Những kỹ năng mềm cần có để phỏng vấn tìm việc thành công | Vượt qua thử thách

Nếu bạn có chuyên môn tốt, dày dặn kinh nghiệm với vị trí ứng
tuyển, đồng thời  đầy đủ chứng chỉ nghiệp vụ liên quan để làm
mát mắt, ấn tượng nhà tuyển dụng thì đó là một lợi thế không nhỏ để
bạn bước qua vòng lọc hồ sơ ứng viên. Nhưng với nhiều người ý thức
được kỹ năng chuyên môn, CV ấn tượng chỉ là bước khởi đầu cho một
quá trình phỏng vấn tìm việc đầy gian khó để bạn trở thành nhân
viên làm việc cho một công ty mơ ước. Kỹ năng giao tiếp, trao đổi
và tương tác giữa bạn với nhà tuyển dụng trong các buổi phỏng vấn
là kỹ năng quan trọng giúp bạn trúng tuyển. Vì vậy bạn cỏ thể tham
khảo một vài kỹ năng mềm quan trọng trong cuộc phỏng vấn bạn đã có
chưa, và nếu chưa hãy trang bị và rèn luyện gấp nhé.

Xác định thế mạnh bản thân và lập kế
hoạch mục tiêu cho công việc của bạn được nhà tuyển dụng đánh giá
cao

Một trong những lý do khiến nhà tuyển dụng thường hay
im lặng và “xù độ” với các ứng viên loại này vì rất khó để nói rõ
ràng vì sao họ không thích bạn. Và thực tế bạn cũng không thích
người khác nói thẳng với mình rằng họ không thể tưởng tượng mọi
việc sẽ ra sao nếu tuyển bạn vào công ty và phải làm việc với nhau
suốt một thời gian dài. Bạn có thể bị chạm tự ái và có những hành
động khó lường, mà nhà tuyển dụng thì không thích chuyện đó chút
nào. Vì vậy, kịch bản đó lặp đi lặp lại hết lần này đến lần khác mà
bạn vẫn không đậu

Khảo sát cho thấy nguyên do hàng đầu khiến nhà tuyển
dụng không thích bạn là do trong buổi phỏng vấn, bạn bộc lộ sự
thiếu sót trong các kĩ năng mềm cần thiết để làm việc nhóm hay có
thái độ không đúng đắn về công việc.

1. Đạo đức trong
công việc:
 cụm từ này không to tát như bạn vẫn
tưởng đâu. Đó đơn giản chỉ là việc bạn hiểu về sứ mệnh, tầm nhìn
của công ty và sẵn lòng nỗ lực vì lợi ích chung của tổ chức. Đây là
điểm then chốt trong buổi phỏng vấn vì trước khi muốn biết bạn tài
năng đến cỡ nào, nhà tuyển dụng phải đảm bảo rằng bạn sẵn lòng dốc
sức vì công ty. Vì nếu tuyển dụng lầm một người không đặt tâm huyết
vào công ty, đó không những là khoản đầu tư nhân sự thua lỗ mà còn
có thể là tai họa đối với họ. Hãy gạt bỏ những nghi ngờ của nhà
tuyển dụng bằng cách kể cho họ chi tiết những gì bạn đã làm ở công
ty cũ và yêu cầu người phỏng vấn gọi điện cho chủ cũ của bạn để xác
minh. Và nhất là bạn nên có một lý do hợp lý cho chuyện nghỉ việc ở
công ty cũ, nếu không, đây sẽ là một điểm trừ rất lớn vì không ai
muốn đưa vào công ty mình một kẻ gây rối hoặc “có mới nới cũ”.

2. Thái độ tích
cực:
 đây cũng là một kỹ năng mềm quan trọng,
thái độ tích cực thường kèm theo rất nhiều nét tính cách tốt như tự
tin, lạc quan, dám đương đầu thử thách…hãy biểu lộ điều này thông
qua ngôn từ bạn sử dụng, giọng điệu bạn nói và cách đáp lại các câu
hỏi của nhà tuyển dụng. Điều này nói dễ hơn làm, mọi người thường
đánh đồng vẻ bề ngoài hoạt bát với tính cách tích cực, lạc quan,
nên nếu lỡ chẳng may cách giao tiếp của bạn có phần hơi trầm lắng,
hãy cố khiến cho nó trở nên tươi vui hơn và nhớ là phải mỉm cười
đúng lúc. Một nụ cười đúng lúc cần thiết có thể gây điểm cộng rất
lớn, hơn hẳn trăm lời biện bạch về bản thân. Đừng tỏ ra nhàm chán,
nhà tuyển dụng không thích tuyển một “cục thịt thừa” ngày ngày im
lặng ngồi góc văn phòn đâu! Tươi tắn lên bạn nhé!

3. Kỹ năng giao
tiếp:
 Buổi phỏng vấn là cơ hội tuyệt vời để
bạn thể hiện kỹ năng giao tiếp của mình. Hãy chuẩn bị đầy đủ thông
tin và luyện trả lời các câu hỏi thường gặp tại nhà để có thể phản
ứng nhanh trong buổi phỏng vấn. Mặt khác, hãy chú ý ngôn ngữ cơ thể
của bạn, tìm hiểu các tư thế đúng đắn trong buổi tuyển dụng và
tránh các hành động vô ý gây phản cảm như khoanh tay trước ngực,
nghịch đồ trên bàn… Ngôn ngữ cơ thể là phần tối quan trọng trong
giao tiếp vì hơn 56% cảm nhận của người khác phụ thuộc vào ngôn ngữ
cơ thể của bạn, nội dung nói chỉ chiếm một phần nhỏ.

Kỹ năng giao tiếp vô cùng quan trọng
cuộc sống mỗi người

4. Kỹ năng quản
lý thời gian:
 tất cả nhà tuyển dụng đều rất
coi trọng kĩ năng này. Thiếu nó, mọi chuyện sẽ rối tung lên, không
chỉ gây phiền phức cho bạn mà còn tạo rắc rối cho các thành viên
khác trong công ty. Quản lý thời gian có nghĩa là bạn phải đúng
giờ, biết ưu tiên nặng nhẹ, hoàn thành công việc đúng thời hạn, lên
kế hoạch cho nhiệm vụ được giao. Một nhân viên dù giỏi đến đâu
nhưng kiểm soát thời gian không tốt cũng sẽ gây đau đầu cho nhà
quản lý nhiều hơn là làm được việc. Thế nên hãy đến sớm trong buổi
phỏng vấn, chỉ cần trễ 10 phút, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá về bạn
hoàn toàn khác. Kĩ năng quản lý thời gian còn biểu lộ qua cách trả
lời câu hỏi của bạn, những người trả lời gãy gọn và đánh đúng trọng
tâm thường là người giỏi quản lý bản thân và lên kế hoạch.

5. Sự Tự
tin:
 Ngay từ khi bước vào văn phòng, bạn phải
thể hiện sự tự tin của mình thông qua dáng đi, cách ăn mặc, và sau
đó là thái độ nói chuyện trong buổi phỏng vấn. Tự tin là bằng chứng
cho thấy bạn hài lòng với năng lực bản thân. Nếu bạn không thể tin
tưởng bản thân mình làm tốt công việc (trước tiên là việc phỏng
vấn) thì làm sao nhà tuyển dụng có thể giao phó việc của họ cho
bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng có được sự tự tin ngay từ đầu,
nhiều khi đó là một quá trình rèn luyện lâu dài. Nhất là khi bạn
phải giải quyết chuyện quan trọng gì, sự tự tin trong bạn có thể
giảm sút tương ứng với mức độ quan trọng của sự việc. Một người đã
phỏng vấn liên tục ba bốn công ty để tìm công việc mình ưng ý sẽ có
tâm thế khác với người vừa được nhà tuyển dụng gọi điện sau 3 tháng
thất nghiệp. Nếu bạn cảm thấy thiếu tự tin, hãy hít một hơi thật
sâu rồi cố gắng dõng dạc bước vào văn phòng, ngôn ngữ cơ thể và
tiềm thức của bạn có sự liên kết rất chặt chẽ. Nếu nội tâm bạn tự
tin, điều đó sẽ bộc lộ ra ngoài, và nếu dáng vẻ bề ngoài của bạn có
vẻ tự tin, trí não của bạn cũng sẽ thể hiện lại điều đó. Đây là quá
trình tương tác hai chiều. Nên dù bạn thiếu tự tin cách mấy, hãy cố
gắng làm ra vẻ mạnh mẽ trong vài giây, tâm trí bạn ngay lập tức sẽ
giảm bớt cảm giác sợ sệt và dần lấy lại thăng bằng.

Kỹ năng mềm chiếm hơn 80% thành công của một người,
vì vậy trước khi đến bất kì cuộc phỏng vấn nào, hãy chuẩn bị thật
tốt để thể hiện chúng trước nhà tuyển dụng, họ sẽ “thích” bạn và
việc xem xét hồ sơ chỉ là bước thủ tục nhỏ trước khi bạn chính thức
được tuyển vào công ty.