Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Phân biệt Giấy phép kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh như thế nào? Mặc dù đây đều là hai loại giấy tờ pháp lý quan trọng và bắt buộc phải có để doanh nghiệp có thể đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh hợp pháp nhưng về mặt bản chất, đây là hai loại giấy tờ pháp lý khác nhau. Tuy nhiên trên thực tế, một số doanh nghiệp khi thành lập chưa hiểu rõ về pháp luật hiểu nhầm Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là một loại giấy phép kinh doanh. Vậy dựa trên cơ sở và tiêu chí nào để có thể phân biệt hai loại giấy tờ này. Hãy cùng Luật ACC nghiên cứu một cách cụ thể về vấn đề này dưới bài viết sau nhé.

Phân biệt giấy phép kinh doanh với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

1. Thế nào là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hay tên chính xác là Giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là loại giấy tờ “khai sinh” của một doanh nghiệp. Theo đó, tại khoản 15 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020, khái niệm Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được định nghĩa như sau: “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là văn bản hoặc bản điện tử mà Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho doanh nghiệp ghi lại những thông tin về đăng ký doanh nghiệp.”

Có thể thấy, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính Nhà nước, ghi nhận một số thông tin cơ bản nhất về doanh nghiệp bao gồm: tên doanh nghiệp, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp, thông tin cá nhân của người đại diện pháp luật doanh nghiệp, vốn điều lệ.

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động của doanh nghiệp và là cơ sở xác định nghĩa vụ bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp của Nhà nước.

2. Thế nào là giấy phép kinh doanh?

Giấy phép kinh doanh là thường được thể hiện dưới các hình thức như Giấy chứng nhâ…/Giấy xác nhận…/Giấy phép… được cấp cho các doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện để kinh doanh ngành, nghề có điều kiện. Thông thường, giấy phép kinh doanh được cấp sau Giấy đăng ký kinh doanh. 

Một số loại giấy phép kinh doanh phổ biến hiện nay có thể kể đến như: 

  • Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm/ Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy;

  • Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự; 

  • Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng khám; 

  • Giấy phép sản xuất thuốc thú y; 

  • Giấy phép hoạt động trung tâm ngoại ngữ (tin học);

  • Giấy phép bán buôn rượu ;Giấy phép bán lẻ rượu; 

  • Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô; 

  • Giấy phép hoạt động dịch vụ xuất khẩu lao động; 

  • Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế; Giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa; 

Theo khoản 1 Điều 8 Luật Doanh nghiệp 2020 thì nghĩa vụ của doanh nghiệp là: “Đáp ứng đủ điều kiện đầu tư kinh doanh khi kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện; ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật và bảo đảm duy trì đủ điều kiện đó trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh”.

Khi đáp ứng được các tiêu chí theo quy định của pháp luật, các doanh nghiệp thành lập doanh nghiệp trước hết cần thực hiện đăng ký ngành nghề kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tuy nhiên, trong hệ thống ngành nghề kinh doanh được pháp luật quy định không phải tất cả ngành nghề đều dễ dàng đăng kí, có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện kinh mà bắt buộc đối với doanh nghiệp phải đáp ứng nếu muốn kinh doanh ngành nghề đó.

Để công nhận sự hợp pháp của việc doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện để kinh doanh ngành, nghề có điều kiện thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ cấp giấy phép kinh doanh cho doanh nghiệp. 

Như vậy, giấy phép kinh doanh chính là yêu cầu bắt buộc để doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp trong một ngành nghề có điều kiện nhất định. Giấy phép kinh doanh là chứng thư pháp lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền chứng nhận các ngành nghề hợp pháp của các cơ sở kinh doanh và cũng là cơ sở giúp cho quản lý nhà nước quản lý trật tự xã hội về điều kiện kinh doanh được trở nên dễ dàng hơn.

3. Phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

 

Phân Biệt Giấy Phép Kinh Doanh Và Giấy Chứng Nhận đăng Kí Kinh Doanh

Tóm lại, sau khi hoàn thành thủ tục về cấp giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp, thì doanh nghiệp sẽ được cấp giấy. Bên cạnh đó, để có thể hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề đòi hỏi có điều kiện cần có giấy phép của cơ quan chức năng chuyên ngành, thì sau khi có “Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp”, doanh nghiệp phải xin cấp Giấy phép kinh doanh. Dựa trên các đặc điểm nổi bật của hai loại giấy phép này, ACC xin đưa ra một số tiêu chí phân biệt giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh:

Thứ nhất, xét ý nghĩa về mặt pháp lý

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp là giấy chứng nhận của cơ quan hành chính Nhà nước cho phép doanh nghiệp được thành lập đồng thời xác lập nghĩa vụ của Nhà nước bảo hộ quyền sở hữu tên doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh thể hiện sự cho phép các doanh nghiệp được hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp của cơ quan quản lý Nhà nước, hay còn gọi là cơ chế đề nghị – cấp.

Thứ hai, về điều kiện cấp

+ Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp:

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh.

  • Tên của doanh nghiệp được đặt đúng theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.

  • Hồ sơ đăng ký kinh doanh hợp lệ.

  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

+ Đối với Giấy phép kinh doanh:

Điều kiện kinh doanh là yếu tố bắt buộc doanh nghiệp phải có; hoặc phải thực hiện khi kinh doanh trong các ngành, nghề cụ thể; được thể hiện bằng giấy phép kinh doanh; chứng chỉ hành nghề; giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; yêu cầu về vốn pháp định hoặc yêu cầu khác; chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp.

Đối với mỗi ngành, nghề kinh doanh cụ thể sẽ có những yêu cầu riêng  và điều kiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Các điều kiện này có thể là về vấn đề đạo đức, xã hội, điều kiện về cơ sở vật chất; về vốn pháp định; hay buộc phải có chứng chỉ hành nghề;…

Thứ ba, về thủ tục cấp

+ Đối với Giấy phép kinh doanh: 

Tùy theo ngành, nghề kinh doanh có điều kiện mà doanh nghiệp thực hiện thủ tục xin cấp giấy phép đăng ký tại cơ quan chuyên môn có thẩm quyền tương ứng. 

Chẳng hạn, giấy phép kinh doanh lữ hành hành quốc tế được cấp bởi Tổng Cục du lịch, hay Giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm tùy cơ Sở kinh doanh mà do Sở y tế hoặc Sở công thương cấp; Giấy chứng nhận đủ điều kiện về phòng cháy và chữa cháy do Cục cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp;….

Hồ sơ xin đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp phải đầy đủ và hợp lệ, phải thể hiện được doanh nghiệp đã đáp ứng đủ các điều kiện cần có mà pháp luật đặt ra. 

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh sẽ tiến hành thẩm định, kiểm tra các điều kiện trước khi cấp phép. Nếu doanh nghiệp không đáp ứng đủ các điều kiện sẽ từ chối cấp. 

+ Đối với Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp tỉnh. Cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp; hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp nếu hồ sơ không hợp lệ. 

>> Bài viết Thủ tục đăng ký kinh doanh cung cấp chi tiết thông tin về việc đăng ký kinh doanh (đăng ký doanh nghiệp).

Thứ tư, về thời hạn có hiệu lực

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: Do nhà đầu tư quyết định thời hạn, không ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

+ Giấy phép kinh doanh:  Thông thường, thời hạn của giấy phép kinh doanh sẽ do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ghi vào giấy phép. Ngoài ra, với doanh nghiệp trong nước thì giấy phép kinh doanh có thời hạn sẽ tùy vào lĩnh vực kinh doanh có điều kiện được cấp theo quy định của pháp luật, và theo quy định của cơ quan quản lý chuyên ngành.

Thứ năm, về quyền của Nhà nước

 + Đối với giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh, chỉ cần có đủ hồ sơ hợp lệ, Nhà nước phải cấp cho doanh nghiệp.  

+ Doanh nghiệp đăng ký giấy phép kinh doanh có đầy đủ hồ sơ, nhưng Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền vẫn có thể không cấp giấy phép kinh doanh khi nhận thấy ngành nghề đối tượng xin đăng kí kinh doanh sẽ gây ảnh hưởng đến các vấn đề chung trong thương mại hay ảnh hưởng đến lợi ích cộng đồng và xã hội.

4. Mẫu giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Giấy Chứng Nhận đăng Ký Kinh Doanh

Hiện nay, mẫu Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp được quy định tại Phụ lục IV Thông tư 01/2021/TT-BKHĐT. Bao gồm: 

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp tư nhân

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH một thành viên

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty TNHH hai thành viên trở lên

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty hợp danh

Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh/văn phòng đại diện

5. Điều kiện được cấp giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

5.1 Đối với giấy phép kinh doanh

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh tuỳ vào đối tượng cấp và ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Đối với tổ chức, doanh nghiệp trong nước

Tuỳ thuộc vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện mà tổ chức, doanh nghiệp phải đáp ứng để được cấp giấy phép kinh doanh. Tuy nhiên các điều kiện chủ yếu thường là:

  • Điều kiện về cơ sở vật chất như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm

  • Điều kiện về chứng chỉ hành nghề như: Văn phòng công chứng, công ty luật 

  • Điều kiện về vốn pháp định như: Kinh doanh bất động sản vốn pháp định 20 tỷ

Đối với tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài: Điều 9 Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định các điều kiện để nhà đầu tư nước ngoài được cấp Giấy phép kinh doanh cụ thể như sau:

Nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

  • Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

  • Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp GPKD;

  • Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

Nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Để được cấp Giấy phép kinh doanh, các đối tượng thuộc trường hợp này phải:

  • Đáp ứng điều kiện: Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh; Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
  • Đáp ứng tiêu chí sau: Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành; Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động; Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;  Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

6. Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh

Trong quá trình đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh tổ chức, cá nhân thường hay gặp khó khăn do chưa quen với thủ tục pháp luật. Hiểu được điều đó, ACC mong muốn có thể giúp bạn hoàn thành thủ tục đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh một cách nhanh chóng, thuận tiện với chi phí tối ưu nhất thông qua Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Với hệ thống công ty luật/ văn phòng đại diện/ chi nhánh có mặt trên 63 tỉnh thành, ACC tự hào là một công ty cung cấp các dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp với đội ngũ chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm và chuyên môn cao.

Bạn nên chọn sử dụng Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh bởi các lý do sau:

  • ACC là công ty có kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực pháp lý.
  • Đội ngũ chuyên viên, luật sư dày dặn kinh nghiệm có thể tư vấn cho khách hàng các quy định mới nhất, những thông tin cần thiết liên quan đến Dịch vụ đăng ký giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.
  • Không chỉ có đội ngũ chuyên viên kinh nghiệm chuyên môn, dịch vụ  nhanh chóng và hiệu quả, chi phí giá cả cung cấp các dịch vụ của Công ty Luật ACC hợp lý và phù hợp.
  • Không phát sinh phụ phí.
  • Cam kết bảo mật thông tin của khách hàng.

Vì vậy, nếu bạn không có thời gian hoặc vì các lý do khách quan không thể trực tiếp thực hiện thủ tục, hay có mong muốn thực hiện thủ tục một cách thuận tiện và nhanh chóng hãy liên hệ với ACC để được tư vấn và hỗ trợ.

7. Một số câu hỏi thường gặp

Nếu có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mà chưa có giấy phép kinh doanh thì doanh nghiệp có được thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh không?

Như đã trình bày ở phần trên thì giấy phép kinh doanh là giấy phép thường được cấp sau giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Giấy phép kinh doanh cho phép doanh nghiệp được hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực ngành nghề có điều kiện. 

Bởi vậy nếu như doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề ngành nghề không có điều kiện thì chỉ có giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh là doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh. 

Còn trường hợp doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực, ngành nghề có điều kiện, tất nhiên sẽ không được phép thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh nếu chưa có giấy phép. 

Phải làm gì khi mất giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp?

Doanh nghiệp để mất giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có thể để lại nhiều hậu quả và rủi ro, cụ thể:

– Khi có yêu cầu kiểm tra của cơ quan chức năng nhà nước thì không thể đáp ứng được đầy đủ giấy tờ hợp lệ;

–Ảnh hưởng đến một số hoạt động kinh doanh như: thủ tục vay vốn ngân hàng, đăng ký các dịch vụ về điện, nước, dịch vụ viễn thông,…

Vì thế, ACC xin đề xuất thủ tục xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp tham khảo:

Bước 1. Doanh nghiệp cần soạn thảo đầy đủ hồ sơ, thủ tục theo quy định.

Bước 2. Doanh nghiệp scan và nộp hồ sơ online trên Cổng thông tin về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 3. Phòng đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và đầu tư sẽ cấp cho doanh nghiệp thông báo hồ sơ hợp lệ trong vòng 3 ngày tính từ lúc nhận hồ sơ trực tuyến.

Bước 4. Dựa vào thời gian hẹn trên phiếu tiếp nhận hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận, Doanh nghiệp lấy kết quả là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới.

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh?

 

Cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là Phòng đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. 

Có được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh khi bị mất không?

 

Doanh nghiệp được cấp lại giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp bị mất, cháy, rách, nát hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác. Đồng thời, doanh nghiệp phải nộp lệ phí theo quy định của pháp luật để được cấp lại giấy.

Điều kiện cấp mới giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là gì?

Doanh nghiệp được cấp mới Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp khi đủ các điều kiện:

  • Có hồ sơ đăng ký doanh nghiệp hợp lệ;

  • Ngành, nghề đăng ký kinh doanh không bị cấm đầu tư kinh doanh;

  • Tên của doanh nghiệp được đặt theo đúng quy định của Luật Doanh nghiệp;

  • Nộp đủ lệ phí đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

Trên đây là những câu trả lời chi tiết nhất của Công ty luật ACC để phân biệt

giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh.

Nếu Quý khách hàng có vẫn còn vướng mắc về hồ sơ cũng như điều kiện xin cấp giấy phép kinh doanh và giấy chứng nhận đăng kí doanh nghiệp thì đừng ngần ngại gọi ngay đến số Hotline của ACC để được các chuyên viên hỗ trợ tư vấn giải đáp các thắc mắc về dịch vụ một cách tận tình nhất!

5/5 – (1 bình chọn)

✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc

✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình

✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn

✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật

✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác

✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin