PHẦN I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA MỸ HỌC – Tài liệu text

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (345.68 KB, 45 trang )

của Paplop có ý nghóa phương pháp luận sâu sắc. Ta có thể rút ra 3 nhận xét qua câu nói

của ông:

1. Mỗi hiện tượng và sự vật trong tự nhiên và xã hội đều có nhiều mặt khác nhau

(mặt vật lý, mặt hóa học, mặt thẩm mỹ…).

2. Mỗi người (nhà vật lý, nhà hóa học, nhà nghệ sỹ…)khi tiếp cận tới muôn vật

muôn loài, tùy quan điểm, mục đích của mình mà quan tâm tới mặt này hay mặt kia của

sự vật và hiện tượng

3. Do mỗi chủ thể có từng đối tượng xác đònh mà nảy sinh ra những quan hệ không

giống nhau (quan hệ vật lý, quan hệ hóa học, quan hệ thẩm mỹ…).

Các nhà sáng lập ra Chủ nghóa Marx – Lê nin cũng có những ý kiến tương tư.ï

K.Marx chỉ rõ: một bộ bàn ghế kê ở nhà thì có giá trò sử dụng, đem ra chợ bán thì có giá

trò hàng hóa. Bàn về giá trò của cái cốc, V.l.Lênin cho rằng có khi nó được dùng không

phải để uống mà lại để nhốt bướm hoặc để chặn giấy… Trên đời, rõ ràng không hề có

những mối quan hệ trừu tượng, chung chung, chỉ tồn tại những mối quan hệ cụ thể, xác

đònh. Đó là quan hệ vật chất hay quan hệ tinh thần, là quan hệ kinh tế hay quan hệ

chính trò, văn hóa, đạo đức, khoa học, thẩm mỹ… Mỹ học nghiên cứu mối quan hệ thẩm

mỹ của con người đối với thực tại. Đó chính là đối tượng nghiên cứu đặc thù của mỹ học.

Để hiểu vấn đề, cần phải làm sáng tỏ thế nào là mối quan hệ?và thế nào là mối

quan hệ thẩm mỹ? Khi Marx cho rằng loài vật không có quan hệ, thì ông muốn khẳng

đònh sự khác biệt giữa hai thuật ngữ liên hệ và quan hệ. Muốn tồn tại, con vật phải liên

hệ với môi trường xung quanh, nhưng hoàn toàn không có chủ đích, không có ý thức.

Còn con người thì khác, con người không chỉ hoạt động mà còn hành động – nghóa la tác

động vào tự nhiên, cải biến tự nhiên theo nhu cầu và ý đònh của mình. Trong bộ “Tư

bản”, khi phân biệt hoạt động của loài ong với kiến trúc sư, Marx đã giả đònh có thể

“con ong với những ngăn để sáp của mình còn khéo hơn một nhà kiến trúc nhiều”,

nhưng thật ra hoạt động của loài ong với lao động của một nhà kiến trúc khác nhau rất

nhiều, khác nhau về nguyên tắc. y là bởi trước khi tạo ra một tòa nhà, kiến trúc sư đã

hình dung ra từ trước trong đầu mình cấu trúc, hình dáng của toà nhà phù hợp với mục

đích sử dụng và mục đích thẩm mỹ. Nói khác đi, con ngươi ở đây có mối quan hệ với

hoàn cảnh, trong khi loài vật mới chỉ dừng ở mối liên hệ với môi trường mà thôi. Chính

nhân tố tích cực, chủ động đã biến những mối liên hệ thành những mối quan hệ. Nói như

vậy cũng có nghóa là không phải trong bất cứ sự tiếp xúc nào của con người cũng đều có

tính mục đích, cũng đều xác lập được mối quan hệ. Vậy nên, giữa nhiều sự vật và hiện

tượng mà con người tiếp cận có những sự vật và hiện tượng đối với con người chỉ là

khách thể chứ không phải là đối tượng. Chỉ có thể coi là tồn tại mối quan hệ khi chủ thể

có đối tượng của mình và đối tượng có chủ thể của mình. Chúng gắn bó và ràng buộc với

nhau, tồn tại bởi nhau và cho nhau.

Trong mối quan hệ thẩm mỹ cũng vậy, không thể có mối quan hệ thẩm mỹ nếu

thiếu một trong hai yếu tố chủ thể thẩm mỹ hoặc đối tượng thẩm mỹ (đối tượng chứ

không phải khách thể thẩm mỹ như nhiều người quan niệm). Mọi ý đònh tách rời quan

hệ chặt chẽ giữa chủ thể và đối tượng để tìm kiếm tính thẩm mỹ trong sự vật và hiện

tượng đều siêu hình. Chẳng hạn, viên kim cương dồi dào phẩm chất thẩm mỹ kia đối với

người lái buôn chỉ có giá trò hàng hóa chứ không có giá trò thẩm mỹ. Trong khi đối với

một cô gái ưa trang sức thì khác, phẩm chất thẩm mỹ của viên kim cương nổi lên ở vò trí

hàng đầu khiến cô gái say mê và hứng thú.

5

Mối quan hệ thẩm mỹ có nhiều nét không giống với các mối quan hệ khác của con

người. Nó không hoàn toàn giống với các mối quan hệ kinh tế cũng như mối quan hệ

chính trò, đạo đức, khoa học, tôn giáo, pháp quyền… Sự khác biệt nằm trong tính hình

tượng của mối quan hệ thẩm mỹ. Trong các mối quan hệ khác, mặc dù có những đặc

trưng riêng cho từng kiểu loại quan hệ nhưng tất cả vẻ cảm tính, cụ thể đều chìm đi sau

những khái quát trừu tượng có tính luận lý. Mối quan hệ thẩm mỹ có một số biểu hiện

không giống như thế. Bất cứ một đối tượng nào trong mối quan hệ thẩm mỹ cũng đều

mang tính hình tượng. Đó chính là những yếu tố cảm tính, cụ thể của các sự vật, hiện

tượng đa dạng, độc đáo trươc các giác quan của con người: chủ thể thẩm mỹ đã cảm

nhận trực tiếp chúng bằng hình tượng của chính chúng.

Tóm lại, mối quan hệ thẩm mỹ của con người với hiện thực – đối tượng nghiên cứu

riêng biệt của mỹ học, cần được quan niệm như trên. Tuy nhiên, do mối quan hệ thẩm

my õđược phản ánh trong một hình thái ý thức đặc thù là nghệ thuật và do nghệ thuật là

hình thái biểu hiện tập trung và cao độ của mối quan hệ thẩm mỹ đó, nên mỹ học không

thể không nghiên cứu nghệ thuật. Điều cần lưu ý chính là cấp độ quan tâm nghiên cứu

nghệ thuật của mỹ học so với triết học và các ngành nghệ thuật học. Không xác đònh

được điều này sẽ khó tránh khỏi sự trùng lập về cấu trúc tri thức mà không ít giáo trình

mỹ học đã mắc phải.

Để nói một cách ngắn gọn, ta có thể coi toàn bộ đời sống thẩm mỹ và nghệ thuật

là đối tượng nghiên cứu của mỹ học. “Toàn bộ thế giới cùng toàn bộ quá trình diễn ra

trong thế giới, con người cùng tất cả nền văn hóa của con người, ở một phương diện và

trong một mức độ nào đó chúng đều có giá trò đối với con người như một giống loài

nghóa là đều có giá trò thẩm mỹ, chúng đều là môi trường của các nhu cầu mỹ học, là đối

tượng nghiên cứu của mỹ học”(Bôrep)1. Ở đây cần hết sức tránh nhầm lẫn hai khái

niệm thẩm mỹ và mỹ học. Cũng như sự khác biệt giữa lòch sử và sử học, văn chương và

văn học… thẩm mỹ hoàn toàn không phải là mỹ học. Đó là sự khác biệt giữa đối tượng

và khoa học nghiên cứu đối tượng. Chúng cần được phân biệt rạch ròi và dứt khoát.

6

PHẦN II. MỐI QUAN HỆ THẨM MỸ

CHƯƠNG I. KHÁI QUÁT VỀ MỐI QUAN HỆ THẨM MỸ

I.1. Thế nào là mối quan hệ thẩm mỹ?

Chúng ta có thể đònh nghóa mối quan hệ thẩm mỹ là mối quan hệ cụ thể về mặt

thẩm mỹ của một chủ thể thẩm mỹ nào đó trước một đối tượng thẩm mỹ nhất đònh. Đònh

nghóa này biểu hiện những dấu hiệu loại biệt của mối quan hệ thẩm mỹ, trong sự đối

chiếu các mối quan hệ vật chất và tinh thần khác nhau trong xã hội.

Trước hết, mối quan hệ thẩm mỹ phải rất cụ thể về không gian và thời gian. Đó

phải là mối quan hệ này hay mối quan hệ kia, nghóa là có xuất xứ rõ ràng, có đòa chỉ

minh bạch, không thể chung chung mà rất xác đònh – xác đònh cả về phía đối tượng lẫn

về phía chủ thể trong sự ràng buộc thẩm mỹ giữa chúng. Phép biện chứng chỉ ra rằng sự

vật và hiện tượng muôn vẻ ngoài đời sống luôn vận động và biến đổi trong không gian

và thời gian. Cũng sự vật và hiện tượng ấy, nhưng lúc này, ở đây không hoàn toàn giống

lúc khác, ở nơi khác. “Người ta không thể tắm hai lần ở cùng một dòng

sông”(Heraclite). Ấy là bởi dòng sông luôn luôn đổi khác. Ấy còn bởi con người cũng

luôn đổi khác. Chẳng phải tâm trạng, ý nghó, cảm xúc con người luôn vận động, kể cả

thay đổi theo sự động và thay đổi của cuộc sống đó ra sao. Những mối quan hệ xã hội

khác coi trọng cái tương đối ổn đònh trong vạn vật và con người. Mối quan hệ thẩm mỹ

lại coi trọng cái tuyệt đối vận động và biến chuyển của con người và vạn vật. Điều này

lý giải tại sao các giá trò thẩm mỹ bao giờ cũng độc nhất vô nhò. Càng có giá trò thẩm mỹ

càng độc đáo. Nhà thơ Hoài Anh trong một sáng mờ sương Đàlạt kia đã không kìm được

nổi sự rung động tràn ngập lòng mình. Những câu thơ lóng lánh sau chợt đến với anh:

Trước mặt bồng bềnh huyền ảo sương giăng

Người lâng lâng tưởng chân không bén đất

Đừng thở mạnh kẻo làm hơi bay mất

Như giấc mơ hoa chợt biến không ngờ.

Thử hỏi ở nơi khác, vào khi khác, anh có thể làm khổ thơ y nguyên như vậy được

không? Không thể. Đó là cái kỳ diệu của đời sống thẩm mỹ và nói riêng là của đối

tượng nghệ thuật. Điều này bắt nguồn từ những đặc tính cơ bản của mối quan hệ thẩm

mỹ.

I.2- Đặc tính của mối quan hệ thẩm mỹ

Để hiểu sâu khái niệm mối quan hệ thẩm mỹ, ta cần phân tích một số đặc điểm cơ

bản của mối quan hệ đặc thù này.

I.2..1- Tính tinh thần

Giống như nhiều mối quan hệ xã hội khác (như các mối quan hệ chính trò, đạo đức,

khoa học, tôn giáo…), mối quan hệ thẩm mỹ thuộc về đời sống tinh thần của con người.

Một trong những dấu hiệu nổi bật của tính tinh thần này là ở chỗ thụ cảm cái thẩm mỹ

ngoài đời sống và trong nghệ thuật trước tiên và chủ yếu dựa vào thò giác và thính giác.

Nói thế không có nghóa là các giác quan khác hoàn toàn không có ý nghóa trong việc tạo

lập mối quan hệ thẩm mỹ. Có điều, càng gián cách và gián tiếp thì cảm xúc thẩm mỹ

càng có điều kiện bộc lộ rõ hơn và cao hơn. Để rung động trước cái đẹp của bông hoa,

7

người ta ngắm hoa hơn là ngửi hoa. Trong nghệ thuật cũng vậy, thưởng thức một bức

họa, một pho tượng, bao giờ cũng cần một khoảng cách nhất đònh. Sự hài hòa của màu

sắc, đường nét, cảnh vật và con người vốn là một tiêu chuẩn của cái đẹp trong mỹ thuật

chỉ có thể cảm nhận được một cách đầy đủ, thấm thía khi lùi xa tác phẩm nghệ thuật.

Vai trò của nhìn và nghe trong thưởng thức nghệ thuật quan trọng đến mức có nhà mỹ

học đã dựa vào đó để phân chia nghệ thuật thành 3 loại hình: Nghệ thuật thò giác (như

hội họa, điêu khắc, kiến trúc…); Nghệ thuật thính giác (như âm nhạc); Nghệ thuật thính thò giác (như sân khấu , điện ảnh…)

Một vấn đề nảy sinh không thể không giải quyết là nếu thừa nhận tính tinh thần

của mối quan hệ thẩm mỹ, vậy thì nó liên quan như thế nào với quan hệ vật chất? Trong

lòch sử mỹ học, mối tương quan này được bộc lộ bằng mối quan hệ giữa cái có ích và cái

đẹp. Có 3 khuynh hướng giải quyết sau đây:

Một là: đồng nhất giữa cái đẹp và cái có ích. Tiêu biểu cho khuynh hướng này là

quan niệm của Xocrate. Nhà mỹ học cổ Hy Lạp thẳng thừng tuyên bố :“Cái sọt đựng

phân cũng đẹp”. y là bởi, theo ông, cái sọt “đựng được phân”nghóa là nó hữu ích. ng

không phân biệt hai phạm trù này, hay đúng hơn là ông không chấp nhận các sự vật,

hiện tượng có giá trò thẩm mỹ mà lại không có giá trò vật chất thiết thực. Quan niệm cực

đoan của Xocrate thật khó thuyết phục. Nếu cái gì có ích cũng đều đẹp thì cái đẹp đâu

còn lý do thực tế để tồn tại nữa.

Hai là: tách biệt giữa giá trò thẩm mỹ và giá trò vật chất. Đại diện cho quan điểm

này là Kant. Trong tác phẩm “Phê phán khả năng phán đoán”, ông khẳng đònh: ”Một

phán đoán thẩm mỹ nếu pha trộn một chút ít tính toán lợi hại sẽ rất thiên tư. Đó không

phải là phán đoán thẩm mỹ đơn thuần, cần phải giữ sự thờ ơ với đối tượng mới làm chủ

được hứng thú thẩm mỹ”. Cần phải nói rằng, những phát hiện về tính không vụ lợi của

phán đoán thẩm mỹ là một cống hiến vô giá của Kant vào di sản mỹ học của nhân loại.

Tiếc là ông đã đi quá xa. Việc đào hố sâu ngăn cách không thể vượt qua giữa cái đẹp và

cái có ích, nói gì thì nói, cũng là không thực tế và không biện chứng. Tính không vụ lợi

của khoái cảm thẩm mỹ không cản trở các giá trò thẩm mỹ có tính mục đích thực tế. Đây

chính là chỗ sơ hở của học thuyết mỹ học Kant làm cơ sở cho không ít trào lưu nghệ

thuật xa rời cuộc sống lao động, đấu tranh sau này.

Ba là: đặt cái có ích lên trên cái đẹp. Đó là quan niệm khá phổ biến trong xã hội

khi chủ nghóa thực dụng, chủ nghóa ẩm thực có nguy cơ lan tràn trong lối sống của không

ít người, nhất là tầng lớp giàu có. Đành rằng muốn tồn tại, con người cần phải được thỏa

mãn những nhu cầu vật chất tối thiểu. Nhưng nếu coi đời sống vật chất là mục đích, nếu

xem thường đời sống tinh thần, trong đó có đời sống thẩm mỹ ,thì con người nào có hơn

gì con vật. Không phải vô cớ khi K.Marx coi cảm xúc thẩm mỹ là tiêu chí khu biệt của

đời sống con người. Rất lạ lùng trước câu trả lời của một nhà đại tư bản Mỹ, khi M.Gorki

hỏi: “Ngài yêu nhà thơ nào nhất?”ng ta lạnh lùng nói: “Tôi yêu hai cuốn sách: quyển

kinh thánh và quyển sổ cái. Cả hai đều gây cảm hứng cho tôi như nhau. Một quyển do

nhà tiên tri viết ra, một quyển do chính tay tôi viết ra. Quyển của tôi ít lời, có nhiều con

số…”(Ở Mỹ).

Đã đành cái đẹp và cái có ích, giá trò thẩm mỹ và giá trò vật chất không phải là

một, nhưng tuyệt hóa ranh giới giữa chúng, coi chúng là hai phạm trù không có dính

dáng gì với nhau cũng không đúng, không thuyết phục. Trong tác phẩm “Uốn thẳng”,

nhà văn hiện thực Nga Glev Uxpenxki đã thể hiện rõ sức mạnh kỳ diệu của cái đẹp vốn

8