R&D là gì? Liệu nhân viên R&D có thu nhập khủng như lời đồn

Trong các doanh nghiệp và tập đoàn lớn luôn có một bộ phận mang tên R&D. Vậy các bạn có tò mò rằng phòng R&D là gì và có lợi ích gì cho doanh nghiệp? Hãy cùng Haravan tìm hiểu về chủ đề này một cách kỹ càng hơn trong bài viết này nhé!

Phòng R&D trong doanh nghiệp là gì?

r-d-la-gi

Phòng R&D giúp nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp

R&D là viết tắt của từ tiếng anh Research and Development – được dịch là Nghiên cứu và Phát triển. Bộ phận R&D của một công ty có nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, công nghệ để cải thiện sản phẩm cũ, phát triển sản phẩm mới hoặc cải tiến quy trình sản xuất để nâng cao hiệu quả. Bộ phận R&D cần thiết cho tất cả các ngành nghề và lĩnh vực hiện có trên thị trường. Để giúp doanh nghiệp liên tục phát triển và thu hút khách hàng thì cần đầu tư vào việc nghiên cứu và phát triển.

R&D bao gồm những công việc và chức vụ gì?

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm (Product R&D)

Bộ phận R&D hướng đến các công việc liên quan đến khách hàng và thị trường để phát triển các sản phẩm mới cũng như cải tiến các sản phẩm cũ. Mục tiêu của bộ phận này là nâng cao chất lượng của sản phẩm, cắt giảm tối đa chi phí, thời gian sản xuất. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện doanh thu và đáp ứng được nhu cầu của khách hàng tốt hơn, khiến họ hài lòng hơn.

Nghiên cứu và phát triển công nghệ (Technology R&D)

Chức năng nhiệm vụ của phòng R&D sẽ áp dụng những công nghệ hiện đại và số hóa các dữ liệu. Điều này sẽ giúp quy trình sản xuất của doanh nghiệp trở nên tối ưu hơn và đưa ra những sản phẩm đạt chất lượng cao nhưng vẫn đảm bảo giá thành hợp lý.

Nghiên cứu và phát triển bao bì (Packaging R&D)

Nghiên cứu và phát triển bao bì cũng là một quá trình vô cùng cần thiết của doanh nghiệp. Bao bì có ảnh hưởng rất lớn đến việc khách hàng quyết định mua. Việc thay đổi và cải tiến bao bì sẽ bao gồm chất liệu, kiểu dáng, màu sắc…Những thay đổi trên sẽ giúp khách hàng cảm thấy thích thú và mới lạ.

r-d-la-gi

Bộ phận R&D của doanh nghiệp bao gồm 4 nhiệm vụ chính

Nghiên cứu và phát triển quy trình (Process R&D)

Nhân viên R&D sẽ làm những công việc để nâng cao hiệu quả và tối ưu được quy trình làm việc của doanh nghiệp. Nếu như quy mô sản xuất càng lớn thì cần phải tối ưu và điều chỉnh quy trình càng thường xuyên để giảm thiểu những sai sót về mặt thời gian, thành phẩm…

Chức năng của việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm có lợi ích gì cho công ty

Các kỹ sư R&D có tầm quan trọng vô cùng lớn để giúp doanh nghiệp phát triển bền vững và lớn mạnh theo thời gian. Phòng R&D có mối quan hệ mật thiết với quy trình sản xuất, công nghệ hiện đại, phát triển sản phẩm mới…Tuy bộ phận R&D không có quá nhiều nhân viên nhưng đòi hỏi cần có những người có hiểu biết và lành nghề để tạo ra sự tăng trưởng trong khâu sản xuất và gia tăng doanh thu cho doanh nghiệp.

Những kỹ năng cần thiết để làm trong phòng R&D

Kiến thức chuyên môn

Nhân viên R&D cần phải được trang bị những kiến thức chuyên môn vững vàng và những bằng cấp có liên quan đến lĩnh vực mình đang làm việc. Những bằng cấp bao gồm như sau:

  • Bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc đại học có liên quan đến lĩnh vực đang làm
  • Có kinh nghiệm làm việc ở lĩnh vực liên quan
  • Có khả năng sử dụng thành thạo các máy móc và thiết bị
  • Có khả năng ngoại ngữ tốt
  • Có kiến thức về nghiên cứu kỹ thuật
  • Kỹ năng tin học văn phòng

Kỹ năng mềm

Nhân viên R&D cần phải có những kỹ năng mềm để phát triển sự nghiệp và giúp đỡ công ty phát triển. Đa phần khi làm việc nhân viên sẽ phải làm việc với nhiều phòng ban khác để đưa ra những quyết định, kế hoạch. Vì vậy cần phải có những kỹ năng mềm cần thiết như:

  1. Kỹ năng giao tiếp: Công việc đòi hỏi phải giao tiếp và trình bày ý tưởng với người khác nên cần biết cách giao tiếp và trò chuyện hiệu quả.
  2. Khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin: Để cải tiến và phát triển sản phẩm mới, quy trình mới thì cần phải biết cách nghiên cứu những tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó cần có khả năng tìm kiếm thông tin để luôn cập nhật tình hình hiện tại và không lạc hậu so với đối thủ cạnh tranh.
  3. Khả năng chịu áp lực: Kỹ năng này đối với một nhân viên R&D là vô cùng quan trọng. Bởi vì công việc của nhân viên R&D thường liên quan đến việc nghiên cứu và thiết kế sản phẩm với deadline chỉ trong một khoảng thời gian ngắn, đáp ứng được mọi yêu cầu của khách hàng. Do đó, khả năng chịu được áp lực cao trong công việc là yếu tố cần thiết giúp bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

r-d-la-gi

Kỹ năng giao tiếp sẽ giúp các nhân viên R&D trình bày được ý tưởng của mình với cấp trên

Mức lương và cơ hội làm việc của nhân viên R&D

R&D là một ngành vô cùng hot tại Việt Nam những năm gần đây và có vô vàn những doanh nghiệp lớn như Samsung, Vinamilk, Viettel, LG, Panasonic,…đầu tư vào phòng R&D của họ. Bởi vì hầu hết ở các tập đoàn và doanh nghiệp lớn đều phải liên tục đưa ra các thiết kế cũng như sản phẩm mới để ra mắt thị trường nên nhu cầu tuyển dụng các kỹ sư R&D xuất hiện liên tục và đòi hỏi yêu cầu cao. Tùy thuộc vào từng công ty, lĩnh vực và chức vụ thì mức lương của nhân viên R&D rất đa dạng. Tại Việt Nam có phạm vi lương trung bình từ 6 – 15 triệu đồng/tháng. Khi bạn mới ra trường thì mức lương khởi điểm thấp tầm 6 triệu đồng, nhưng khi đã học được chuyên môn và có kinh nghiệm thì mức lương của vị trí R&D vô cùng hấp dẫn có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/tháng, cùng các khoản thưởng hấp dẫn theo dự án.

Những ưu điểm và nhược điểm của nhân viên R&D

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm có những lợi ích vô cùng hấp dẫn cho công ty như:

  • Lợi thế cạnh tranh – thông qua R&D bạn dễ dàng phát huy những điểm mạnh của sản phẩm và từ đó trở nên khác biệt với đối thủ. Việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ mới cũng có thể tạo ra tài sản trí tuệ mới cho doanh nghiệp, từ đó có thể mang lại lợi ích hơn nữa về mặt tài chính.
  • Danh tiếng – Người dùng sẽ đánh giá cao những doanh nghiệp đột phá và mang đến nhiều cải tiến trong sản phẩm. Khi bộ phận R&D của công ty bạn phát triển đủ mạnh thì những sản phẩm tạo ra sẽ luôn dẫn đầu thị trường, từ đó sẽ có nhiều khách hàng đến với bạn hơn.

Tuy nhiên, cũng có những nhược điểm mà bạn cần phải lưu ý khi đầu tư vào bộ phận R&D

  • Không đảm bảo được thành công mặc dù đầu tư nhiều.
  • Nếu không cập nhật liên tục và thường xuyên sẽ bị lạc hậu, lỗi thời.
  • Tính bất ổn của thị trường sẽ ảnh hưởng mạnh đến hiệu quả làm việc của phòng R&D.

r-d-la-gi

Danh tiếng của doanh nghiệp được nâng cao nhờ phòng R&D

Kết luận

Phòng R&D là một bộ phận vô cùng quan trọng với công ty phải không nào? Sau khi đọc qua bài viết của Haravan thì hy vọng các bạn sẽ đầu tư nhiều hơn vào việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm của doanh nghiệp mình để đạt được hiệu quả. Chúc bạn kinh doanh thành công và đạt nhiều lợi nhuận.

——————-

Doanh nghiệp đang có định hướng kinh doanh đa kênh, kết nối với đa sàn thương mại điện tử thì giải pháp Haravan là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Giải pháp Omnichannel – giải pháp bán hàng đa kênh, quản lý tập trung giúp tối ưu hiệu suất kinh doanh online trên Website, mạng xã hội (Facebook, Instagram, Zalo), sàn Thương mại điện tử (Shopee, Tiki, Lazada) cho đến chuỗi cửa hàng. Đăng ký dùng thử ngay!

MBP là gì

>>> Xem thêm: