Sáp ong có ăn được không? Có tốt không? Lưu ý cần biết

Sáp ong có ăn được không? Để trả lời được vấn đề bạn phải nắm rõ về các thành phần và giá trị dinh dưỡng trong nguyên liệu sáp ong, cũng như những tác dụng đối với sức khỏe. Vì thế, đừng bỏ qua thông tin chia sẻ trong bài viết dưới đây!

1/ Sáp ong có ăn được không?

Trong các sách y văn cổ xưa có đề cập rằng, con người có thể ăn được cả mật và sáp ong bao bên ngoài. Bởi chúng không hề có độc, ngược lại còn cung cấp một số chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể.

Đông Y cho biết, sáp ong (phong lạp) vị ngọt, mềm, tính chất thiên ấm và bổ huyết. Bạn có thể ăn ngay hoặc sử dụng dưới dạng nước giải khát, hay dùng làm gia vị để chế biến một số loại thực phẩm.

Theo phân tích từ Viện dinh dưỡng, các thành phần dưỡng chất có trong chất sáp ong mật bao gồm:

  • Axit béo, este và flavonoid.
  • Vitamin: nhóm B, E, D, A
  • Khoáng tố: canxi, kẽm, sắt…
  • Hoạt chất chống oxy hóa: folic axit, cellulose…

Như vậy, nguyên liệu hoàn toàn có thể được dùng như một dạng thực phẩm cho cơ thể. Tuy nhiên, bạn phải chọn mua được loại sáp ong chất lượng, không bị pha lẫn tạp chất hay có thành phần nhân tạo.

Sáp ong có ăn được không

2/ Ăn sáp ong có tốt không?

Sáp của loài ong mật được đánh giá là tốt cho sức khỏe con người, bởi những lợi ích mà sản phẩm mang lại đều rất tuyệt vời.

Đối với sức khỏe

Từ xa xưa, việc ăn sáp ong được khuyến khích khi mắc phải một số bệnh chứng: viêm họng, bí tiểu, viêm loét dạ dày, tiêu chảy… Đặc biệt với mẹ bầu sau sinh, ăn sáp ong giúp phòng ngừa băng huyết, nhưng bạn phải hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Nhiều nghiên cứu cho thấy những người giữ thói quen ăn/uống sáp ong có các chỉ số về sức khỏe tốt hơn so với các nhóm đối tượng khác. Họ cũng ít phải đối diện với các nguy cơ đột quỵ hay bệnh lý về tim mạch hơn.

Đối với làn da

Hiện nay, sáp ong có mặt trong một số loại thực phẩm chức năng, giúp bạn sở hữu làn da tươi tắn và căng mịn.

Vì thế, việc thêm nguyên liệu vào thực đơn hằng ngày của bạn sẽ rất hữu ích cho làn da, thậm chí còn chống lão hóa sớm.

Một số nhà khoa học còn ghi nhận sáp ong có thể hỗ trợ làn da chống chịu tốt hơn dưới ánh nắng mặt trời, từ đó giảm thiểu nguy cơ bị nám, tàn nhang, đốm nâu…

Ăn sáp ong có tốt không?

3/ Sau khi ăn sáp ong sẽ có tác dụng gì?

Để hiểu rõ vì sao sáp ong lại mang tới công dụng chăm sóc sức khỏe và làn da, bạn hãy theo dõi những thông tin dưới đây.

3.1/ Làm Giảm cholesterol trong máu

Thành phần axit béo (chuỗi dài) có trong sáp ong có khả năng bài trừ cholesterol xấu, đồng thời cân bằng các chất dinh dưỡng trong máu. Nhờ đó, nguy cơ xơ vữa động mạch và các bệnh về tim được đẩy lùi đáng kể.

Hàm lượng cồn của sáp ong thiên nhiên còn hỗ trợ đào thải độc tố trong máu, đồng thời chống thiếu hụt các tế bào hồng cầu – tiểu cầu – bạch cầu.

Theo kết quả nghiên cứu của TS. Purth (Hoa Kỳ) trên những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, họ đã ăn sáp ong trong 6 tuần liên tục và hơn 80% trong số đó có nồng độ HDL (cholesterol tốt) được điều chỉnh ở mức an toàn.

Làm Giảm cholesterol trong máu

3.2/ Làm Giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch

Đặc tính của sáp ong là kháng khuẩn, lại có thêm thành phần vitamin nhóm B và vitamin A nên mang lại công dụng chống viêm, giảm đau, ngăn ngừa sưng phù.

Tùy vào từng trường hợp bệnh lý sẽ có cách tận dụng sáp ong khác nhau, một số ví dụ:

  • Viêm mũi dị ứng: ngâm 500gr sáp ong với 2l rượu, mỗi ngày uống 1 chén (5ml) kết hợp với rửa mũi bằng nước muối.
  • Viêm họng: nghiền nhỏ 4gr sáp khô rồi pha với 200ml nước ấm, uống vào mỗi sáng.
  • Viêm đại tràng/viêm loét dạ dày: uống 1 cốc sáp ong pha với đường phèn, thêm 1 thìa cà phê bột nghệ nếu có.

Làm Giảm viêm và tăng khả năng miễn dịch

3.3/ Hỗ trợ làm mềm, giữ ẩm và bảo vệ da

Vitamin B1, B6, A, E mà sáp ong mang đến sẽ vừa giúp chữa lành tổn thương và vừa bảo vệ da chắc khỏe. Thêm nữa, đặc tính dưỡng ẩm từ chất sáp  còn chống khô nẻ, thiếu nước trên bề mặt biểu bì.

Các este và hoạt chất ức chế oxy hóa của sáp loài ong còn giúp bạn làm chậm tốc độ lão hóa, giảm thiểu sự xuất hiện nếp nhăn hay những mảng đốm sẫm màu.

Cách chế biến món sáp ong tốt cho da: salad rau củ quả, pha với nước gừng/bột nghệ/củ năng…

4/ Tổng hợp những lưu ý khi ăn sáp ong

Mặc dù đây là nguyên liệu được công nhận về độ an toàn, nhưng bạn vẫn phải chú ý đến một số điều quan trọng khi sử dụng:

  • Chống chỉ định cho nhóm đối tượng: vừa trải qua ca tiểu/đại phẫu, đang điều trị tiểu đường, bị tụt huyết áp, suy gan, suy thận…
  • Người có cơ địa nhạy cảm, tiêu hóa yếu thì không nên ăn sáp ong để tránh gây đau bụng hoặc khó tiêu.
  • Nên bảo quản chất sáp trong lọ thủy tinh hoặc vật dụng bằng sứ. Bởi nếu dùng vật liệu kim loại (đặc biệt là sắt) sẽ khiến axit hữu cơ sẽ lên men và biến chất.
  • Không ăn sáp ong đã để quá lâu và không được bảo quản đúng cách, có mùi lạ, dễ gây buồn nôn.
  • Đặt lọ đựng sáp ong ở nơi thoáng và cao ráo, hạn chế tối đa sự tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhằm tránh tình trạng nóng chảy, bay hơi các chất.
  • Với sáp ong ngâm rượu, không được dùng nhiều hơn 70ml/ngày và không uống khi bụng đói.
  • Không dùng chung với các món: cá, cua, sữa đậu nành… nếu không muốn bị đau bụng, kích ứng.

Tổng hợp những lưu ý khi ăn sáp ong

Sáp ong có ăn được không? Chắc hẳn bạn đã biết câu trả lời là có, nhưng khi sử dụng phải hết sức cẩn trọng. Hy vọng bạn sẽ biết dùng dược liệu thiên nhiên một cách đúng đắn, mang lại lợi ích cho sức khỏe và làn da của mình.

>>Theo dõi những sản phẩm nến sáp ong chất lượng nhất tại Cosy Bee Home

[ninja_form id=2]