Người bị trầm cảm nên làm gì để thoát ra?

Trầm cảm có thể nặng và làm thay đổi cuộc sống của mỗi người khi phải sống chung với bệnh. Theo Hiệp hội lo lắng và trần cảm Mỹ, có khoảng 15 triệu người Mỹ bị ảnh hưởng bởi tình trạng trầm cảm mỗi năm. Trong đó, một số trường hợp có thể ngăn ngừa chứng trầm cảm tiến triển, ngay cả khi người bệnh đã bị trước đó. Vậy người bị trầm cảm nên làm gì? 

1. Trầm cảm và những ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của người bệnh

Trầm cảm được xếp vào nhóm rối loạn tâm trạng. Theo thống kê của trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh có khoảng 8.1% người Mỹ trưởng thành từ tuổi 20 trở lên có nguy cơ bị trầm cảm. Mỗi người mắc trầm cảm theo các cách thức khác nhau, có người ảnh hưởng tới công việc, năng suất làm việc, nhưng cũng có người bị gián đoạn các mối quan hệ, gây ra tình trạng sức khỏe bệnh mãn tính khác.

Một số yếu tố nguy cơ cũng làm cho tình trạng trầm cảm tăng hơn như bệnh viêm khớp, hen suyễn, bệnh tim mạch, ung thư các loại, đái tháo đường, béo phì… Trầm cảm cũng được coi như tình trạng y tế nghiêm trọng và bệnh có thể trở nên tồi tệ nếu không được điều trị thích hợp. 

2. Các cách để tránh trầm cảm hoặc giảm thiểu tình trạng trầm cảm

Ngày nay, do có nhiều thay đổi trong cuộc sống và công việc khiến cho việc quản lý tâm trạng của mỗi người chưa tốt và có thể dẫn đến tình trạng căng thẳng trong công việc, cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, với sự phát triển khoa học hiện đại cùng với kỹ thuật quản lý căng thẳng tốt có thể giúp cho người bệnh giảm thiểu tình trạng trầm cảm. 

Để giúp người bệnh quay lại cuộc sống bình thường, có thể áp dụng các biện pháp sau đây:

  • Tập thể dục thường xuyên: Hoạt động có thể mang lại những điều tốt đẹp nhất cho người bệnh cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Với hoạt động này, những người bị trầm cảm thì nên làm gì? Người bệnh có thể thực hiện các cách làm tăng nhiệt độ cơ thể, đồng thời làm dịu hệ thần kinh trung ương. Khi đó, cơ thể giải phóng ra endorphin có thể giúp cải thiện tâm trạng tốt hơn. Thêm vào đó, hoạt động thể dục cũng có tác dụng làm giảm các hóa chất của hệ thống miễn dịch. Người bệnh cần thực hiện luyện tập thường xuyên và đều đặn, chẳng hạn như tham gia một đội thể thao, hoặc có thể thực hiện đi cầu thang bộ thay vì sử dụng thang máy,….
  • Cắt giảm thời gian trên mạng xã hội. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc sử dụng mạng xã hội ngày quá nhiều có thể gây ra hoặc góp phần vào chứng trầm cảm, cũng như lòng tự trọng thấp. Hơn nữa, mạng xã hội có thể gây nghiện và giảm duy trì kết nối giữa bản thân với gia đình và xã hội. Vì vậy, việc mà người bệnh cần làm đó là xoá tất cả các ứng dụng xã hội trên điện thoại hoặc có thể sử dụng tiện ích mở rộng chặn web, chỉ cho phép sử dụng một số trang nhất định, truy cập mạng xã hội có mục đích và tránh đăng nhập quá nhiều lần trong ngày. 

  • Xây dựng mối quan hệ bền chặt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự hỗ trợ đầy đủ từ xã hội có thể giúp thuyên giảm tình trạng rối loạn tâm lý. Vậy những người khi bị trầm cảm nên làm gì? Người bệnh cần đảm bảo thường xuyên kết nối với bạn bè và gia đình, ngay cả khi cuộc sống quá bận rộn. Nên tham gia các sự kiện xã hội để hình thành các mối quan hệ mới. 

  • Giảm thiểu các căng thẳng trong cuộc sống. Căng thẳng mãn tính là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng bệnh trầm cảm

  • . Việc học cách quản lý và đối phó với các căng thẳng có thể là cần thiết giúp cho sức khỏe tinh thần của mỗi người đạt được tối ưu. Để quản lý được trường hợp này, người bệnh nên tránh tình trạng bị ôm đồm quá nhiều việc. Ngoài ra, người bệnh có thể thực hành chánh niệm hoặc thiền định,…

  • Duy trì kế hoạch điều trị. Nếu người bệnh đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm thì nên làm thế nào để hết trầm cảm? Người bệnh có thể thực hiện duy trì điều trị và tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Người bệnh có thể tiếp tục sử dụng thuốc theo đơn và không được ngừng sử dụng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Thực hiện thăm khám với bác sĩ trị liệu thường xuyên ngay cả khi bệnh đã được thuyên giảm. 

  • Người bệnh đảm bảo chất lượng giấc ngủ. Vì ngủ đủ giấc khá cần thiết cho sức khỏe thể chất và tinh thần. Người bệnh nên tránh sử dụng các loại thiết bị điện tử trong 2 giờ trước khi đi ngủ, có thể thực hiện thiền trước khi đi ngủ, tránh sử dụng chất kích thích và cafein sau buổi trưa. 

Khi gặp phải một trong những dấu hiệu liên quan đến tâm lý hoặc rối loạn tâm thần thì người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và kiểm tra. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh lý tâm thần sẽ giúp người bệnh kiểm soát bệnh tốt hơn và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường. 

  • Đặt khám mọi lúc mọi nơi với các bác sĩ, chuyên gia 

  • Thông tin thăm khám được lưu trữ trực tuyến giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh tốt hơn và theo dõi việc điều trị chặt chẽ hơn.

AIviCare được phát triển bởi VinBrain (thành viên của tập đoàn Vingroup) với lõi công nghệ là trí tuệ nhân tạo (AI) mang lại nhiều tính năng ưu việt và vượt trội trong tư vấn chăm sóc sức khỏe từ xa cho người bệnh. Đây là một nền tảng chăm sóc sức khỏe trực tuyến tích hợp đầy đủ các chức năng cần có như:

  • Tạo tài khoản nhanh chóng;
  • Đăng nhập thông minh;

  • Đặt hẹn trực tuyến;

  • Kết nối với bác sĩ online ổn định…

Thêm vào đó, AIviCare còn mang lại nhiều tiện ích độc quyền như:

  • MIỄN PHÍ kiểm tra X-quang ngực thẳng giúp chẩn đoán hơn 21 bệnh lý và các dấu hiệu nguy cơ trên ảnh X-quang ngực thẳng nhờ tích hợp sẵn DrAid (AI Trợ lý bác sĩ) với độ chính xác trên 90%, thời gian xử lý chỉ trong vòng 5s;
  • AI chatbot thông minh giúp khách hàng nhanh chóng tìm được bác sĩ và các gói khám phù hợp nhất: 

Nhanh tay tải App AIviCare để được theo dõi chăm sóc sức khỏe ngay hôm nay

  • Link cài app trên hệ Google Play: TẠI ĐÂY
  • Link cài app trên App Store: TẠI ĐÂY

Ghi chú: Đây là các nội dung y học mang tính tham khảo, không khuyến cáo khách hàng tự áp dụng. Chúng tôi không chịu trách nhiệm với các trường hợp tự điều trị mà không có sự tham vấn và chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.