Sự tích cây nêu ngày Tết trong văn hóa dân gian Việt Nam

Tục lệ dựng cây nêu ngày Tết đã tồn tại qua bao đời nay. Phong tục này mang nhiều ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của dân tộc Việt Nam. Hãy cùng Bazanland tìm hiểu về ý nghĩa cũng như sự tích cây nêu ngày Tết qua bài viết sau nhé.

Cây nêu là gì?

Cây nêu là một thân cây được người dân Việt Nam trồng trước cửa nhà vào dịp Tết Nguyên Đán. Trên ngọn cây nêu sẽ treo một vòng tròn nhỏ và nhiều vật dụng khác như vàng mã, lá xương rồng, bùa bát quái… tùy theo văn hóa vùng miền, dân tộc.

Không chỉ người Kinh mới có tục lệ dựng cây nêu ngày Tết mà các dân tộc thiểu số trên khắp mọi miền đất nước cũng có tập tục này. Người Kinh thường chọn một số loại tre hay bương cao khoảng 5 đến 6 mét để làm cây nêu. Còn người dân tộc thiểu số sẽ sử dụng thân cây gỗ chắc chắn.

Cây nêu ngày Tết là thân cây tre được dựng trước sân nhà để xua đuổi quỷ dữ

Ý nghĩa của tục dựng cây nêu ngày Tết

Ban đầu, cây nêu được dựng để ngăn ngừa không cho quỷ dữ vào đất liền và xâm phạm nơi cư ngụ của người dân. Dần dần thì ý nghĩa của việc dựng cây nêu ngày Tết ngày càng phát triển và mở rộng hơn.

Cây nêu chính là sự kết nối và thống nhất giữa Âm và Dương, giữa Càn (Trời) và Khôn (Đất). Cây nêu ngày Tết còn được coi bậc thang hạ giới của thần linh, sẽ mang sinh khí của thiên giới xuống hạ giới, giúp đất đai phì nhiêu và cây cối đâm chồi nảy lộc. Ngoài ra, cây nêu còn thể hiện ý thức chủ quyền lãnh thổ của người Việt.

Vào ngày xưa, nhà nào có cây nêu cao nhất thì sẽ được xem là có quyền thế nhất trong thôn. Chính vì vậy mà cây nêu còn được coi là biểu tượng của sự uy quyền, giàu sang. Tuy trong thời đại hiện nay, tập tục dựng cây nêu ngày Tết chỉ còn tồn tại ở vùng quê nhưng ý nghĩa của phong tục này vẫn còn được lưu giữ và trân trọng đến ngày sau.

Xem thêm: Ý nghĩa phong tục gói bánh chưng ngày Tết đối với người Việt Nam

Cây nêu mang nhiều ý nghĩa tâm linh đối với người Việt Nam

Nguồn gốc sự tích cây nêu ngày Tết

Vào thời xa xưa, khi mà quỷ dữ còn chiếm hết ruộng của con người, người dân phải đi làm thuê trên đất của quỷ và chịu nhiều áp bức nặng nề, không đủ ăn đủ sống.

Thấy được cảnh nghèo khổ của người dân, Phật đã căn dặn mọi người trồng khoai lang. Bởi vì quỷ dữ sử dụng điều khoản “ăn gốc cho ngọn” nên nếu trồng khoai lang thì người dân có thể giữ lại phần của và nộp cho quỷ phần lá.

Sau 2 mùa vụ không thu hoạch được, lũ quỷ giận dữ đổi sang điều khoản “ăn cả gốc lẫn ngọn” để chèn ép người nông dân. Tuy nhiên, Phật tiếp tục nghĩ ra cách cho người dân trồng bắp, vì bắp sinh trưởng ở phần giữa thân cây nên quỷ cũng chẳng thu được gì.

Sự tích cây nêu ngày Tết đã có từ thời xa xưa và được truyền lại đến tận bây giờ

Một thời gian sau, Phật cho người đến mua của lũ quỷ một miếng đất nhỏ bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên cây tre và được chúng đồng ý. Sau đó, Phật đã hóa phép cho bóng chiếc áo cà sa che phủ tất cả đất đai của quỷ khiến chúng phải chạy trốn ra biển.

Mặc dù sau đó quỷ dữ có quay lại tìm cách chiếm đánh đất đai nhưng thua cuộc và bị Phật đày ra lại biển Đông. Từ ngày đó về sau, quỷ chỉ được vào đất liền ba ngày trong một năm để viếng thăm tổ tiên. Chính vì vậy mà vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân sẽ trồng cây nêu trước cửa nhà mình để xua đuổi không cho quỷ dữ đến gần.

Hướng dẫn cách dựng cây nêu ngày Tết

Thông thường, cây nêu sẽ là loại thân cây tre có đốt thẳng đều, cao, to và trên ngọn vẫn còn chùm lá tươi hoặc buộc thêm lá dứa vào để làm biểu tượng cho mây trời. Thân cây có thể treo thêm cờ, đèn lồng, phướn, câu đối hay chuông đất để trang trí. Dưới đất xung quanh cây nêu thì rải thêm bột vôi trắng theo hình vòng tròn hoặc cánh cung, mũi tên hướng về phía cổng nhà để xua đuổi ma quỷ tới gần.

Cây nêu sẽ được dựng vào ngày 23 tháng Chạp khi ông Công, ông Táo bay về trời. Lúc này, nhà cửa không còn ai trấn giữ nên quỷ dữ sẽ thừa cơ hội hoành hành, phá hoại nhiều hơn. Dựng cây nêu vào lúc này sẽ giúp giữ cho ngôi nhà được bình yên và xua đuổi tà quỷ tránh xa nơi cư ngụ của con người.

Xem thêm: Cách cắm hoa ngày Tết và 10 loại hoa nên cắm mang lại may mắn đầu năm

Cây nêu ngày Tết phải là thân cây tre có đốt đều, to và cao

Vậy cây nêu ngày Tết được hạ vào thời điểm nào? Cây nêu sẽ được hạ vào mùng 7 tháng Giêng. Trước khi hạ cây nêu xuống thì người dân cần phải tránh động thổ, từ đó đất được hội tụ sinh khí và trở nên phì nhiêu hơn.

Một số nơi tại Việt Nam có tục lệ tổ chức lễ khai hạ hay lễ hạ cây nêu, đánh dấu sự kết thúc cho các hoạt động vui chơi ngày Tết để mọi người quay trở lại công việc và bắt đầu một mùa vụ mới.

Cây nêu ngày Tết được hạ vào mùng 7 tháng Giêng

Hy vọng những thông tin bổ ích trên có thể giúp bạn hiểu thêm về phong tục dựng cây nêu ngày Tết trong văn hóa Việt Nam. Nếu có nhu cầu mua quà tặng cho dịp Tết năm nay thì bạn có thể tham khảo thêm tại đây hoặc liên hệ trực tiếp với Bazanland. Chúc bạn và gia đình có một mùa Tết thật yên vui và hạnh phúc!

Thông tin liên hệ:

  • Địa chỉ: 133 Nguyễn Hồng Đào, P. 14, Q. Tân Bình, TP. HCM
  • Điện thoại: 093 888 71 71
  • Giờ mở cửa: 8h00 đến 18h00
  • Email: [email protected]
  • Website: https://bazanland.com/