[TOP 5+] Cách Làm Nước Ép Cà Rốt Cho Bé Ăn Dặm 2022

Trong thời kỳ ăn dặm của con, ngoài các món ăn dặm từ thịt, cá, trứng, sữa thì mẹ nên bổ sung thêm cho bé các chất dinh dưỡng từ nước ép trái cây hoặc sinh tố.

Một trong những loại rau củ quả mẹ nên lưu ý cho bé ăn dặm, đó là cà rốt. Vậy, các mẹ đã biết cách làm nước ép cà rốt cho bé ăn dặm chưa?

Hãy tham khảo bài viết dưới đây để biết cách làm nước ép cà rốt cho bé bổ sung nguồn vitamin A, C dồi dào này nhé. 

Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt

Cà rốt ( tên khoa học là Daucus carota) là một loại rau có củ, được coi là một trong những thực phẩm lành mạnh và tốt cho sức khỏe.

Cà rốt có độ giòn, vị ngon và chứa rất nhiều beta-carotene, chất xơ, vitamin K1, kali cũng như các chất chống oxy hóa. 

Thành phần dinh dưỡng trong cà rốt

Loại củ phổ biến này có thể mang hương vị hơi khác nhau tùy thuộc vào màu sắc, kích thước và nơi trồng. 

Nhiều người biết đến cà rốt với màu cam rực rỡ đặc trưng, nhưng thực tế thì chúng có nhiều màu khác như vàng, đỏ, tím.

Cà rốt truyền thống có màu cam đặc trưng nhờ chứa nhiều beta-carotene, một chất chống oxy hóa được chuyển hóa thành vitamin A khi vào trong cơ thể.

Thành phần dinh dưỡng có trong 100 gram cà rốt

Hàm lượng dinh dưỡng

Calo

 41

Nước

 88%

Protein

 0.9 gram

Carb ( Carbohydate)

 9.6 gram

Đường

 4.7 gram

Chất xơ

 2.8 gram

Chất béo

 0.5 gram

Dựa vào bảng thành phần, có thể thấy cà rốt chủ yếu chứa 2 thành phần chính là nước và carbohydate. 

Ngoài ra, cà rốt còn chứa chất đạm, chất béo, một số vitamin và khoáng chất khác.

Ăn cà rốt sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, cụ thể như sau:

  • Cải thiện sức khỏe cho đôi mắt, đây được xem như công dụng sức khỏe nổi tiếng nhất của cà rốt.

  • Giảm nguy cơ ung thư, tiêu diệt các gốc tự do có hại trong cơ thể.

  • Giúp trái tim khỏe mạnh hơn nhờ các chất chống oxy hóa.

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch nhờ các vitamin C.

  • Điều trị táo bón.

  • Kiểm soát bệnh tiểu đường.

  • Giúp xương chắc khỏe.

Tóm lại, thành phần dinh dưỡng trong cà rốt đều là những dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển chiều cao, trí não, thị giác và tăng cường sức đề kháng của trẻ. 

Làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm hay máy xay sinh tố sẽ ngon hơn?

Nước ép cà rốt nguyên chất

Uống nước ép cà rốt đúng cách rất tốt cho sức khỏe. Mẹ nên cho bé tập uống nước ép từ 6 tháng tuổi và tập dần dần cho bé quen.

Giữa cách làm nước ép cà rốt cho bé bằng máy ép chậm và máy xay sinh tố, điểm khác biệt ở đâu?

Dưới đây mình sẽ phân tích kỹ hơn để bạn dễ hiểu.

  • Máy ép chậm

Máy ép chậm và máy xay sinh tố là hai loại máy khác nhau với hai mục đích sử dụng khác nhau.

Tuy nhiên, cả 2 đều có thể chế biến được đa số các loại rau củ quả thành những thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, điển hình là nước ép cà rốt.

Với cách làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm, máy sẽ thực hiện “ép kiệt” nước có trong rau củ quả và loại bỏ phần bã thừa.

Điều này có nghĩ là sau khi ép xong bạn sẽ thu được nước ép cà rốt nguyên chất, giữ nguyên lượng vitamin, chất dinh dưỡng trong cà rốt ở dạng dễ tiêu hóa nhất cho bé.

Cách làm nước ép cà rốt cho bé bằng máy ép chậm

  • Máy xay sinh tố

Với cách làm nước ép cà rốt bằng máy xay sinh tố, máy sẽ xay nhuyễn toàn bộ trái cây, rau củ quả bao gồm cả chất xơ (không thải phần bã).

Khi sử dụng máy xay sinh tố làm nước ép cà rốt, bạn cho phần hỗn hợp trong cối xay qua rây lọc lần 1.

Sau đó, bạn dùng thêm túi lọc, vắt kiệt nước phần bã để thu được nước ép cà rốt nguyên chất.

Lưu ý, các bước này cần đảm bảo vệ sinh tuyệt đối vì hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên nước ép cần an toàn, không lẫn tạp chất hay các vi khuẩn có hại.

Nhìn chung, nước ép cà rốt thu được từ cả hai loại máy này không có gì khác biệt, đều có vị ngon như nhau.

Nhưng máy ép chậm giúp nước ép giữ được hàm lượng vitamin cao hơn, lên đến 95%.

Bên cạnh đó, quá trình máy ép chậm ép nước từ trái cây, rau củ sẽ giúp loại bỏ các chất xơ khó tiêu hóa, dinh dưỡng sẽ đi thẳng vào cơ thể, giúp bé hấp thu nhanh hơn.

Bảng tổng kết so sánh cách làm nước ép cà rốt cho bé bằng máy ép chậm và máy xay sinh tố:

Tiêu chí

Máy ép chậm

Máy xay sinh tố

Chất lượng nước ép

Thơm ngon, giữ nguyên màu sắc, hương vị và 95% giá trị dinh dưỡng

Thơm ngon, giữ nguyên màu sắc, hương vị và 80% giá trị dinh dưỡng

Thời gian thực hiện

10 – 15 phút

15 – 30 phút

Mọi người vẫn thường hay nói vui rằng ” cái tên nói lên tất cả”, trong trường hợp này thì thật sự đúng các mẹ ạ :))

Máy ép chậm là thiết bị chuyên dụng làm nước ép, thế nên dĩ nhiên làm nước ép cà rốt sẽ ngon và giàu dinh dưỡng hơn rồi.

Kết luận lại, làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm sẽ giúp mẹ tiết kiệm thời gian hơn, đồng thời hàm lượng giá trị dinh dưỡng trong nước ép cũng cao hơn và tốt hơn cho bé.

Tuy nhiên, làm nước ép cà rốt bằng máy xay sinh tố vẫn là một phương án thay thế tối ưu khi cần thiết.

Cách làm nước ép cà rốt cho bé ăn dặm

Dưới đây là các cách làm nước ép cà rốt cho bé rất đơn giản, bạn có thể tham khảo và bắt tay vào thực hiện ngay nhé!

Cách làm nước ép cà rốt nguyên chất cho bé bằng máy ép chậm

Cách làm nước ép cà rốt cho bé bằng máy ép chậm

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

  • Cà rốt 2-3 củ

  • Đường cát 100 gram

  • Máy ép chậm, ly thủy tinh, muỗng, ống hút

Các bước làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà rốt mua về rửa sạch, gọt vỏ. Nếu bạn sử dụng cà rốt sạch, hữu cơ thì không cần bỏ vỏ, chỉ cần rửa thật sạch.

  • Cắt bỏ phần đầu cuống rồi bổ đôi củ cà rốt theo chiều dọc.

Bước 2: Ép cà rốt

  • Cho lần lượt cà rốt vào ống dẫn nguyên liệu của máy ép chậm.

  • Cho 2 cốc vào 2 vị trí vòi hứng nước ép và vòi thải bã.

  • Kết nối nguồn điện và ấn nút công tắc để khởi động máy ép.

Bước 3: Hoàn thành

Lúc này, chúng ta vừa chế biến xong nước ép cà rốt dinh dưỡng cho bé.

  • Cho phần nước ép cà rốt thu được vào ly thủy tinh và thêm ít đường tùy khẩu vị, sau đó cho bé thưởng thức.

  • Bạn có thể bảo quản nước ép cà rốt trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng trong ngày.

Có thể bạn quan tâm: 3 cách làm sữa đậu nành bằng máy tại nhà

Cách làm nước ép cà rốt cho bé bằng máy xay sinh tố

Cách làm nước ép cà rốt cho bé bẳng máy xay sinh tố

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

  • Cà rốt 2-3 củ

  • Đường cát 100 gram

  • Nước sôi để nguội 300 ml

  • Máy xay sinh tố, ly thủy tinh, muỗng, ống hút, rây và túi lọc

Các bước làm nước ép cà rốt bằng máy xay sinh tố

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà rốt mua về rửa và gọt vỏ thật sạch.

  • Cắt bỏ phần cuống và cắt cà rốt thành từng miếng nhỏ vừa phải.

Lưu ý: Vì máy xay sinh tố sẽ xay nhuyễn cho hỗn hợp cà rốt và nước ( không thải bã), bạn cần xử lý cà rốt thật sạch trước khi thực hiện bước thứ 2.

Bước 2: Xay cà rốt

  • Cho cà rốt vào cối máy xay sinh tố với 300 ml nước sôi để nguội.

  • Kết nối nguồn điện và ấn giữ nút xay để máy xay nhuyễn hỗn hợp.

Bước 3: Lọc nước ép cà rốt

  • Cho hỗn hợp trong cối xay qua rây lọc lần 1.

  • Cho phần bã trong rây vào túi lọc, vắt kiệt nước một lần nữa.

Bước 4: Hoàn thành

  • Cuối cùng, bạn cho nước ép cà rốt vào ly thủy tinh, thêm ít đường là có thể cho bé thưởng thức rồi đấy.

  • Bạn có thể bảo quản nước ép cà rốt trong ngăn mát tủ lạnh sử dụng trong ngày.

Vì hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé còn non nớt, bạn nên lưu ý giữ vệ sinh cho tất cả các bước để nước ép cà rốt thơm ngon, an toàn cho con nhé.

Cách làm nước ép cà rốt dưa leo thanh mát

Cách làm nước ép cà rốt dưa leo thanh mát

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

  • 1 trái dưa leo

  • 3-4 củ cà rốt

  • Đường cát 100 gram

  • Máy ép chậm, ly thủy tinh, muỗng, ống hút

Các bước làm nước ép cà rốt dưa leo thanh mát

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Cà rốt và dưa leo mua về rửa sạch, gọt vỏ. Nếu bạn sử dụng cà rốt và dưa leo sạch, hữu cơ thì không cần bỏ vỏ, chỉ cần rửa thật sạch.

  • Cắt bỏ phần đầu cuống rồi bổ đôi củ cà rốt theo chiều dọc.

Bước 2: Ép cà rốt, dưa leo

  • Cho lần lượt cà rốt và dưa leo vào ống dẫn nguyên liệu của máy ép chậm.

  • Cho 2 cốc vào 2 vị trí vòi hứng nước ép và vòi thải bã.

  • Kết nối nguồn điện và ấn nút công tắc để khởi động máy ép.

Bước 3: Hoàn thành

Vậy là chúng ta vừa hoàn thành xong món nước ép cà rốt dưa leo thanh mát dinh dưỡng cho bé.

Rất đơn giản đúng không nào!

  • Cho phần nước ép cà rốt dưa leo vừa ép được vào ly thủy tinh và thêm ít đường tùy khẩu vị, sau đó cho bé thưởng thức.

  • Bạn có thể bảo quản nước ép trong ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong ngày, tránh để quá lâu sẽ không ngon, chất dinh dưỡng bị thất thoát.

Cách làm nước ép cà rốt và cam cho bé tăng cường sức đề kháng

Cách làm nước ép cà rốt cam cho bé

Nếu như bé có thể uống được nước ép cà rốt nguyên chất thì có thể cho bé dùng mà không cần thêm cam.

Tuy nhiên, đối với một số bé khó uống thì cam sẽ giúp tăng mùi vị thơm ngon của nước ép, bé sẽ dễ cảm thấy thích uống hơn.

Cam còn giúp bổ sung thêm vitamin C tăng cường sức đề kháng cho bé.

Nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị

  • 1 quả cam tươi

  • 3-4 củ cà rốt

  • Đường cát 100 gram

  • Máy ép chậm, ly thủy tinh, muỗng, ống hút

Các bước làm nước ép cà rốt và cam

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Tương tự như trên, bạn gọt vỏ và rửa sạch cà rốt, cắt bỏ phần đầu rồi bổ cà rốt làm đôi theo chiều dọc.

  • Cam bạn cắt làm đôi rồi vắt lấy nước.

Bước 2: Ép cà rốt

  • Cho lần lượt cà rốt vào ống dẫn nguyên liệu của máy ép chậm.

  • Cho 2 cốc vào 2 vị trí vòi hứng nước ép và vòi thải bã.

  • Kết nối nguồn điện và ấn nút công tắc để khởi động máy ép.

Bước 3: Hoàn thành

  • Cho phần nước ép cà rốt vào ly thủy tinh rồi cho nước cam vào khuấy đều.

  • Lúc này chúng ta đã có nước ép cà rốt cam thơm ngon, bạn cho thêm ít đường tùy theo khẩu vị của bé.

Cách làm nước ép cà rối với táo giúp trẻ thông minh

Nước ép táo chứa nhiều kẽm, thành phần quan trọng giúp trẻ phát triển trí não toàn diện trong giai đoạn đầu đời.

Ở giai đoạn ăn dặm, bạn có thể bổ sung cho bé nước ép táo cà cà rốt vừa tạo cảm giác ngon miệng, vừa giúp não bộ phát triển.

Nguyên liệu:

  • 4 quả cà rốt

  • 1 quả táo

  • máy ép trái cây, dao, thớt, ly

Cách làm nước ép cà rốt táo cho bé ăn dặm

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

Cà rốt và táo trước khi chế biến cần ngâm với nước muối và rửa lại với nước sạch. Sau đó, bạn cắt cà rốt thành từng lát mỏng hình tròn và táo thành từng miếng nhỏ vừa ăn cho dễ ép.

Bước 2: Ép lấy nước

Bạn cho cà rốt và táo vào máy ép trái cây ép lấy nước, sau đó cho nước ép ra ly là có thể dùng được rồi.

Một số lưu ý khi chế biến và sử dụng nước ép cà rốt

Nước ép cà rốt chỉ tốt khi chúng ta cho bé bổ sung đúng cách.

Vì hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé còn non nớt, các mẹ nên tham khảo một số lưu ý quan trọng dưới đây khi thực hiện cách làm nước ép cà rốt cho bé ăn dặm nhé!

  • Chọn củ cà rốt tươi, sạch và củ to để chất lượng nước ép được tốt nhất.

  • Với bé lần đầu uống nước ép cà rốt, bạn nên quan sát biểu hiện của bé sau khi uống có bị tiêu chảy hoặc táo bón gì không.

  • Để bé ngon miệng, bạn nên cho trẻ uống ngay sau khi ép, không nên để nước ép cà rốt bên ngoài quá 30 phút.

  • Không nên thêm đá để tránh gây viêm họng cho bé.

  • Với bé từ 6 – 11 tháng tuổi, bạn không nên cho thêm sữa tươi vào nước ép cà rốt.

    Vì sữa tươi có hàm lượng dinh dưỡng cao, khi kết hợp với cà rốt sẽ gây ra tình trạng quá tải, bé không thể hấp thu được hết, có thể gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của bé.

  • Với những bé từ 12 tháng tuổi, bạn có thể cho thêm sữa tươi khi chế biến nước ép cà rốt, nhưng với lượng phù hợp với khả năng tiêu hóa của bé.

    Tốt nhất chỉ nên bổ sung nước ép cà rốt nguyên chất là đã đủ rồi.

  • Không nên cho quá nhiều đường vào nước ép, chỉ cho vừa đủ để bé không bị ngán.

  • Bạn chỉ cần bổ sung nước ép cà rốt cho bé 2 lần/ tuần, mỗi lần 30 – 50 ml, không nên cho bé dùng quá nhiều sẽ gây ra các tác dụng ngược.

Bé uống nước ép cà rốt có tác dụng gì?

Việc bổ sung nước ép cà rốt đúng cách sẽ mang lại cho bé những tác dụng tuyệt vời sau đây.

  • Phát triển thị giác

Cà rốt giàu vitamin A giúp bé phát triển thị giác tốt, mắt sáng hơn.

Ngoài ra, cà rốt còn giúp bé hạn chế các bệnh, tật về mắt, giảm nguy cơ bị thoái hóa điểm vàng.

  • Phát triển hệ miễn dịch

Thật tuyệt vời khi cà rốt có chứa beta-carotene, đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng hệ miễn dịch cho bé, chống lại các tác nhân gây hại.

  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa tốt hơn

Hàm lượng chất xơ trong cà rốt giúp bé tiêu hóa nhanh và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. Hơn nữa, nước ép cà rốt còn chữa tiêu chảy ở trẻ rất tốt.

Uống nước ép cà rốt cũng giúp bé bù lượng nước trong cơ thể, hỗ trợ chữa tiêu chảy rất tốt.

  • Cho làn da khỏe mạnh hơn

Beta-carotene còn giúp da sáng và khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, vitamin A và các chất chống oxi hóa trong cà rốt hạn chế các tác hại của tia cực tím trong ánh mặt trời, giúp trẻ phát triển tóc và móng tay.

  • Tốt cho phát triển trí não

Cà rốt có chứa một hợp chất là Luteolin, có khả năng ngăn ngừa chứng viêm não và mất trí nhớ.

Đồng thời đóng vai trò không nhỏ trong sự phát triển não bộ của bé.

  • Giúp răng chắc khỏe

Cà rốt có chứa canxi và khoáng chất giúp răng chất khỏe.

Bên cạnh đó, các khoáng chất cũng giúp làm sạch mảng bám khỏi nướu và răng, có khả năng chống lại các vi khuẩn giúp răng khỏe mạnh.

Lời kết

Hy vọng với bài viết này, bạn sẽ biết cách làm nước ép cà rốt cho bé ăn dặm tại nhà, biết được nên chọn máy ép chậm hay máy xay sinh tố để làm nước ép.

Nếu bạn còn câu hỏi nào về bài viết, hay muốn chia sẻ kinh nghiệm cá nhân thì hãy để lại bình luận bên dưới bài viết nhé!

Cảm ơn bạn đã dành thời gian theo dõi! Hẹn gặp lại ở những bài viết kế tiếp!

Chia sẻ ngay!