Phòng Công nghệ sinh học môi trường

  • Trưởng phòng: PGS. TS. Lê Thị Nhi Công
  • Địa chỉ: Phòng 306 – 307, Nhà B4, số 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội
  • E-mail: [email protected] | [email protected]
  • Điện thoại:

    024 3791 6881 

    Fax:

    024 38363144

 

picture1

Phòng Công nghệ sinh học môi trường được thành lập ngày 24/06/2004 theo Quyết định của Viện trưởng Viện Công nghệ sinh học trên cơ sở Tổ Công nghệ sinh học môi trường. Tổ Công nghệ sinh học môi trường được thành lập theo quyết định số 32/CNSH-QĐ ngày 08/06/1998. Ngay từ những ngày đầu được thành lập, Phòng Công nghệ sinh học môi trường luôn chú trọng trong việc xây dựng các hướng nghiên cứu khoa học và công nghệ, phát triển đội ngũ cán bộ khoa học, cơ sở vật chất…

 

Phương hướng phát triển của phòng

  • Tiếp tục hướng nghiên cứu, áp dụng triển khai các qui trình công nghệ phân hủy sinh học khử độc, làm sạch phù hợp đối với từng loại hình ô nhiễm, hỗn hợp các chất ô nhiễm trong các điều kiện sinh thái và mini sinh thái khác nhau.
  • Nghiên cứu và hoàn thiện các công nghệ, tạo các chế phẩm xử lý đi kèm với công nghệ góp phần giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường ảnh hưởng lớn đến kinh tế và xã hội.

  • Nghiên cứu cơ bản phục vụ trực tiếp công nghệ ở mức độ phân tử. Đặc biệt chú trọng đến đa dạng các gen chức năng tham gia các cơ chế chuyển hóa bởi tập đoàn vi sinh vật liên quan trực tiếp đến  chất ô nhiễm và vùng ô nhiễm nâng cao hiệu quả khử độc.

  • Nghiên cứu tìm kiếm các loại enzyme ngoại bào có hoạt tính sinh học, có tính năng mới tham gia vào quá trình phân hủy sinh học các chất POP, các chất đa vòng thơm chứa halogen và không chứa halogen, phát triển hệ lọc sinh học thông qua cố định tế bào sống, enzyme thô, tinh xử lý ô nhiễm.

  • Nghiên cứu phát triển thế hệ cảm biến sinh học mới (Biosensor) để phát hiện các hợp chất gây ung thư và tiền ung thư ứng dụng trong kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm và ô nhiễm môi trường.

  • Nghiên cứu phát triển màng sinh học (Biofilm) ứng dụng trong công tác xử lý nước ô nhiễm dầu, các hợp chất hydrocarbon no, không no, đa vòng thơm.

  • Sử dụng một số kỹ thuật sinh học hiện đại, các kỹ thuật phân tích sinh học (Bioanalytics) như DNA-Microassay, Protein-Microarray, Bioassay…trong việc chẩn đoán nhanh và sớm một số bệnh cho người, phát hiện đột biến gen, đánh giá độc tính gen và độc tính tế bào, sàng lọc dược phẩm và đánh giá chất lượng môi trường theo quan điểm mới.

  • Hợp tác với các phòng thí nghiệm quốc tế để nâng cao năng lực nghiên cứu và công bố các công trình ở các báo quốc tế.