Người Việt tìm việc ở Canada: 5 thực tế và giải pháp

Shared tại https://www.facebook.com/cvstoronto/posts/250068128683321

Sau khi tốt nghiệp Cử nhân Thương mại với tấm bằng danh dự năm 1995, tôi cứ nghĩ việc tìm việc làm sẽ không khó lắm, mặc dù trong tiềm thức, tôi vẫn nghĩ đến thực tế rất ít người tìm được việc, nhất là việc đúng chuyên ngành sau khi tốt nghiệp. Tôi đã gửi đơn đi hơn vài chục công ty, nhưng chẳng nhận được một lời mời phỏng vấn nào cả. Cũng may tôi chỉ nộp thử cho biết, vì trước đó tôi đã nộp đơn học lên Thạc sĩ Kinh tế. Sau khi tốt nghiệp Thạc sĩ, nhìn quanh chỉ có các bạn có gia đình, có quan hệ tại Canada thì mới tìm được việc. Trong vòng 15 năm sau đó, tôi làm việc part time, hợp đồng trong trường, rồi học lên Tiến sĩ, dạy các lớp ở cấp đại học và cao đẳng. Đến nay khi công việc giảng dạy và chuyên môn đã tốt rồi, nhìn lại mới hiểu vì sao khó tìm việc tại Canada. Tôi xin chia sẻ với các bạn 5 điều mà trước đây, tôi ước gì có người nói cho tôi biết:

1) Bằng cấp quan trọng thế nào?

Tôi tưởng bằng cấp chiếm 80% phần quan trọng của việc tìm việc làm. Nhưng thưc tế chỉ khoảng 15%, mà lại 15% sau cùng. Thời nay, ai cũng có bằng cấp cả. Có rất nhiều ứng viên với bảng điểm đẹp, nhiều điểm A. Số người sở hữu các chứng chỉ hành nghề (như bằng CFA với ngành tài chính) cũng không hề thiếu. Do đó, việc có bằng cấp là điều kiện cần, chứ không phải là điều kiện đủ. Nhà tuyển dụng không thể dựa hoàn toàn vào yếu tố bằng cấp để tìm ra ứng viên xuất sắc nhất trong số những người nộp đơn dự tuyển (trừ một số ngành kỹ thuật, chuyên môn cao). Báo Forbes có bài nói rằng kiến thức chuyên môn chỉ chiếm khoảng 15% của sự thành công. Người Việt lại ít để ý đến 85% kia, lại là 85% mà nhà tuyển dụng quan tâm trước tiên và trên hết, bao gồm kỹ năng giao tiếp, thương lượng, cá tính của ứng viên. Vì vậy, tôi khuyên các bạn đi giao tiếp nhiều với người bản xứ, đặc biệt với những người trong ngành của mình để rèn luyện các kỹ năng nói trên.

Xem thêm bài: Sự thông minh không quan trọng đến như vậy: Nhũng gì bạn thật sự cần làm để thành công.
https://www.forbes.com/sites/keldjensen/2012/04/12/intelligence-is-overrated-what-you-really-need-to-succeed/

2) Tìm việc qua job ad có hiệu quả không?

Tôi tưởng cách tìm việc thông thường là đi tìm quảng cáo thuê việc (job ad) rồi nộp cover letter và résumé. Trên thực tế, số người tìm được việc theo cách này chỉ dưới 5%. Đa số (khoảng 85%) tìm được việc qua các mối quan hệ (networking). Tất cả công việc tôi có cho tới nay đều do các mối quan hệ mang đến. Chỉ có một lần khi đổi thành phố, tôi tìm được việc qua mạng, nhưng họ nhận tôi là do trong khi phỏng vấn, họ biết những người mà tôi đã từng làm việc trước đây. Hiện nay nơi tôi làm việc là trường học, thỉnh thoảng có doanh nghiệp cần thuê, nếu tôi nói sẽ đăng job ad lên mạng dùm họ thì họ không thích. Họ muốn tôi chọn sinh viên giỏi cho họ. Đây là cách mà đa số các doanh nghiệp tìm người, tức là không đăng quảng cáo mà qua sự giới thiệu của những người mà họ tin cậy (nhiều trường hợp có đăng quảng cáo nhưng bên trong họ đã có người rồi, đăng lên chỉ để cho đúng luật). Vì vậy, tôi khuyên các bạn nên thay đổi tư duy và cách tìm việc. Đối với các bạn sinh viện, trong quá trình đi học, hãy chú ý đến việc tạo dựng mối quan hệ với thầy cô, tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa và volunteer để có cơ hội tiếp xúc với nhiều người, vì có thể chính những người này sẽ giới thiệu giúp bạn một việc làm sau khi tốt nghiệp. Việc tìm việc qua networking đã được chứng minh là hiệu quả hơn rất nhiều so với cách tìm việc truyền thống mà nhiều người Việt hay dùng là thông qua quảng cáo job ad.

Xem thêm: Thị trường công việc ẩn bên trong.
http://www.youth.gc.ca/eng/topics/jobs/looking.shtml

3) Làm sao để có được một CV tốt?

Tôi đã không hình dung ra được việc có résumé/CV tốt quan trọng thế nào. Điều này liên quan đến kỹ năng viết, kiến thức thực tế của ngành mình, và kiến thức xã hội nói chung, để viết ra được những gì người ở đây muốn đọc. Bản thân tôi phải liên tục sửa CV trong vòng 15 năm. Phải đi ra ngoài tiếp xúc thì mới hiểu được kinh nghiệm nào của mình làm người ta hay để ý nhất. Tôi đã đọc CV của nhiều người Việt nhờ tôi xem giúp, và nhìn chung có các khuyết điểm sau: nhiều lỗi typo, trình bày thiếu hiệu quả, nội dung không lột tả hết để quảng cáo tối đa về mình. Các trường đều có Career Services Office để giúp, nhưng họ giúp chung chung thôi. Muốn viết được một CV tốt, các bạn cần đầu tư thời gian đi tiếp xúc để tìm hiểu nhu cầu trong ngành của mình, đồng thời đặt bản thân mình vào vị trí nhà tuyển dụng để hiểu xem họ đang tìm kiếm ứng cử viên có những phẩm chất và năng lực nào. Tôi cũng khuyên các bạn nên gặp các anh chị đi trước, chẳng hạn trong Hiệp hội Canada Việt Nam để nhờ họ giúp mình.

4) Tầm quan trọng của volunteering và networking

Tôi đã từng hiểu sai về việc volunteer, tưởng là chỉ tham gia đại nơi nào đó cho có vậy thôi. Lối suy nghĩ ngắn hạn về tầm quan trọng của volunteering rất thường xảy ra. Nhiều sinh viên chỉ volunteer 1-2 lần đã xin thư xác nhận, rồi viết vào CV là xem như xong. Tương tự, một số người chỉ đi networking một vài lần và cho là đã có networking rồi, mà chẳng có kết quả gì nên không đi nữa. Thật ra, networking và volunteering là các hoạt động lâu dài cho người đang tìm việc cũng như người đã có việc. Các hoạt dộng này giúp mình biết được thông tin về các cơ hội đang có trong ngành. Có hai loại networking và volunteering: một loại lên mạng ai tìm cũng được, tuy tốt nhưng giá trị không cao. Loại kia phải có người quen, biết bạn có khả năng nên giới thiệu đến, như vậy giá trị sẽ cao hơn nhiều.

5) Nhà tuyển dụng thật sự tìm kiếm gì?

Vậy thật sự nhà tuyển dụng tìm người có tiêu chuẩn gì? Báo Forbes có bài nói rằng nhà tuyển dụng cần người có 3 điểm sau: 1) Làm được việc, 2) Yêu công việc, 3) Tính tình phù hợp. Cả 3 điểm này có thể đều mới mẻ cho nhiều người Việt. Nhiều người tưởng mình làm được việc nhưng thực tế lại không dễ như vậy. Nhiều người chỉ đơn giản dựa vào miêu tả công việc (job description) trong job ad mà không biết rằng có rất nhiều khía cạnh của công việc hoàn toàn không được đề cập đến, mà chỉ những người thực sự làm mới hiểu. Nhà tuyển dụng rất tinh, họ nhìn là đoán được mình có làm được việc hay không, và có thực sự hiểu về công việc hay không. Vì vậy phải đi nhiều, nói chuyện tiếp xúc nhiều với người trong ngành thì mới biết được chính xác độ phức tạp của công việc. Về yêu công việc thì người ta cũng dễ nhận ra khi nói chuyện với mình. Cách thể hiện sự đam mê công việc cũng là một kỹ năng quan trọng cần được rèn luyện. Về tính tình phù hợp thì liên quan đến kỹ năng mềm.

Xem thêm: Các nhà tuyển dụng CEO hàng đầu đồng ý rằng chỉ có ba câu hỏi phỏng vấn thực sự.
https://www.forbes.com/sites/georgebradt/2011/04/27/top-executive-recruiters-agree-there-are-only-three-key-job-interview-questions

Một trong các ví dụ về kỹ năng mềm là cách sử dụng ngôn ngữ “politically correct”. Đa số người Việt ít có khái niệm này, ví dụ như không nên nói “businessmen in Canada” mà phải nói “businesspeople in Canada”, không nên nói “retarded” mà phải nói “mentally challenged”, không nên nói “black people” mà phải nói “African Americans” (ở Hoa Kỳ).

Xem thêm: Các hướng dẫn về việc sử dụng ngôn ngữ bình đẳng.
http://hrcouncil.ca/hr-toolkit/diversity-language-guidelines.cfm

Khi người ta nói về việc người mới đến (newcomers) thiếu kinh nghiệm Canada (Canadian experience) nên khó tìm việc, thật ra đó không phải là việc thiếu kinh nghiệm và kỹ năng cứng (technical skills), mà chính là việc thiếu kỹ năng mềm (soft skills). Tôi đã từng thấy các sinh viên làm bao nhiêu internship mà cũng không tìm được việc, trong khi các em có kỹ năng mềm, chỉ volunteer, không cần kinh nghiệm làm việc ở Canada mà vẫn tìm được việc.

Xem thêm: Nâng cao sự phù hợp văn hóa (tức là kỹ năng mềm) của bạn để có được lợi thế cạnh tranh.
https://canadianimmigrant.ca/careers-and-education/improve-your-cultural-fit-a-k-a-soft-skills-for-a-competitive-advantage

Để kết luận, so với người dân các sắc tộc khác, người Việt mình được đánh giá là thông minh và chịu khó, chỉ cần có thêm thông tin, hướng dẫn, kết nối, đi đúng hướng thì kết quả tìm việc sẽ cao hơn. Hiệp hội Canada Việt Nam – Toronto có sự kiện mỗi tháng để gặp gỡ và kết nối sinh viên, phụ nữ và doanh nghiệp. Các bạn có thể vào www.canadavietnamsociety.ca hoặc Facebook Canada