Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp

Quản trị chất lượng trong doanh nghiệp

1. Kinh nghiệm trong xây dựng công cụ giám sát và quản trị chất lượng cho doanh nghiệp ngành nước ở Đức = Experiences in developing effective tools for monitoring and quality management of companies in water sector in Germany/ Nguyễn Trung Dũng

Tóm tắt: Công cụ quản lý hữu hiệu như Benchmarking với các chỉ số về an toàn trong cung ứng, chất lượng nước, dịch vụ khách hàng, bền vững và kinh tế đóng vai trò trọng tâm khi thực hiện chiến lược hiện đại hóa quản lý ngành nước ở Đức. Tiếp theo là công cụ quản trị rủi ro/cơ hội và thẻ điểm cân bằng BSC (Balanced ScoreCard). Trong khuôn khổ một dự án của Hiệp hội khí đốt và nước DVGW thì rà soát lại toàn bộ những dự án Benchmarking của 12/16 bang được làm từ năm 1996/97 và hoàn thiện. Với công cụ quản trị hữu hiệu này, trên 6.200 doanh nghiệp trong ngành nước được quản lý thống nhất. Bài báo này trình bày kinh nghiệm của Đức trong xây dựng và áp dụng những công cụ quản trị hiện đại cho các đơn vị trong ngành, để từ đó xây dựng một ngành nước hiện đại, đi đầu ở châu u và trên thế giới. Một vài ý tưởng cũng như kinh nghiệm của nước Đức có thể giúp cho hoàn thiện công tác quản lý ngành cấp thoát nước và thủy nông ở Việt Nam theo hướng hiện đại.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi & Môi trường/ 2018, Số 61, Tr.135-143

2. Đánh giá thực hiện các nguyên tắc quản trị chất lượng trong doanh nghiệp Việt Nam = Assessing the implementation of quality management principles in Vietnamese enterprises/ Nguyễn Trọng Tấn

Tóm tắt: Bài báo tổng quan các nghiên cứu về thực hiện các nguyên tắc quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp, xây dựng phiếu khảo sát và thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam về việc thực hiện các nguyên tắc quản trị chất lượng, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp Việt Nam.

Nguồn trích: Tạp chí Công thương/ 2019, Số 1, Tr.197-204

3. Đánh giá kết quả quản trị chất lượng trong doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên = Evaluating the results of quality management in enterprises in Hung Yen province/ Nguyễn Trọng Tấn

Tóm tắt: Bài báo tổng quan các nghiên cứu về đánh giá kết quả quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp, xây dựng thang đo và phiếu khảo sát nhằm thu thập dữ liệu của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hưng Yên về kết quả quản trị chất lượng, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động quản trị chất lượng trong các doanh nghiệp.

Nguồn trích: Tạp chí Công thương/ 2019, Số 22, Tr.112-117

4. Ứng dụng công cụ quản trị chất lượng nhằm giảm tình trạng sinh viên bỏ học tại Khoa Đào tạo Quốc tế, Đại học Duy Tân = Applying quality management tools to reduce the student drop-out rate at international school, Duy Tan university/ Huỳnh Linh Lan

Tóm tắt: Hạn chế sinh viên bỏ học là vấn đề cấp thiết nhằm tránh tình trạng giảm sút doanh thu cũng như đảm bảo sinh viên hoàn thành được mục tiêu học tập đề ra ban đầu. Để giải quyết vấn đề này, Đại học Duy Tân cũng như Khoa Đào tạo Quốc tế đã có những giải pháp như đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ, cũng như tăng cường khối lượng thực hành, thực tế tại doanh nghiệp. Tuy nhiên, một hoạt động chưa được quan tâm đúng mức là công tác đánh giá, theo dõi thường xuyên nhằm phát hiện và ngăn ngừa những trường hợp có nguy cơ bỏ học ngay từ sớm. Do vậy, nghiên cứu sử dụng các công cụ quản trị giúp Khoa Đào tạo Quốc tế cũng như gợi ý cho các trường đại học một phương pháp xác định, cảnh báo sớm về các sinh viên có nguy cơ bỏ học.

Nguồn trích: Tạp chí Công thương/ 2020, Số 5, Tr.214-219

5. Tác động của quản trị chất lượng chuỗi cung ứng dòng xuôi tới kết quả hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam/ Nguyễn Thu Hà

Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu tác động của quản trị chất lượng chuỗi cung ứng dòng xuôi tới kết quả hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam. Số liệu được thu thập năm 2018 với kích thước mẫu là 40 doanh nghiệp điện/điện tử, sản xuất chế tạo xe hơi và doanh nghiệp chế tạo máy. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, hoạt động thực hành chia sẻ thông tin với khách hàng và liên kết công nghệ với khách hàng trong quản trị chất lượng chuỗi cung ứng dòng xuôi có tác động tích cực tới kết quả hoạt động của các doanh nghiệp sản xuất chế tạo tại Việt Nam. Đồng thời, dựa trên kết quả phân tích giá trị trung bình cho thấy, hoạt động quản trị chất lượng chuỗi cung ứng dòng xuôi hiện được đánh giá chưa hiệu quả, đặc biệt là hoạt động chia sẻ thông tin với khách hàng và liên kết công nghệ với khách hàng.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế và Dự báo/ 2019, Số 30, Tr.88-91

6. Quản trị chất lượng dạy học dự án ở trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh hiện nay/ Chu Thị Hảo, Hoàng Minh Chí
Tóm tắt: Dạy học dự án (DHDA) là một trong những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, chủ động và hình thành được nhiều năng lực cho người học, trong đó có năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo. Nhằm nâng cao chất lượng quản trị DHDA, bài viết trình bày cơ sở lý luận DHDA, quản trị DHDA, khảo sát và phân tích thực trạng DHDA, từ đó đề xuất một số biện pháp quản trị chất lượng DHDA ở Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học (Đại học Hùng Vương)/ 2021, Số 23, Tr. 53-60

7. Một số nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện (TQM) trong các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng ở Việt Nam/ Trương Đức Thao

Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành dựa trên kết quả khảo sát 486 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng ở Việt Nam về ý định ứng dụng hệ thống quản trị chất lượng toàn diện (TQM). Kết quả nghiên cứu chỉ ra, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và khí hóa lỏng ở Việt Nam chưa có ý định rõ ràng trong việc ứng dụng TQM đé quản trị chất lượng sản phẩm của mình (3.16 điểm), mặc dù đa số các doanh nghiệp này đều cảm nhận được TQM là khá dễ dàng nếu áp dụng (4.02 điểm) và nó có thể đem lại hiệu quả hơn cho doanh nghiệp (3.77 điểm), và hiệu quả hơn so với hệ thống quản trị chất lượng mà doanh nghiệp mình đang áp dụng (3.86 điểm).

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương/ 2021, Số 589, Tr.115-117

8. Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam = Factors affecting the intention to apply total quality management system in liquefied petroleum gas firms in Vietnam/ Trương Đức Thao, Vũ Đào Tùng Phương, Nguyễn Anh Tuấn

Tóm tắt: Nghiên cứu được tiên hành dựa trên dữ liệu khảo sát 466 doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng ở Việt Nam về ý định ứng dụng hệ thống quản lý chất lượng toàn diện tại đơn vị, với đối tượng trả lời là những thành viên ban lãnh đạo hoặc người phụ trách quản lý chất lượng tại doanh nghiệp. Kết quả cho thấy, ý định ứng dụng TQM tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng ở Việt Nam chịu tác động mạnh bởi (1) Cảm nhận về sự hiệu quả của TQM so với hệ thống hiện tại; (2) Cảm nhận về sự hiệu quả của TQM; và (3) Cảm nhận về sự dễ sử dụng của TQM. Bên cạnh đó, những người lãnh đạo tại các doanh nghiệp này cảm nhận mình là người hiện đại thì sẽ cảm nhận việc ứng dụng TQM là dễ dàng, trong khi nếu họ là người truyền thống thì sẽ cản trở ý định ứng dụng TQM vào doanh nghiệp do họ cảm nhận việc ứng dụng TQM là khó khăn. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất một số gợi ý giải pháp thúc đẩy ý định ứng dụng TQM vào trong quản lý chất lượng tại các doanh nghiệp kinh doanh khí hóa lỏng Việt Nam.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế & Phát triển/ 2022, Số 298, Tr.44-54

9. Nghiên cứu các yếu tố về chất lượng dịch vụ tác động đến lòng trung thành khách hàng – Trường hợp tại Trung tâm hạ tầng mạng Miền Nam Thành phố Hồ Chí Minh = Research on factors of the quality service impact on the loyalty customers in VNPT Net Corporation 2 – Ho Chi Minh City/ Trần văn Tha

Tóm tắt: Quản trị chất lượng là phần cốt lõi cho sự thành công của doanh nghiệp ở cả lĩnh vực sản xuất và dịch vụ. Đặc biệt hơn, dịch vụ khách hàng đóng vai trò quan trọng trong sự hoạt động của doanh nghiệp, mà nó đóng góp đáng kể vào sự thành công và phát triển của nền kinh tế nói chung hay của doanh nghiệp nói riêng. Thông qua việc kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu của mô hình này đã được chấp nhận ở độ tin cậy 95%. Từ đó làm cơ sở cho các hàm ý quản trị và chính sách có thể nâng cao mức độ hài lòng dịch vụ và lòng trung thành của khách hàng.

Nguồn trích: Tạp chí Kinh tế – Công nghiệp (Trường Đại học Kinh tế Công nghiệp Long An)/ 2022, Số 32 , Tr.53-59

10. Mối quan hệ giữa văn hóa doanh nghiệp, quản lý chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực miền Bắc = The relationship between corporate culture, total quality management and project efficiency in Northern machinery installation company of LILAMA/ Bùi Thị Minh Thu, Phan Thị Yến Lai

Tóm tắt: Sự mở rộng thị trường mới trong lĩnh vực lắp máy đã tạo nên sự phát triển vượt bậc của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA), trong đó có sự góp công của các công ty Lắp máy khu vực Miền Bắc. Bài nghiên cứu này khảo sát mối quan hệ giữa VHDN, quản trị chất lượng toàn diện và hiệu quả dự án tại các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc nơi mà các dự án về lắp máy được trúng thầu với những hợp đồng có giá trị cao. Dữ liệu thu thập từ 283 lao động tại các công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama được phân tích bằng cách sử dụng mô hình Sem. Kết quả cho thấy VHDN và quản lý chất lượng toàn diện có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả dự án, từ đó đề ra những biện pháp về công tác quản trị tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty lắp máy khu vực Miền Bắc của Lilama và ứng dụng các doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học (Đại học Mở TP. Hồ Chí Minh)/ 2021, Số 1

11. Hoàn thiện quản trị chất lượng tại các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam/ Nguyễn Thị Thu Hương

Tóm tắt: Trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay, chúng ta không những có cơ hội mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, mà còn được tiếp cận với công nghệ tiên tiến nhằm rút ngắn khoảng cách giữa nước ta với các nước phát triển trong khu vực. Đồng thời, người tiêu dùng sẽ được thụ hưởng một thị trường đa dạng về sản phẩm. Để tồn tại và phát triển trong môi trường kinh doanh đầy biến động đó, các doanh nghiệp cần phải cung cấp những sản phẩm có chất lượng, chấp nhận cạnh tranh tạo thêm giá trị cho sản phẩm, khẳng định vị thế của doanh nghiệp trong khu vực và trên thế giới. Bởi vậy sự phát triển, tăng trưởng vượt bậc của các ngành kinh tế, trong đó có ngành Thủy sản là rất quan trọng.
Nguồn trích: Tạp chí Công Thương/ 2018, Số 2, Tr.156-159