Sách Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình

Luật Minh Khuê giới thiệu tới bạn đọc nội dung cuốn sách “Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình” do Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

1. Giới thiệu tác giả

Cuốn sách “Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình” do Tăng Bình và Ái Phương hệ thống.

2. Giới thiệu hình ảnh sách

Sách Phong thủy toàn thư - Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình

Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình

Tác giả: Tăng Bình và Ái Phương hệ thống

Nhà xuất bản Hồng Đức

3. Tổng quan nội dung sách

Đối với người Việt Nam, phong thủy không chỉ được ứng dụng trong lựa chọn địa thế, bày trí nhà ở, hôn nhân, đời sống gia đình mà còn được đưa vào thực hành trong kinh doanh, thiết kế văn phòng làm việc;… Việc hiểu biết và thực hành phong thủy sẽ giúp gia chủ có cái nhìn bao quát hơn về thiết kế, bày trí nhà ở nhằm mang lại sự may mắn, thịnh vượng, sức khỏe cho gia đình, đời sống hôn nhân viên mãn, con cháu thuận hòa. Còn đối với các nhà lãnh đạo, quản trị, văn phòng, việc hiểu và thực hành phong thủy sẽ giúp họ kiểm soát được các yếu tố xung quanh từ đó tạo dựng tốt các mối quan hệ, điều hành công việc hiệu quả và kinh doanh thành công.

Để giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và bạn đọc có cơ sở, tài liệu tìm về thực hành ứng dụng phong thủy trong các lĩnh vực trên;… Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành quyển sách: Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình.

Nội dung quyển sách gồm có các phần sau:

Phần thứ nhất. Kiến thức phong thủy;

Phần thứ hai. Thực hành ứng dụng phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp;

Phần thứ ba. Thực hành ứng dụng phong thủy trong xây dựng, nhà ở;

Phần thứ tư. Thực hành ứng dụng phong thủy trong văn phòng làm việc;

Phần thứ năm. Thực hành ứng dụng phong thủy trong đời sống hôn nhân, gia đình.

Ở mỗi lĩnh vực, ban biên soạn sẽ trình bày chi tiết cách thực hành ứng dụng phong thủy, cụ thể: cách chọn đất, chọn hướng nhà, hướng cửa, bày trí thiết kế nhà ở, văn phòng làm việc, những vật phẩm phong thủy mang lại may mắn, những kiêng kỵ và cách hóa giải;….để người đọc có thể dễ dàng nắm bắt và thực hành.

4. Đánh giá bạn đọc

Phong thủy là một vấn đề phức tạp, không phải ai cũng có thể tìm hiểu và áp dụng được đúng đắn. Việc ứng dụng phong thủy trong xây nhà, bố trí nhà ở, trong kinh doanh ngày càng phổ biến trong xã hội Việt Nam hiện nay, do đó, cuốn sách “Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình” sẽ là tài liệu hữu ích hướng dẫn thực hành phong thủy dành cho những người cần tìm hiểu và vận dụng kiến thức phong thủy trong cuộc sống của mình.

5. Kết luận

Hy vọng những chia sẻ trên đây của chúng tôi sẽ là một nguồn tư liệu đánh giá chất lượng sách hiệu quả tin cậy của bạn đọc. Nếu thấy chia sẻ của chúng tôi hữu ích, bạn hãy lan tỏa nó đến với nhiều người hơn nhé! Chúc các bạn đọc sách hiệu quả và thu được nhiều thông tin hữu ích từ cuốn sách “Phong thủy toàn thư – Kiến thức và thực hành phong thủy trong kinh doanh, sự nghiệp, xây dựng, nhà ở, văn phòng, hôn nhân, gia đình“.

Luật Minh Khuê chia sẻ dưới đây về sự hình thành và phát triển của phong thủy để bạn đọc tham khảo:

Phong thủy (chữ Hán:風水) là học thuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại, chuyên nghiên cứu sự ảnh hưởng của hướng gió, hướng khí, mạch nước đến đời sống họa hay phúc của con người. Về mặt từ nguyên, 風 phong có nghĩa là “gió”, là hiện tượng không khí chuyển động và 水 thủy có nghĩa là “nước”, là dòng nước, tượng trưng cho địa thế. Phong thủy không phải là yếu tố đơn lẻ mà là tổng hợp hàng loạt yếu tố về địa hình địa thế xung quanh nhà ở, thôn xóm, thành phố hoặc mồ mả, hướng gió, dòng nước cùng tọa hướng, hình dạng, bố cục mặt bằng không gian xây dựng. Phong thủy liên quan đến cát hung, họa phúc, thọ yểu, sự cùng thông của nhân sự. Cát ắt là phong thủy hợp, hung ắt là phong thủy không hợp.

Phong thủy là một trong Ngũ thuật của Siêu hình học Trung Quốc, được xếp vào loại thuật xem tướng (quan sát tướng mạo thông qua các công thức và phép tính). Phong thủy học luận về kiến trúc dưới góc độ “lực lượng vô hình” liên kết vũ trụ, trái đất và con người với nhau, được gọi là khí.

Trong lịch sử, phong thủy được sử dụng rộng rãi để định hướng các tòa nhà – thường là các công trình có ý nghĩa về mặt tâm linh như lăng mộ, nhưng cũng có thể là nhà ở và các công trình kiến ​​trúc khác – theo cách tốt lành. Tùy thuộc vào phong cách phong thủy cụ thể đang được sử dụng, một vị trí tốt có thể được xác định bằng cách tham khảo các đặc điểm địa phương như các vùng nước, các vì sao hoặc la bàn.

Phong thủy chia làm hai lĩnh vực:

Âm trạch: Là vùng đất dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả. Phong thủy cho rằng, nếu người chết được chôn vào một cuộc đất tốt về phong thủy thì sẽ truyền được phúc đức cho con cháu đời sau.

Dương trạch: Là vùng đất được dùng vào mục đích làm nhà cửa, đình, chùa, miếu mạo, thôn xóm, làng mạc, thị trấn, thành phố. Dương trạch phải hài hòa với thiên nhiên, có môi trường tốt đẹp, làm cho con người thấy vui tươi, mạnh khỏe, hạnh phúc. Dương trạch tốt tức là môi trường tốt.

Người xưa quan niệm số mệnh của một con người không chỉ phụ thuộc vào bản thân người đó (tức giờ ngày, tháng, năm sinh) mà còn chịu ảnh hưởng của âm phần và dương phần nên có câu “Nhất mộ, nhì phòng, tam bát tự”.

Phong thủy có vai trò rất to lớn, tuy nhiên nó chỉ hỗ trợ, có tác dụng cải biến chứ không thể làm thay đổi hoàn toàn mệnh vận. Nó là nhân tố quyết định sự thành bại. Nếu phong thủy tốt sẽ giúp giảm thiểu được tai hoạ khi vào vận xấu, giúp gia tăng sự thành công và may mắn khi vào vận tốt.

Về dương trạch, tức phong thủy của nhà ở, những vấn đề cần xét có rất nhiều như huyệt vị, làm nhà, hướng nhà, cấu trúc nhà, nội thất,… Cần phải xét tất cả các yếu tố mới làm thành phong thủy tốt cho ngôi nhà.

Xét về nguyện lý cơ bản thì phong thủy âm trạch và phong thủy dương trạch có nhiều điểm tương đồng. Ở khía cạnh mộ phần của người chết và nhà ở của người sống thì âm dương cách biệt, không giống nhau. Vì thế kĩ thuật ứng dụng trong âm trạch và dương trạch cũng khác nhau.

Hiện nay có rất nhiều trường phái tranh luận về nguồn gốc của phong thủy, có trường phái thì cho rằng phong thủy xuất phát từ Trung Hoa, trường phái thì cho rằng phong thủy là của nền văn minh người Việt cổ với đường biên giới từ phía nam sông Dương Tử (Hồ Nam, Trung Quốc ngày nay). Người Hán đã Hán hóa các văn thư cổ và tự nhận là của họ… Nhưng cho đến nay thì chính những nhà phong thủy lỗi lạc của Trung Quốc như Thiệu Vĩ Hoa cũng không thể giải thích được thuật phong thủy xuất phát từ nơi đâu mặc dù họ vẫn cho là của người Hán.

Thuật phong thủy hình thành rất sớm, có thể nói gần như cùng với sự ra đời của loài người. Ngay từ thời thượng cổ con người đã chú ý đến ảnh hưởng của hoàn cảnh tự nhiên đối với nơi cư trú của loài người, nên đã tiến hành lựa chọn một cách có chủ đích. Nguyên sơ của phong thủy là những kinh nghiệm về sinh hoạt như khoét đá, đào hang, làm nhà… Từ cuộc sống thực tế, phải chống chọi với thú dữ, chống lại cả sự tấn công của đồng loại, phải chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên, con người đã biết chọn những vị trí cư trú có núi non che chở bao bọc, lại gần sông ngòi, nguồn nước.

Từ thời thượng cổ, con người sống theo lối du canh, du cư, trải qua một quá trình tiến hóa đến định canh, định cư và mới bắt đầu chú ý đến nơi ăn ở sao cho thích hợp, chọn địa điểm cư trú làm sao cho tiện lợi rồi tiến tới kiến tạo phòng ốc để ở cho thật an lành, thoải mái, giàu có…

Những kinh nghiệm về cư trú được tích lũy từ đời này qua đời khác đã hình thành nên phong thủy học.

Thời sơ kì, con người chọn đất làm nhà, chủ yếu là muốn an toàn. Thường phải chọn nợi đất cao ráo vì sợ lũ lụt hoặc thú dữ tấn công. Để tránh mưa to, gió lớn, người ta dần dân biết cách chọn vùng đất hướng về Mặt Trời, khuất gió.

Tại Trung Quốc, từ đời nhà Chu, con người đã đặc biệt chú trọng nơi cư trú. Con người đã biết chọn đất xây nhà tại vùng bình nguyên, đây là vùng đất màu mỡ, có thể canh tác nông nghiệp thuận lợi. Gần nguồn nước mà vẫn tránh được lụt lội, tai hoạ thời tiết, thiên tai.

Thời kì Tiên Tần, do trình độ khoa học còn thấp, các hình thức bói toán dự đoán cát hung thịnh hành trong xã hội gắn liền với hoạt động xây dựng nhà ở và mai táng. Các văn hiến như Bốc trạch, Bốc cư, Bốc lạc phản ánh tình hình đương thời. Đồng thời các học thuyết âm dương, ngũ hành, bát quái Chu Dịch, Thiên văn Hà Lạc cũng phát triển mạnh, áp dụng vào lĩnh vực Bốc trạch, Bốc cư, (bói chọn nhà ở và mồ mả). Phong thủy nhờ đó có được cơ sở tư tưởng triết học cần thiết.

Thời Lưỡng Hán, đã xuất hiện các trước tác về phong thủy như Cung trạch địa hình, Kham dư kim quý. Các học thuyết Hình pháp gia, Kham dư gia cũng mang nội dung phong thủy. Mối quan hệ giữa nhà ở và mồ mả với cát hung họa phúc của con người đã trở nên rất mật thiết, đồng thời xuất hiện những người chuyên thực hiện hoạt động phong thủy. Điều này gắn liền với vô số sấm vĩ (câu sấm) và hàng loạt điều cấm kỵ mang tính chất mê tín đang thịnh hành trong xã hội đương thời.

Thời kì Ngụy Tấn Nam Bắc triều, quan niệm nhà ở và mồ mả gắn với cát hung họa phúc của con người được tầng lớp sĩ đại phu tiếp nhận rộng rãi, thậm chí vua chúa cũng hoàn toàn tin vào thuật phong thủy.

Tại Việt Nam, phong thủy có từ thời vua Hùng, các cung điện đền thờ đều được xây dựng với sự hợp lý cao về phong thủy. Đặc biệt trong các đền thờ còn có ban thờ tôn vinh nền phong thủy của người Việt cổ.

Trải qua lịch sử phát triển của các triều đại, đời nào cũng có những học giả kế tục và phát triển thuật phong thủy.

Trong lịch sử phát triển, thuật phong thủy hình thành nên nhiều trường phái khác nhau, mỗi trường phái có phương pháp lý luận và ứng dụng riêng, dựa trên những suy luận khác biệt nhau, thậm chí có khi đối lập nhau. Cho đến nay, phong thủy vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng, thống nhất vẫn còn mang nhiều sự huyền bí.

Ngày nay dù ở Phương Tây hay ở Phương Đông khi xây dựng nhà ở đều phải chọn những vị trí hợp với môi trường địa lý xung quanh địa bàn, dù theo một lối kiến trúc nào thì cũng phải căn cứ vào địa thế xung quanh để tạo dựng một kiến trúc đẹp về thẩm mĩ, lợi về sinh hoạt. Phong thủy dù còn vẻ huyền bí nhưng rất thực tế và gần gũi với đời sống con người.