụng thiên can, địa chi, âm dương, ngũ hành,… để xác định ngày tốt, xấu. Sau khi xác định ngày giờ, cả hai gia đình chuẩn bị sửa sang nhà cửa, dựng rạp để đón dâu. Cách trang hoàng nhà cửa quan trọng nhất là bàn thờ gia tiên. Bàn thờ được trang hoàng trang trọng với đôi đèn, một cây chạm khắc hình Long (nam, dương) và một cây chạm khắc hình Phượng (nữ, âm); mâm ngũ quả (ngũ hành); bình hoa, nhang, trầm,… để cho đôi nam nữ cẩn mình khấn vái thông báo với tổ tiên họ chính thức là vợ chồng.Đoàn đón dâu nhà trai gồm có ông bà, cha mẹ, cô chú, cậu mợ, anh chị,… nhưng phải đủ đôi, đủ cặp và chọn một người có tuổi còn đủ vợ chồng (âm dương đầy đủ), kiêng người góa vợ/góa chồng (thiếu âm/dương), giỏi ăn nói, đối đáp để làm chủ lễ, cùng một đoàn thanh niên trẻ, đẹp, chưa lập gia đình (dương) để bưng lễ vật. Đoàn đưa dâu nhà gái cũng tương tự, nhưng người đón lễ vật của nhà trai là các cô gái trẻ, đẹp, chưa lập gia đình (âm).Lễ vật cưới là theo yêu cầu thỏa thuận giữa hai bên gia đình trong lễ hỏi. Thông thường cũng bao gồm quả trầu câu, quả rượu chè, quả bánh, quả trang sức, quả nem chả,… nhưng số lượng hay chất lượng cũng tùy thuộc vào kinh tế từng gia đình và biểu hiện âm dương, ngũ hành tương tự như trong lễ hỏi.Về trang phục cưới cũng như trong trang trí của người Việt thường chọn màu đỏ làm chủ đạo vì theo quan niệm ngũ hành, màu đỏ là màu của phương Nam, màu của niềm vui và mọi sự tốt lành. Vì vậy, việc trang trí nhà cửa cũng như áo cưới của cô dâu thường là màu đỏTrong lễ cưới, còn có các tục thể hiện triết lý âm dương như tục trải chiếu cho lễ hợp cẩn. Gia đình cũng lựa chọn một người phụ nữ cao tuổi, đông con, phúc hậu, vợ chồng song toàn vào trải chiếu cho cô dâu chú rể; chiếu phải một đôi – một chiếc trải ngửa, một chiếc trải sấp (một âm một dương) úp vào nhau. Tất cả những phong tục đó nhằm mong mỏi có nàng dâu hiếu thảo, sớm có con, vợ chồng hoà thuận đến “bách niên giai lão”.Vợ chồng là một cặp âm – dương. Cho nên trong đời sống vợ chồng thì chỉ một vợ, một chồng thì gia đình mới hạnh phúc. Vì vậy có câu “Nhất âm nhất dương chi vị đạo”, có nghĩa là một âm một dương mới gọi là đạo. Đạo vợ chồng cũng tương tự như vậy. Ngày xưa trai năm thê bảy thiếp, nhưng sống theo lối sống như vậy sẽ dẫn đến bất hòa trong gia đình. Chính vì vậy mà luật pháp nhà nước đã quy định lại chỉ có một vợ một chồng trong hôn nhân.Sự hòa hợp giữa hai vợ chồng đó là sự hòa hợp giữa hai cực âm và cực dương. Nếu âm dương không cân bằng thì sẽ sinh ra bất hòa. Người chồng hoặc người vợ vượt quá chức năng của mình sẽ dẫn đến gia đình mất hòa khí. Chính vì vậy mà trong dân gian, các bà mẹ thường lo con trai của mình bị cô gái sau này ức hiếp nên thường dặn dò người con trai để ý một số hành động của người vợ như không được để người vợ móc áo quần chồng lên áo quần của mình hoặc không để người vợ bước qua người của người chồng khi lên giường. Quan niệm dân gian cho rằng, nếu để người vợ làm vậy thì âm sẽ thịnh, dương sẽ suy, như vậy người vợ sẽ ức hiếp người chồng sau này.Như đã nói ở trên, âm dương, ngũ hành là các mối quan hệ luôn vận động và chuyển hóa cho nhau. Âm dương không phải cái gì cao siêu mà đó là hai mặt đối lập của vấn đề. Ngũ hành không có nghĩa là 5 yếu tố kim mộc thủy hỏa thổ trong vũ trụ mà đó là mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và xã hội. Từ việc mượn 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ trong Ngũ Hành và 2 cực Âm và Dương trong thuyết Âm Dương mà ta lý giải ra những vấn đề của xã hội. Đặc biệt là trong hôn nhân, mối quan hệ âm dương trong hôn nhân không có gì khác hơn là mối quan hệ giữa vợ chồng, giữa nam và nữ. Giải quyết hài hòa mối quan hệ vợ chồng, nam – nữ ắc hẳn gia đình sẽ hạnh phúc. Mối quan hệ Ngũ Hành trong hôn nhân không có gì khác hơn là mối quan hệ giữa gia đình và các vấn đề trong cuộc sống, trong xã hội. Nếu ta biết giải quyết hài hòa các mối quan hệ cũng như khắc phục được những nhược điểm thì hôn nhân sẽ hạnh phúc. Việc dự đoán về hôn nhân của con người trong xã hội phải dựa trên nhiều bình diện như đặc điểm di truyền, truyền thống và hoàn cảnh gia đình, môi trường sống, môi trường giáo dục, ý thức cá nhân, mức độ tình cảm,… Nhưng những dự đoán chỉ nhằm giúp cá nhân điều chỉnh hành vi, quan niệm sống sao cho phù hợp, góp phần tạo ra một gia đình mới hạnh phúc, có ích cho bản thân và xã hội.Qua dẫn chứng và lý giải một số biểu hiện âm dương, ngũ hành trong hôn nhân của người Việt nói chung và người Việt ở Hội An nói riêng, ít nhiều có cơ sở do luận giải theo những vấn đề của tự nhiên và xã hội. Những vấn đề không luận giải được thì bản thân không dám bàn luận trong bài thảo luận này, dễ dẫn đến tình trạng mê tín dị đoan♠