Phần Mềm ERP Mang Lại Lợi Ích Gì Cho Doanh Nghiệp?

[et_pb_section bb_built=”1″][et_pb_row][et_pb_column type=”4_4″][et_pb_text _builder_version=”3.0.90″ background_layout=”light”]

Phần mềm ERP được biết đến như một hệ thống phần mềm cho phép lưu trữ, quản lý toàn bộ thông tin, quy trình làm việc của một doanh nghiệp. Hệ thống ERP đã và đang đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý, tối ưu hiệu quả sản xuất. Vậy hãy cùng tìm hiểu phần mềm ERP như Epicor ERP mang lại những lợi ích gì cho doanh nghiệp ?

Tìm hiểu thêm :  ERP là gì ?

1. Phầm mềm ERP cung cấp, quản lý thông tin và định hướng công việc

Đối với các doanh nghiệp sử dụng phần mềm ERP, hoạt động của gần như tất cả các bộ phận sẽ đều hoạt động dựa trên đó, theo một quy trình phù hợp cho doanh nghiệp, vốn đã được mô hình hóa trực quan (3S thường sử dụng công cụ mô hình hóa doanh nghiệp XSOL InOrder ) . Hay nói một cách cụ thể hơn thì ERP chính là trục chính cho phép cung cấp thông tin đồng thời định hướng, phối hợp công việc giữa bộ phận cũng như từng thành viên. Dựa vào luồng thông tin được xuyên suốt, việc xử lý dữ liệu nhanh chóng hơn giữa các đơn vị trong doanh nghiệp sẽ giúp tăng độ chính xác cũng như giảm thiểu tối đa thời gian truyền tải thông tin.

Như vậy hệ thống ERP hỗ trợ toàn diện quá trình tra cứu, tham khảo dữ liệu thông tin các hoạt động tại doanh nghiệp. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp 4.0 như hiện nay (trường hợp bạn chưa biết Công nghiệp 4.0 là gì thì tìm hiểu ở đây), việc xây dựng cũng như phát triển hệ thống quản lý dữ liệu bao quát cho các thị trường, chi nhánh mới hay sản phẩm và khách hàng mới  sử dụng Phần mềm ERP sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao đáng kể hiệu quả hoạt động cũng như năng lực sản xuất.

#2. Giúp giảm thiểu chi phí qua việc sử dụng hệ thống ERP

Hệ thống ERP giúp loại bỏ những yếu tố trung gian khiến cho luồng thông tin không được xuyên suốt trong quá trình phối hợp giữa nhiều bên trong một doanh nghiệp, nhờ đó nâng cao hiệu quả công việc và cắt giảm được những chi phí không cần thiết. Cụ thể chi phí này sẽ được cắt giảm trong các khâu như:

  • Tối ưu hóa hiệu quả làm việc của nhân viên
  • Cắt giảm chi phí đào tạo và huấn luyện lại nhân viên cũ
  • Hạn chế các khoản chi phí bị thất thoát trong quá trình kinh doanh
  • Cắt giảm chi phí thông qua việc lên kế hoạch và tính toán các khoản chi phí từ quá trình sản xuất
  • Cung cấp dữ liệu chính xác, thời gian giải quyết thông tin, sự cố nhanh hơn.
  • Vận hành tốt các vấn đề về tài chính đặc biệt là quản lý dòng tiền
  • Tăng độ tin tưởng của khách hàng đồng thời giảm chi phí mở rộng thị trường, marketing
  • Giá vốn hàng bán được tính toán chính xác nhờ đó mang đến lợi ích cao hơn

3. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm

Không chỉ có lợi ích thiết thực trong cung cấp thông tin, quản lý hay giảm chi phí, Phần mềm ERP còn hỗ trợ nâng cao chất lượng sản phẩm. Nguyên nhân là bởi các hoạt động như xây dựng, đánh giá, kiểm tra, giám sát cho đến quản lý chất lượng đều nằm trong sự quản lý của ERP. Cụ thể:

Hệ thống ERP ghi nhận thông tin liên quan đến hàng nhập bao gồm thời gian, chất lượng, số lượng, hàng bị trả lại, nguyên nhân trả hàng… gần như ngay lập tức, từ đó lãnh đạo doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch sản xuất và cung ứng hàng hóa.

Phần mềm ERP có nhiệm vụ tạo, lập và lưu trữ các tài liệu, từ đó hỗ trợ đắc lực trong mọi công đoạn của quá trình sản xuất
Giải pháp ERP có khả năng thu thập số liệu từ các loại máy móc, thiết bị sản xuất một cách nhanh chóng từ đó đưa ra đánh giá chất lượng chính xác nhất.

ERP tham gia vào quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động kiểm soát chất lượng sau đó ghi nhận lại thông tin để hỗ trợ cho doanh nghiệp

4. Chuẩn xác trong quá trình vận chuyển

Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất đều cung cấp thêm dịch vụ vận chuyển. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, khi quy trình vận chuyển được coi như thước đo đánh giá sự chuyên nghiệp của đơn vị bán hàng. Vì vậy nhiều doanh nghiệp phải lên kế hoạch khá chi tiết và tỉ mỉ về đơn hàng sao cho sản phẩm đáp ứng chính xác kế hoạch giao hàng nhưng vẫn phù hợp với kế hoạch sản xuất.

Dựa vào việc nắm bắt được toàn bộ thông tin trong quá trình sản xuất và cung ứng, ERP sẽ giúp doanh nghiệp lên kế hoạch chi tiết về thời gian, chất lượng sản xuất và kế hoạch cung ứng sản phẩm. Quá trình này sẽ dựa trên rất nhiều yếu tố như hiệu suất dây chuyền, yêu cầu của đối tác, quản lý nguồn cung nguyên liệu, khả năng vận chuyển …

Như vậy một hệ thống ERP đem đến giải pháp toàn diện cho quá trình vận chuyển – nghiệp vụ Logistics tại doanh nghiệp bao gồm:

  • Có báo cáo chi tiết thông tin về đơn hàng kèm dự báo nhu cầu sản xuất – kinh doanh
  • Báo cáo tình hình của các đơn hàng hiện có
  • Cung cấp số liệu hàng tồn kho
  • Quản lý tình trạng giao hàng, đặt hàng với các đối tác
  • Quản lý khả năng sản xuất của doanh nghiệp

5. Đẩy mạnh nâng cao năng suất công việc

Tất cả các nhà quản trị doanh nghiệp đều mong muốn nâng cao năng suất hoạt động của doanh nghiệp. Nhất là trong bối cảnh sự cạnh tranh trên thị trường ngày càng khốc liệt. Điều này khiến doanh nghiệp buộc phải cắt giảm tối đa những chi phí không cần thiết, thúc đẩy, nâng cao năng suất sản xuất, từ đó gia tăng được biên biên lợi nhuận và triển khai hệ thống ERP là một trong những giải pháp then chốt cho bài toán này bởi:

  • ERP cho phép xây dựng môi trường làm việc tốt hơn thông qua việc cộng tác, chia sử nhằm nâng cao hiệu suất làm việc.
    Truy xuất, tìm kiếm dữ liệu nhanh hơn từ đó giúp đẩy mạnh hiệu quả làm việc.
  • Tất cả các dữ liệu, thông số của doanh nghiệp đều được tích hợp, tổng hợp trên hệ thống ERP, nhờ đó các cấp quản lý có thể nhanh chóng nắm được tình hình hoạt động cũng như đưa ra được quyết định

6. Lưu trữ dữ liệu tập trung và phục vụ cho Phân tích

Không chỉ đem lại thông tin mà ERP còn là công cụ hiệu quả cho quá trình lưu trữ và phân tích dữ liệu. Lợi ích từ hoạt động này có thể kể đến như:

  • Lưu lại toàn bộ nghiệp vụ của doanh nghiệp chi tiết nhất
  • Truy xuất lịch sử hoạt động nhanh chóng
  • Phối hợp, phân tích và khai thác thông tin từ dữ liệu đã lưu trữ để có phương án kinh doanh phù hợp
  • Khả năng bảo mật dữ liệu cao

Tổng kết

  • Với khả năng bao quát, quản lý toàn diện như vậy các Phần mềm ERP đã và đang là công cụ hỗ trợ đắc lực trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nhờ việc giảm thiểu tối đa các chi phí trong khâu vận hành, triển khai, hệ thống ERP giúp doanh nghiệp tiết kiệm đáng kể chi phí cũng như nguồn lực trong quá trình hoạt động.

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]

[/et_pb_text][/et_pb_column][/et_pb_row][/et_pb_section]