Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Tìm Việc Như Thế Nào?

Chuyện tìm việc đối với sinh viên mới ra trường thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau. Làm thế nào để sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm về công việc lẫn thị trường việc làm có thể tìm được một công việc phù hợp? Tìm hiểu sinh viên mới ra trường nên tìm việc như thế nào trong bài viết này. 

Tại sao sinh viên mới ra trường khó tìm được việc?

Không có nhiều kinh nghiệm

Một trong những khó khăn lớn nhất đối với sinh viên mới ra trường là tìm việc với vốn kinh nghiệm ít ỏi. Đối với những sinh viên đã trải qua kỳ thực tập hoặc đi làm từ sớm, phần kinh nghiệm của họ có thể vượt trội hơn. 

Có rất nhiều bản tin tuyển dụng với công việc yêu cầu ứng viên có kinh nghiệm từ 1 – 3 năm. Tuy nhiên, đừng quá chán nản nếu ứng tuyển cho các vị trí mới (entry level/fresher). Nhà tuyển dụng yêu cầu kinh nghiệm nhưng họ cũng sẽ không dễ bỏ qua những hoạt động ngoại khoá, tình nguyện hay việc làm thêm của bạn. 

Đọc thêm: 11 Điều Sinh Viên Mới Ra Trường Nên Làm

Cạnh tranh gay gắt

nhu-cau-tim-kiem-viec-lam-cua-sinh-viennhu-cau-tim-kiem-viec-lam-cua-sinh-vienCạnh tranh gay gắt do số lượng sinh viên mới ra trường nhiều

Số lượng việc làm thường ít hơn so với nhu cầu tìm việc rất nhiều. Do đó tỷ lệ cạnh tranh để có được một công việc cũng rất cao, nhất là vào thời điểm sinh viên vừa tốt nghiệp, nhu cầu tìm việc cao hơn bao giờ hết. 

Thậm chí, sinh viên tốt nghiệp từ các trường top cũng gặp khó khăn trong giai đoạn này. Nếu có một số kinh nghiệm liên quan đến công việc, hãy chuẩn bị hồ sơ xin việc từ sớm, chủ động tìm kiếm cơ hội và nộp đơn trước giai đoạn tốt nghiệp để giảm cạnh tranh. 

Thiếu kỹ năng

Một rào cản tiếp theo khiến sinh viên mới ra trường khó tìm việc là do họ không sở hữu một kỹ năng nào đạt đến mức hoàn thiện. Các kỹ năng cần thiết cho công việc rất đa dạng bao gồm kỹ năng cứng và kỹ năng mềm. Từ thuyết trình, tin học, ngoại ngữ hay sử dụng phần mềm, tất cả đều cần thiết cho công việc ở một mức độ nào đó. 

Sự chuẩn bị luôn là phương pháp cứu chữa. Cơ hội sẽ đến với những ai có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Hãy tìm hiểu về công việc bạn muốn ứng tuyển và yêu cầu đặc biệt về kỹ năng. Sau đó, hãy xem mình còn thiếu kỹ năng gì và bổ sung kịp thời. 

Quá trình này có thể được làm trước cả khi bạn tìm việc. Nhân lúc còn nhiều thời gian trên ghế nhà trường, hãy tìm hiểu các kỹ năng mà nhà tuyển dụng đang tìm kiếm và trau dồi dần dần. 

Chuẩn bị trước kỹ năng sẽ giúp bạn giảm bớt gánh nặng tìm việc sau tốt nghiệp, đồng thời rất có ích cho công việc sau này. 

Kỳ vọng cao và không thực tế

Lạc quan và nhiệt huyết là tốt nhưng những kỳ vọng phi thực tế sẽ không giúp gì cho công việc đầu tiên của bạn. Nhiều người mong đợi được nhận vào làm tại công ty mà họ yêu thích chỉ vì họ tốt nghiệp trường top. Số khác thì đòi hỏi mức lương quá cao. 

Thực tế, vẫn có những sinh viên mới ra trường nhận được lời mời làm việc tại công ty lớn với mức lương hấp dẫn. Tuy nhiên thực tế vẫn cần được cân nhắc. 

Có nhiều yếu tố để quyết định công việc đầu tiên với mức lương phù hợp như trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng hay lĩnh vực mà bạn làm. Hãy nghiên cứu mức lương của sinh viên mới ra trường hay cụ thể của công việc dành cho vị trí mới, kết hợp với tình trạng của bản thân để đưa ra đàm phán phù hợp nhất. 

Sinh viên mới ra trường nên tìm việc như thế nào? 

Có nhiều khó khăn là thế, sinh viên mới ra trường nên tìm việc như thế nào? Đừng quá lo lắng vì không chỉ một mình bạn đang trải qua. Có rất nhiều bạn bè cũng sẽ gặp khó khăn giống bạn. Có rất nhiều nguồn mà bạn có thể tận dụng để tìm được công việc đầu tiên dễ dàng. 

Chuẩn bị CV và portfolio càng sớm càng tốt

CV là một thứ không thể thiếu khi tìm việc hiện nay. Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hãy làm cho mình một chiếc CV tử tế. Nếu chưa biết CV là gì, hãy tham khảo bài viết về Hướng Dẫn Cách Viết CV Đơn Giản kèm theo mẫu có sẵn miễn phí. 

Portfolio cũng là một tài liệu quan trọng khi xin việc, nhất là những công việc liên quan đến nội dung, sáng tạo. 

Hãy tổng hợp tất cả các kinh nghiệm, kỹ năng có được từ câu lạc bộ, tình nguyện, làm thêm và thực tập của bạn lại và thể hiện chúng trong CV. Đây chính là cách đầu tiên bạn cho nhà tuyển dụng thấy vì sao họ nên tuyển mình. 

Tận dụng các mối quan hệ

Xây dựng mối quan hệ ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường là điều cần thiết. Việc này không có nghĩa là bạn lợi dụng ai đó. Bạn có thể học hỏi từ bạn bè, thầy cô và người thân, cũng có thể thông qua họ tìm kiếm cơ hội việc làm. 

Tham gia các ngày hội việc làm

loi-khuyen-cho-sinh-vien-moi-ra-truongloi-khuyen-cho-sinh-vien-moi-ra-truongTham gia các ngày hội việc làm (career fair)

Các công ty và trường học thường hợp tác với nhau tổ chức các ngày hội việc làm (career fair) với mục đích giúp sinh viên tiếp cận với thị trường việc làm, đồng thời các công ty sớm chiêu mộ nhân tài. 

Đây là cơ hội tốt để sinh viên sắp hay mới ra trường tìm hiểu về môi trường làm việc lý tưởng, đồng thời trực tiếp tìm hiểu thông tin việc làm đến từ các công ty uy tín. 

Bạn có thể mang CV của mình đến và xem nó như một lần “thử” ứng tuyển. 

Tìm việc trên các nền tảng tuyển dụng uy tín

Tìm việc thông qua các website tuyển dụng vô cùng phổ biến. Cả ứng viên và nhà tuyển dụng đều ưa chuộng hình thức này. Một số trang tuyển dụng uy tín như Glints luôn cập nhật đa dạng công việc với cấp bậc và chuyên môn khác nhau. 

Hãy tìm đến các trang việc làm uy tín và đề phòng những trang lừa đảo sinh viên mới ra trường. 

Tham gia các nhóm việc làm trên mạng xã hội

Ngoài các nền tảng tuyển dụng, sinh viên mới ra trường có thể tìm việc trong các nhóm về việc làm trên mạng xã hội mà phổ biến là Facebook. Có nhiều nhóm cho từng lĩnh vực như Marketing, Kế toán, Công nghệ thông tin, v.v. 

Sinh viên khi tìm việc trên các nhóm cộng đồng như này cần tìm hiểu kỹ về thông tin tuyển dụng, công ty để tránh bị lừa hoặc chọn một công việc không phù hợp. 

Chủ động liên hệ với công ty

Cách thức tiếp theo để tìm được việc khi mới ra trường là chủ động liên lạc với công ty mà bạn muốn vào làm. Trên website của công ty thường cung cấp số điện thoại của HR. Bạn có thể gọi điện vào giờ hành chính để hỏi về nhu cầu tuyển dụng một vị trí nào đó của công ty và hỏi xem bạn có thể ứng tuyển hay không. 

Có thể công ty đó đang tuyển vị trí mà bạn muốn làm nhưng chưa đăng tin tuyển dụng hoặc bạn chưa nhìn thấy. Việc chủ động liên hệ không đảm bảo chắc chắn cơ hội trúng tuyển nhưng sẽ phần nào cho thấy sự quan tâm nhiệt tình của bạn với công việc. Đó là một ưu điểm lớn rồi. 

Tận dụng các cơ hội thực tập

Sinh viên mới ra trường thường bắt đầu ở vị trí fresher hay thực tập sinh. Đây là cơ hội để họ tích luỹ kinh nghiệm và nâng cao chuyên môn. Do vậy, đừng xem thường những vị trí thực tập. Nếu làm tốt công việc, bạn sẽ dễ dàng trở thành nhân viên chính thức, từ từ phát triển sự nghiệp. 

Đọc thêm: Chia Sẻ Kinh Nghiệm Thực Tập Hữu Ích Dành Cho Sinh Viên

Lời khuyên cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường nên tìm việc như thế nào là nỗi lo chung của rất nhiều người vừa chuyển giao từ sinh viên sang người đi làm. Khó khăn thì ai cũng đoán trước được nhưng sự chuẩn bị lại chỉ được xem trọng bởi số ít. 

Để giảm bớt khó khăn khi tìm việc sau khi tốt nghiệp, hãy chuẩn bị tốt trong khi còn có thời gian. Sự chuẩn bị bắt đầu từ việc xác định mục tiêu nghề nghiệp, sở thích, kế hoạch sau khi tốt nghiệp, đến sự nghiên cứu về công việc, thị trường việc làm và các kỹ năng mà xã hội đang cần. 

Sau khi đã biết mình cần có gì để có công ăn việc làm, hãy lên kế hoạch học tập, nâng cấp bản thân và chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu cần thiết để củng cố profile của mình. 

Kết

Với kế hoạch và động lực phù hợp, bạn có thể vạch ra chiến lược xin việc ngay từ khi chưa tốt nghiệp. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, bạn chắc chắn sẽ lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng.

Bài viết có hữu ích đối với bạn?

Đánh giá trung bình 3.3 / 5. Lượt đánh giá: 3

Chưa có đánh giá nào! Hãy là người đầu tiên đánh giá bài viết.

Chúng tôi rất buồn khi bài viết không hữu ích với bạn

Hãy giúp chúng tôi cải thiện bài viết này!

Làm sao để chúng tôi cải thiện bài viết này?

Tác Giả