Rắn cắn – Chấn thương; Ngộ độc – Cẩm nang MSD – Phiên bản dành cho chuyên gia

Cùng với chăm sóc hỗ trợ tích cực, chống độc là yếu tố chính để điều trị cho bệnh nhân.

Đối với nọc độc rắn độc, yếu tố chính trong điều trị ở Hoa Kỳ là Crotalidae polyvalent immune FAb một loại kháng độc được dẫn xuất từ cừu có tính kháng độc miễn dịch FAb (các mảnh FAb tinh khiết của IgG thu hoạch từ những con cừu được tiêm nọc độc rắn). Hiệu quả của thuốc chống độc này liên quan tới thời gian và liều sử dụng; hiệu quả trong việc ngăn ngừa tổn thương mô gây ra do nọc độc càng cao khi được tiêm sớm. Sẽ ít hiệu quả hơn nếu bị trì hoãn nhưng có thể cải thiện rối loạn đông máu và có thể có hiệu quả ngay cả tiêm sau 24 giờ nhiễm độc. Crotalidae polyvalent immune FAb rất an toàn, mặc dù nó vẫn có số ít có thể gây phản ứng cấp tính (phản ứng trên da hoặc phản ứng phản vệ) và phản ứng quá mẫn sau đó (bệnh huyết thanh). Bệnh về huyết thanh xuất hiện ở 16% bệnh nhân từ 1 đến 3 tuần sau khi dùng sản phẩm FAb.

Một liều từ 4 đến 12 lọ chứa Crotalidae polyvalent immune FAb pha loãng trong 250 mL nước muối thông thường nên truyền chậm ở 20 đến 50 mL/h trong 10 phút đầu tiên; sau đó, nếu không có phản ứng bất lợi xảy ra, phần còn lại được truyền vào trong các giờ tiếp theo. Liều tương tự có thể được lặp lại 2 lần nếu cần thiết để kiểm soát hoàn toàn các triệu chứng, rối loạn đông máu, và các chỉ số sinh lý. Ở trẻ em, liều không được giảm (ví dụ, dựa trên cân nặng hoặc kích cỡ). Đo chu vi của chi cùng bên bị cắn ở 3 điểm gần với vết thương và đo ranh giới phù nề từ 15 đến 30 phút có thể giúp đưa ra các quyết định về nhu cầu bổ sung liều. Sau khi đạt được sự kiểm soát, 2 liều pha trong dung dịch muối 250 mL được cho ở khoảng thời gian 6, 12, và 18 giờ để tránh tái phát sưng phồng và các biến chứng khác.

Crotalidae miễn dịch F(ab’)2 (ngựa) là một loại kháng nguyên có nguồn gốc từ ngựa mới được tạo ra bao gồm các mảnh Fab2 miễn dịch hoàn nguyên và được sử dụng để điều trị rắn đuôi chuông Bắc Mỹ cắn ở người lớn và trẻ em. Liều khởi đầu được đề nghị là 10 lọ pha loãng trong 250 mL dung dịch muối thông thường và truyền với liều 25 đến 50 mL/giờ trong 10 phút đầu, đồng thời theo dõi các bằng chứng về phản ứng dị ứng. Nếu không có phản ứng xảy ra, truyền dịch có thể tiến hành ở tốc độ tối đa 250 mL/giờ cho đến khi hoàn thành. Liều ban đầu này có thể được lặp lại mỗi giờ nếu cần để ngăn chặn sự tiến triển của các triệu chứng. Các triệu chứng muộn hoặc tái phát có thể được điều trị bằng thêm 4 lọ thuốc.

Ngọc trai & cạm bẫy

  • Cho trẻ bị cắn một liều thuốc kháng độc như người lớn.

Tùy loài rắn lục có thể ảnh hưởng đến liều lượng. Nọc độc gây ra do rắn hổ mang cá, rắn hổ mang, và rắn đuôi chuông có thể dùng liều kháng độc nhỏ hơn. Tuy nhiên, thuốc kháng độc không nên được giữ lại dựa trên loài rắn và nên được dùng dựa trên mức độ nhiễm độc ở bất kể các loài. Cần lưu ý đặc biệt đối với trẻ em, người cao tuổi và bệnh nhân có các tình trạng bệnh lý (ví dụ như tiểu đường, bệnh động mạch vành), những người nguy cơ dễ bị ảnh hưởng đến nọc độc hơn.

Đối với rắn san hô, dẫn xuất kháng nọc có nguồn gốc từ ngựa được đưa ra với liều 5 lọ trong trường hợp nghi ngờ và thêm 10 đến 15 lọ nếu có triệu chứng xuất hiện. Liều tương tự cho người lớn và trẻ em. Liều lượng này khuyến cáo có thể được giảm xuống trong thời gian thiếu hụt kháng độc rắn san hô mang tính quốc gia.

Các biện pháp phòng ngừa nên được xem xét đối với những bệnh nhân đã biết quá mẫn cảm với loại kháng nọc cụ thể đang được xem xét, huyết thanh ngựa hoặc cừu, và những người có tiền sử hen suyễn hoặc dị ứng nhiều lần. Ở những bệnh nhân như vậy, nếu sự nhiễm độc được coi là đe dọa đến tính mạng hoặc cả chi, kháng histamin H1 và H2 nên được dùng trước khi dùng kháng độc trong một môi trường chăm sóc đặc biệt được trang bị đầy đủ đề phòng sốc phản vệ Sốc phản vệ Phản vệ là phản ứng dị ứng cấp tính, có khả năng đe dọa đến tính mạng, phản ứng dị ứng qua trung gian IgE, xảy ra ở những người nhạy cảm trước đó khi chúng được tiếp xúc lại với kháng nguyên… đọc thêm . Các phản ứng phản vệ đối với thuốc kháng nọc đã được ghi nhận và thường là do truyền nhanh quá; xử trí là tạm ngừng truyền dịch và cho epinephrine, thuốc kháng histamin H1 và H2 và truyền dịch đường tĩnh mạch, tùy theo mức độ nghiêm trọng. Thông thường, thuốc kháng độc có thể được truyền tiếp tục sau khi pha loãng thêm và truyền với tốc độ chậm hơn.

Bệnh huyết thanh Triệu chứng và Dấu hiệu có thể xuất hiện, biểu hiện từ 7 đến 21 ngày sau khi điều trị như sốt, nổi ban, mệt mỏi, nổi mề đay, đau khớp, và nổi hạch. Điều trị là thuốc kháng H1 và một liều corticosteroid uống.