Phương pháp định lượng trong kinh tế

Học phần này quan tâm đến việc sử dụng các phương pháp định lượng để hỗ trợ ra quyết định. Sự nhấn mạnh không chỉ ở chính phương pháp mà hơn thế là các phương pháp được sử dụng như thế nào để đóng góp tốt hơn trong việc ra quyết định. Chúng ta quan tâm đến việc mô tả những tình huống mà phương pháp định lượng được sử dụng thành công và trình bày việc nhà quản trị dùng các phương pháp để ra quyết định tốt hơn. Cách tiếp cận định lượng để ra quyết định có nhiều tên gọi khác nhau. Tên gọi được sử dụng phổ biến là Phương pháp định lượng trong kinh tế (Quantitative Methods for Business), Khoa học quản trị (Management science), Vận trù học (Operations research), và Khoa học quyết định (Decision science). Tất cả đều quan tâm đến cách tiếp cận lý trí để ra quyết định dựa trên cơ sở những phương pháp khoa học.

Cuộc cách mạng quản trị có tính khoa học của đầu năm 1900 được khởi xướng bởi Frederic W. Taylor đã cung cấp những cơ sở cho việc dùng phương pháp định lượng trong quản trị. Nhưng những nghiên cứu khoa học quản trị hiện đại bắt đầu trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2. Sau chiến tranh, rất nhiều người tiếp tục nghiên cứu cách tiếp cận định lượng để ra quyết định. Có hai thành tựu ảnh hưởng đến dẫn đến sự tăng cường và sử dùng phương pháp định lượng trong nhiều ứng dụng phi quân sự. Đầu tiên, đó là thành tựu trong phương pháp luận định lượng mà cụ thể thành tựu có ý nghĩa rất lớn là phương pháp đơn hình để giải các bài toán qui hoạch tuyến tính của George Dantzig, năm 1947. Nhờ nó mà nhiều phương pháp luận định lượng đã phát triển và năm 1957 cuốn sách đầu tiên về vận trù học của Churchman, Ackoff và Arnoff đã xuất bản. Thành tựu thứ hai có ảnh hưởng đến phát triển phương pháp luận định lượng là sự bùng nổ của máy tính. Máy tính có thể giúp cho những người thực hành có thể giải các bài toán lớn khác nhau. Do vậy, phương pháp định lượng ngày càng được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế.

Giáo trình học phần Phương pháp định lượng trong kinh tế của nhóm tác giả Lê Dân (chủ biên) và Nguyễn Trung Kiên:

Chương 1: Tổng quan về phương pháp định lượng

Chương 2: Qui hoạch tuyến tính

Chương 3: Mô hình mạng

Chương 4: Điều hành dự án bằng PERT/CPM

Chương 5: Mô hình hàng chờ

Chương 6: Phân tích Markov

Advertisement

Share this:

Thích bài này:

Thích

Đang tải…